Từ điển bệnh lý
Viêm tuyến nước bọt mang tai : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tổng quan Viêm tuyến nước bọt mang tai
1. Tuyến nước bọt là gì?
- Tuyến nước bọt là các tuyến nằm ở xung quanh khoang miệng, có vai trò tiết nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn.
- Mỗi người có ba cặp thuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi) , phân bố hai bên mặt và nhiều tuyến nước bọt phụ nằm rải rác bên dưới niêm mạc miệng. Trong đó tuyến mang tai là tuyến lớn nhất.
2. Viêm tuyến nước bọt là gì?
- Viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến bị viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn, dị vật, hoặc các phản ứng miễn dịch. Viêm có thể ảnh hưởng đến tuyến hoặc ống tuyến, làm tắc nghẽn, làm giảm. lượng nước bọt tiết vào khoang miệng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai
3. Viêm tuyến nước bọt do sỏi
- Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi khá hiếm gặp so với sỏi tuyến dưới hàm (chỉ chiếm 10%), có thể do nước bọt tuyến mang tai rất lỏng, ít mucin mà muối khoáng hơn so với tuyến dưới hàm. 95% sỏi tuyến mang tai gặp ở ống stenon.
- Có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, không phân biệt giới tính và lứa tuổi (tuối trẻ ít gặp hơn)
4.Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn thường
- Thường do nguyên nhân từ các vi khuẩn trong khoang miệng viêm ngược dòng vào ống tuyến rồi lan vào tuyến.
- Do dị vật (thức ăn …) làm tắc ống tuyến.
5. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị
- Quai bị là một bệnh truyền nhiễm của trẻ em và thiếu niên, đặc hiệu, có tính chất dịch. Biểu hiện lâm sàng bằng viêm tuyến mang tai hai bên, không mưng mủ, do một loại vi rút có tính hướn. động kép cho tế bào tuyến và trục thần kinh.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa hè, hay gặp ở trẻ tria hơn trẻ gái, lây truyền qua nước bọt, nhất là trong thời kì ủ bệnh.
6. Lao tuyến nước bọt
- Hiếm gặp lao khu trú ở tuyến nước bọt.
- Bệnh tiến triển riêng lẻ, nhưng cũng có thể xuất hiện trên một bệnh nhân đã có tổn thương lao.
Nguyên nhân Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Viêm tuyến và ống tuyến (ống stenon) do sỏi hoặc dị vật
- Viêm tuyến mang tai do vi rút: quai bị . . .
Viêm tuyến mang tai do vi rút: quai bị
- Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn thường
- Viêm tuyến mang tai do lao (lao tuyến hoặc lao hạch trong tuyến)
- Viêm tuyến mang tai trong những bệnh chung trong thể trạng suy mòn hoặc sau phẫu thuật bụng, hố chậu.
Triệu chứng Viêm tuyến nước bọt mang tai
1. Viêm tuyến nước bọt do sỏi
- Khi sỏi nhỏ có thể không có triệu chứng. Dần dấn sẽ biểu hiện bằng triệu chứng tắc tuyến nước bọt và nhiểm khuẩn quanh ống stenon sau đó là gây viêm cả tuyến nước bọt. Thường không có cơn đau nước bọt..
- Đôi khi triệu chứng đầu tiên khiến người bệnh chú ý lại là một đợt viêm tuyến mang tai cấp với lỗ tuyễn stenon nề, có mủ đặc hoặc một áp xe nhỏ ở má.
- Có thể sờ trong miệng, dọc theo đường nối từ cánh mũi đến nắp bình tai (dọc theo ống stenon) phát hiện sỏi hoặc chụp xquang không chuẩn bị với phim đặt trong má, tia mềm và nhanh.
- Chụp xquang có bơm lipiodol đôi khi thấy một chỗ khuyết nhỏ trên đường ống stenon bị dãn không đều.
2.Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn thường
a. Viêm ống tuyến do dị vật.
- Viêm ống tuyến do dị vật rất hiếm gặp.
- Triệu chứng: lỗ tuyến stenon nề, tắc nước bọt, nhức, đau, sưng vùng miệng và má quanh ống tuyến.
- Điều trị: lấy dị vật ra khỏi ống
b. Viêm tuyến mang tai cấp tính
- Thường gặp trong các trường hợp:
- Trong bệnh nội khoa như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng do lỵ, rickettsia, tả, suy mòn.
