Bác sĩ:Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo
Chuyên khoa:Tai mũi họng
Năm kinh nghiệm:2 năm
Cấu tạo, sinh lý vòi Eustache
+ Vòi Eustache (Vòi tai) nối hòm tai với vòm mũi họng, đi theo hướng từ sau ngoài tới trước trong, từ trên xuống dưới và tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 45 độ ở người lớn, khoảng 10 độ ở trẻ em.
Vòi Eustache (Vòi tai)
- Chiều dài của vòi tai ở người lớn khoảng 31 – 38 mm, gồm có hai phần:
- Phần xương (1/3 sau): đi từ thành trước hòm tai đến eo vòi, dài khoảng 12 mm, ngăn cách ống cơ căng màng nhĩ phía trên bởi vách ống cơ vòi. Phía trong liên quan với động mạch cảnh ngoài.
- Phần sụn và màng (2/3 trước): đi từ eo vòi đến lỗ họng ở vòm mũi họng, trong đó phần sụn tạo nên thành trên trong, còn phần màng tạo nên thành dưới ngoài. Bám vào phần màng là các thớ cơ của bó sâu cơ căng màn hầu.
+ Eo vòi: là nơi hẹp nhất của vòi nhĩ, chỗ nối phần xương và sụn. Đường kính trung bình ở người lớn khoảng 1×2 mm, ở trẻ em lớn hơn.
+ Lòng của vòi nhĩ được bao phủ niêm mạc đường hô hấp (biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển) liên tiếp với niêm mạc vòm họng và tai giữa.
+ Vòi nhĩ thường đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt, ngáp, hắt hơi, và nhai, do cơ căng màn hầu co lại. Vòi nhĩ mở ra trong thời gian rất ngắn giúp cân bằng áp lực của tai giữa với môi trường ngoài.
+ Cùng với khối không khí đệm trong tai giữa khi màng nhĩ kín sẽ giúp bảo vệ tai giữa khỏi các tác nhân gây bệnh từ phía vòm mũi họng trào ngược lên .
Chức năng của vòi tai
- Để thông khí cho tai giữa, có thể giúp giữ áp suất không khí bằng nhau ở hai bên màng nhĩ, tạo điều kiện cho màng nhĩ hoạt động và rung động bình thường.
- Làm sạch: dẫn lưu dịch trong tai giữa xuống vòm mũi họng.
- Bảo vệ tai giữa khỏi các tác nhân gây bệnh: phản xạ đóng loa vòi không cho áp lực âm thanh, các tác nhân gây bệnh và dịch từ vòm mũi họng xâm nhập vào tai giữa.
+ Viêm vòi Eustache là tình trạng niêm mạc lót trong lòng vòi nhĩ phù nề, xung huyết, tăng tiết dịch viêm gây tắc vòi nhĩ
+ Tắc vòi nhĩ là tình trạng vòi nhĩ luôn đóng kín, không đóng mở được như bình thường gây nên các biến chứng, bệnh lý các cơ quan lân cận.
+ Tình trạng viêm và tắc vòi nhĩ có thể khởi phát sau khi bắt đầu có một tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Viêm mũi xoang dị ứng
Viêm mũi xoang dị ứng
- Viêm mũi xoang cấp tính
- Viêm mũi xoang mạn tính hoặc mạn tính đợt cấp
- Viêm VA cấp
- Viêm vòm mũi họng cấp
- Các khối u vòm, u hốc mũi viêm bội nhiễm
+ Các nguyên nhân gây tắc vòi nhĩ khác không do viêm:
- VA quá phát ở trẻ em/ còn tồn dư tổ chức Lympho vòm ở người trưởng thành.
- Các khối u vòm, u hốc mũi xâm lấn vào nẹp loa vòi.
- Chấn thương áp lực mạnh: xì mũi mạnh, lặn nước sâu, nhảy cầu, đi bộ đường dài, bị đánh vào tai, bị thổi khí nén vào ống tai ngoài …
- Thay đổi áp lực do thay đổi độ cao: đi máy bay, leo núi cao, đi thang máy….
- Dị hình vách ngăn mũi: vẹo vách ngăn mũi, mào vách ngăn mũi, gai vách ngăn mũi…
- Tiếp xúc với bức xạ: sau xạ trị các khối u vòm họng hoặc các khối u vùng đầu mặt cổ.
- Rối loạn chức năng: chức năng vòi nhĩ có thể rối loạn khi có tăng sản sụn và giảm hoạt động của cơ căng màn hầu khẩu cái, nguyên nhân thường gặp là hở hàm ếch và hội chứng Down.
- Khói thuốc lá làm hỏng các sợi lông (được gọi là lông mao, có trên bề mặt các tế bào niêm mạc tai giữa) có chức năng bảo vệ tai giữa; từ đó làm tăng khả năng chất nhầy bị tắc lại trong tai giữa.
- Thừa cân, béo phì.
- Trào ngược họng thanh quản mức độ nặng.
+ Triệu chứng cơ năng
- Ngạt mũi 1 hoặc hai bên.
Ngạt mũi 1 hoặc hai bên
- Cảm giác đầy nặng trong tai, có thể đau tai.
- Ù tai một hoặc hai bên: ù tai từ từ tăng dần, liên tục.
- Có thể có kèm theo nghe kém từng lúc hoặc kéo dài.
- Có thể kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng.
+ Triệu chứng thực thể
- Soi tai:
+ Màng nhĩ bình thường có thể lõm vào bên trong hòm nhĩ (xẹp nhĩ) ở các mức độ khác nhau.
+ Màng nhĩ có thể xung huyết vùng rìa hoặc dọc cán xương búa, căng phồng, có những điểm xuất huyết trên bề mặt màng nhĩ trong chấn thương áp lực.
+ Hòm nhĩ có thể ứ dịch vàng trong hoặc dịch lẫn máu.
- Soi mũi:
+ Niêm mạc mũi xung huyết, cuốn mũi nề.
+ Sàn khe mũi, ngách bướm sàng đọng nhiều dịch mủ đục hoặc dịch nhày trong.
+ Vòm mũi họng phù nề, xung huyết, đọng dịch mủ hoặc có nhiều điểm xuất huyết nhỏ do bệnh nhân khịt khạc, xì mũi mạnh.
+ Nẹp trước và sau loa vòi một hoặc hai bên phù nề, xung huyết.
+ Có thể thấy khối u vòm hoặc u hốc mũi xâm lấn nẹp loa vòi.
+ Nghiệm pháp Valsava (-) một hoặc cả hai bên.
Viêm và tắc vòi nhĩ trong thời gian dài có liên quan ảnh hưởng mật thiết tổn thương tai giữa và màng nhĩ, gây nên các biến chứng :
- Viêm tai giữa thanh dịch.
- Xẹp nhĩ ở các mức độ khác nhau.
- Viêm tai giữa mạn tính.
- Nghe kém dẫn truyền tăng dần, dai dẳng.
Các tác nhân gây viêm, tắc vòi do nguyên nhân nhiễm trùng thường là các tác nhân lây truyền qua đường hô hấp:
- Các loại virus: Cúm, hợp bào hô hấp, á cúm…
Các loại virus: Cúm, hợp bào hô hấp, á cúm
- Các loại vi khuẩn: phế cầu, Moraxella catarrhalis, Hemophillus influenza, Proteus, Não mô cầu, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas…
Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng một số đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn bao gồm:
- Chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ ở các lứa tuổi khác nhau do vòi eustachi của trẻ em nhỏ hơn, làm tăng khả năng bị tắc chất nhầy và vi trùng ở tai giữa. Trẻ em cũng bị cảm lạnh thường xuyên hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ em vẫn đang phát triển.
- Những trẻ em hay nôn trớ có nguy cơ viêm, tắc vòi nhĩ cao hơn trẻ có sức khỏe bình thường.
- Thanh thiếu niên, người lớn hoặc người có sức đề kháng kém, người suy giảm miễn dịch.
- Những người béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì các chất béo có thể tích tụ xung quanh các ống eustachi.
- Những người hút thuốc lá thường xuyên và trong thời gian dài.
- Những người mắc bệnh lý trào ngược họng thanh quản.
- Những người có cơ địa dị ứng .
- Nâng cao sức đề kháng và tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: protein, vitamin, rau xanh hoa quả tươi…
- Tăng cường luyện tập vận động thể dục thể thao.
Tăng cường luyện tập vận động thể dục thể thao
- Giữ ấm cơ thể , tránh lạnh.
- Bỏ thuốc lá.
- Tránh căng thẳng , stress, nghỉ ngơi hợp lý và điều trị ổn định bệnh lý trào ngược họng thanh quản, hạn chế ăn đồ chua cay, đồ uống có ga… để tránh làm nặng thêm tình trạng trào ngược.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý dị ứng: hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
- Tiêm phòng vaccine cúm định kỳ hàng năm.