- Trong bệnh ngoại khoa, đặc biệt là sau phẫu thuật lớn vùng chậu, ung thư tiêu hóa, xơ gan.
- Triệu chứng:
- Sưng rõ rệt vùng mang tai, lan ra sau góc hàm, ra gò má, là biến dạng dáy tai, gây nghe kém, khó há miệng.
Sưng rõ rệt vùng mang tai
- Ở giai đoạn sau có sưng mủ, niêm mạc miệng khô, lỗ ống stenon sưng nề, có mủ lẫn nước bọt, có sốt vừa hoặc cao
- Dịch, mủ thường thoát ra qua lỗ ông tuyến stenon, ít khi thoát ra qua ngoài da.
- Điều trị:
- Kháng sinh liều cao sau khi làm kháng sinh đồ
- Điều trị tại chỗ bằng trích, tháo mủ nếu cần
- Sử dụng thuốc bổ nâng cao thể trạng, vitamin, kích thích tiết nước bọt bằng kẹo gôm.
c. Viêm tuyến mang tai siêu cấp tính.
- Là quá trình tiến triển tiếp theo hoặc là biến chứng tức thì của các bệnh kể trên.
- Xảy ra trên bệnh nhân suy mòn ở giai đoạn cuối của một bệnh rất nặng như: viêm thận, suy tim, ung thư giai đoạn cuối.
- Triệu chứng:
- Đột nhiên sưng nề nhanh ở một hoặc hai bên tuyến mang tai mà không có triệu chứng báo trước
- Da viêm bì, màu hồng hay mà xám tím, sờ lạo xạo do có khí dưới da.
- Trong vài giờ thủng và rò ra ngoài da, chảy dịch đen, thối, lẫn tổ chức hoại tử.
- Viêm tấy lan tỏa ra vùng cổ trung thất, ống tai
- Điều trị:
- Tiên lượng rất xấu
- Đây chỉ là triệu chứng báo hiệu giờ cuối cùng của một bệnh chung rất nặng. Không có chỉ định can thiệp ở tuyến.
d. Viêm tuyến mang tái bán cấp tính ở trẻ em
- Nguyên nhân: chưa rõ rệt có thể tổn thương nguyên thủy là một loại dị ứng, gây nên viêm nhiễm theo đường ống lên tuyến. Cũng có thể có tổn thương nguyên thủy ở tại tuyến bịt các lỗ ống nhỏ của tuyến gay viêm.
- Triệu chứng:
- Cơn đầu tiên thường xảy ra lúc trẻ còn nhỏ, trước 06 tuổi, không rõ nguyên nhân.
- Thường là bị tái phát nhiều lần ở cùng một bên. Nhưng cũng ó khi sau nhiều đợt tái phát lan sang bên đối diện.
- Sưng vùng mang tai trong vòng 1-2 ngày kèm sốt cao 38-39oC.
- Lỗ ông tuyến sưng nền, có thể có mủ
- Chụp phim có tiêm lipiodol thấy có đọng thuốc ở nhu mô mỡ hoặc thấy hình ảnh giãn ống tuyến từng đoạn hay toàn bộ hoặc giãn từng chùm như chùm nho
- Điều trị:
- Điều trị khó khăn, chủ yếu là vệ sinh răng miệng sạch
- Kháng sinh chọn lọc toàn thân hoặc tại chỗ cũng có tác dụng 1 phần
e. Viêm tuyến nước bọt mạn tính.
- Đây là loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất, thường gặp ở người lớn
- Nguyên nhân thường khó xác định. Bệnh tiến triển từ từ và trở thành mạn tính ngay với những đợt viêm nhiễm có tính chất cấp tính.
- Bệnh không nặng nhưng tiến triển dai dẳng, gây phiền toái cho người bệnh và rất khó điều trị hiệu quả.
- Triệu chứng:
- Sưng tức vùng tuyến mang tai một bên hoặc cả hai bên, đau. Lỗ ống tuyến nề đỏ, có mủ loãng hoặc những sợi nhầy mủ.
- Tình trạng này kéo dài một đến hai tuần rồi hết dần dù có điều trị hay không. Tình trạng sưng đau có thể tái phát trở lại sau vài tháng.
- Giữ hai đợt sưng tuyến mang tai chỉ hơi sưng, sờ chắc, không đau nhưng vẫn gây khó chịu vifcr ngày (nhất là lúc sáng dậy) nhiều nước bọt hơi mặn trong miệng và xoa vùng tuyến mang tai có thể có mủ loãng, nhất là những sợi mủ màu trắng chảy ra trong miệng.