- Theo dõi và kiểm soát cân nặng, BMI thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập, giảm cân với những người thừa cân, béo phì , để giữ BMI 18.5 – 24.5.
- Phẫu thuật điều trị hở hàm ếch.
- Phẫu thuật nạo VA ở trẻ, hoặc quá phát lympho vòm ở người trưởng thành.
- Tránh xì mũi mạnh, khi có sự thay đổi áp lực đột ngột (đi máy bay, leo núi, lặn sâu…) có thể kết hợp nhai kẹo cao su.
- Định kỳ đi khám và nội soi tai mũi họng để phát hiện những bất thường: u vòm, u hốc mũi….
- Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào: ù tai, cảm giác nặng tức trong tai, nghe kém, ngạt mũi chảy dịch mũi kèm khịt khạc dịch đờm lẫn nhày máu cần đi khám và nội soi tai mũi họng tại các phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.
- Tiền sử bệnh: có chấn thương áp lực tới tai giữa (đi máy bay, lặn sâu, leo núi cao, xì mũi mạnh…), có viêm nhiễm mũi họng trước đó, đã điều trị xạ trị u vòm hoặc u vùng đầu cổ …
- Triệu chứng cơ năng: ù tai, cảm giác đầy tức trong tai, đau tai, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt.
- Triệu chứng thực thể:
+ Màng nhĩ xung huyết có điểm xuất huyết hoặc xẹp nhĩ.
+ Hòm nhĩ có dịch vàng trong hoặc dịch máu.
+ Niêm mạc mũi, vòm, nẹp loa vòi phù nề xung huyết, có nhiều dịch mủ đọng.
+ Có thể thấy khối u vòm hoặc u hốc mũi xâm lấn nẹp loa vòi.
- Triệu chứng cận lâm sàng:
+ Nhĩ lượng: đỉnh nhọn lệch tâm hoặc hình đồi, hình dẹt, đỉnh lệch về phía áp lực âm, giảm độ thông thuận hoặc nhĩ lượng có hình dạng là một đường thẳng.
+ Thính lực đồ: Có thể có nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Thính lực đồ: Có thể có nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ hoặc trung bình.
+ CT Scan xương thái dương: có thể thấy hình ảnh tụ dịch trong tai giữa, trong các tế bào xương chũm, dày niêm mạc tai giữa và các tế bào xương chũm; thấy hình ảnh màng nhĩ bị co kéo vào tai giữa, dính vào các tổ chức của tai giữa (ụ nhô, cửa sổ tròn)…
Điều trị viêm tắc vòi nhĩ tùy thuộc vào mức đô nặng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh
+ Điều trị nội khoa:
- Với những trường hợp tắc vòi nhĩ do viêm vòi nhĩ và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ta cần điều trị tốt tình trạng viêm nhiễm tại mũi họng: Kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng, thuốc co mạch tại chỗ, steroid xịt mũi và vệ sinh xịt rửa mũi hàng ngày.
- Đa phần viêm tai giữa khí áp, tắc vòi nhĩ do chấn thương áp lực có thể tự hết trong vài ngày. Nếu tình trạng vòi nhĩ không cải thiện, có thể điều trị nội khoa: thuốc co mạch mũi, streroid xịt mũi, kháng histamin, có thể dùng thuốc giảm đau.
- Giáo dục liệu pháp, hướng dẫn luyện tập tại nhà:
- Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp thông vòi nhĩ, bơm hơi vòi nhĩ (ngày nay ít sử dụng).
+ Điều trị ngoại khoa:
Khi bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn chức năng vòi nhĩ dai dẳng hoặc tái phát và các triệu chứng không đáp ứng với
thuốc cần cân nhắc điều trị ngoại khoa:
- Đặt ống thông khí màng nhĩ:
- Phẫu thuật hở hàm ếch.
Phẫu thuật hở hàm ếch
- Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, cuốn mũi.
- Phẫu thuật nạo VA ở trẻ em và quá phát tổ chức Lympho vòm ở người trưởng thành.
- Phẫu thuật tạo hình ống Eustachi: là một phương pháp điều trị mới, trong đó sử dụng công cụ cắt bằng tia laser nhằm loại bỏ các màng nhầy và mở rộng phần sụn vòi nhĩ để loại bỏ tắc nghẽn đối với ống Eustachi.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!