- Điều tri:
- Điều trị rất khó khăn. Chỉ có thể dùng thuốc sát khuẩn bơm qua ống stenon. Thuốc đường toàn thân hầu như không có tác dụng tốt.
- Trong trường hợp gây khó chịu nhiều có thể dùng tia liệu pháp làm xơ hóa một phần tuyến hoặc phẫu thuật cắt dây thần kinh tai thái dương làm hạn chế tiết nước bọt. Đôi khi phải phẫu thuật cắt tuyến mang tai bảo tồn dây thần kinh mặt
3. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị
- Thời kì ủ bệnh: kéo dài 18-22 ngày
- Thời kì xâm nhập: kéo đài 12-26 giờ với nhiệt độ tăng dần, khô miệng, đau miệng đau tai với ba điểm đau (đau khớp thái dương hàm, đau mỏm xương chũm và đau góc hàm).
- Thời kì toàn phát:
- Sưng đau tuyến mang tai, thường ở một bên, sau vài ngày lan sang bên đối diện.
- Viêm nề với da căng bóng làm biến dạng mặt. mới đầu sưng nhẹ chỉ làm mờ rãnh phía sau góc hàm, đẩy dái tai ra ngoài. Sờ căng, hơi nóng, đau.
- Há miệng hạn chế, đau. Niêm mạc miệng khô, đỏ. Lỗ ống stenon nề đỏ, đôi khi có vết nhỏ bầm tím xung quanh.
- Bệnh tiến triển 8-10 ngày rồi tự rút êm lặng, tuye nhiên nhưng biến chứng ở các tuyến nội tiết hay gặp (nhất là tinh hoàn) với ỉ lệ 25%. Có thể gây vô sinh do teo, vô tinh trùng.
4.Lao tuyến nước bọt
Gồm hai thể:
- Thể khu trú giới hạn rõ: mới đầu sưng tuyến mang tai giới hạn không rõ rệt. sau gom dần thành một khối khu trú, giới hạn rõ, đẩy phồng da.
- Thể lan tỏa: sưng phồng vùng tuyến mang tai với hình thể vị trí như tuyến nhưng giới hạn không rõ. Hay có hạch trước tai hay dọc cổ kèm theo, di động dễ, không đau.
- Ở cả hai thể, súc khỏe toàn thân vẫn bình thường, không gây rối laonj đến chức năng, da trên khối sưng vẫn bình thường ở giai đoạn đầu. Lỗ đổ tuyến nước bọt bình thường, nức bọt có thể tiết bình thường.
- Ở thời kì sau (bã đậu hóa): khối u có thể phá hủy da tạo lỗ rò với mủ áp xe lạnh. Soi mủ có thể thấy trực khuẩn Koch (vi khuẩn lao)
Các biện pháp chẩn đoán Viêm tuyến nước bọt mang tai
1.Viêm tuyến nước bọt do sỏi
Chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng
2. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị
Dựa chủ yếu vào yếu tố dịch tễ, sốt nhẹ báo hiệu và sưng nề tuyến mang tai hai bên không mưng mủ.
3.Lao tuyến nước bọt
Dựa chủ yếu vào xét nghiệm tổ chức học bằng sinh thiết hoặc phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật
Các biện pháp điều trị Viêm tuyến nước bọt mang tai
1.Viêm tuyến nước bọt do sỏi
- Vệ sinh răng miệng tốt kết hợp với kháng sinh để chống viêm nhiễm trước mắt.
Vệ sinh răng miệng tốt kết hợp với kháng sinh để chống viêm nhiễm trước mắt.
- Phẫu thuật lấy sỏi khi đã hết viêm.
2. Viêm tuyến nước bọt do vi rút: quai bị
- Thông thường gồm thuốc an thần, thuốc bổ, vệ sinh răng miệng, họng, nghỉ ngơi và chườm nóng lên mang tai.
- Ở thể nặng: Dùng kháng sinh, đắp gạc nóng với thuốc dịu, bất động vùng sinh dục
3.Lao tuyến nước bọt
Tiên lượng rất lành. Điều trị tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ tuyến mang tai bảo tồn dây thần kinh số VII.
Tài liệu tham khảo:
- Bài giảng Viêm tuyến nước bọt – Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt tập 1, NXB Y học.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!