Bác sĩ:Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Chuyên khoa:Tai mũi họng
Năm kinh nghiệm:05 năm
Thanh quản có dạng hình ống nằm ở trước cổ ngang mức đốt sốngcổ từ C1 đến C6 . Giới hạn trên của thanh quản là bờ trên của sụn giáp, ở dướilà bờ dưới của sụn nhẫn. Ở phía trên thanh quản thông với họng dưới, ở dưới thông với khí quản.
Thanh quản có các chức năng rất quan trọng là: chức năng hô hấp, chức năng phát âm và chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới.
Chức năng hô hấp: đây là chức năng quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể. Các tình trạng bệnh lý làm cho thanh môn không mở rộng hoặc làm bít tắc thanh môn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở gây nguy hiểm tính mạng đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời bằng phẫu thuật mở khí quản cấp cứu
Viêm thanh quản cấp
Chức năng phát âm: Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hộivì nó góp phần căn bản vào việc tạo giọng nói, giọng hát để con người có thể giao lưu trao đổi, truyền đạt nhũng kiến thức, kinh nghiệm cho người khác . Dưới tác động củaluồng khí từphổi đi lên trong thì thở ra làm rung động hai dây thanh. Khi phát âm hai dây thanh khép lại gần sát nhau và rung lên. Cao độ (tần số) của âm thanh phát ratừ hai dây thanh đang rung động phụ thuộc vào độ dày, độ dài và độ căng của hai dây thanh. Âm thanh phát ra từ dây thanh của người phụ nữ trưởng thành thường cao hơn âm thanh phát ra từ dây thanh của người đàn ông trưởng thành vì dây thanh của phụ nữ thường ngắn hơn, mỏng và căng hơn là dây thanh ở nam giới
Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới: đáy lưỡi thành sau họng và các cột trụ amidan khẩu cái đều tham gia vào quá trình nuốt. Khi cử động nuốt diễn ra thức ăn được đưa xuống thanh quản được nâng lên trên và ra trước. Lúc này nắp thanh quản che kín lối vào thanh quản và thức ăn đi tiếp xuống thực quản, không lọt vào thanh quản được. Mặt khác sự ho phản xạ mỗi khi có dị vật lọt vào thanh quản để lấy dị vật ra ngoài đường hô hấp cũng là một phản ứng bảo vệ giusp tống dị vật ra ngoài
Viêm thanh quản (VTQ) nói chung là tình trạng bệnh lý ở thanh quản do các loại vi sinh gây ra, bao gồm: VTQ do virut, VTQ do vi khuẩn và VTQ do ký sinh trùng...Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, hay gặp trong mùa lạnh, trong và sau các đợt cảm cúm hoặc viêm mũi họng, họng cấp. Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, ngược lại viêm thanh quản mạn thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em. Viêm thanh quản có thể tiến triển trong thời gian ngắn (dưới 3 tuần) được gọi là viêm thanh quản cấp> Viêm thanh quản có thể diễn biến kéo dài (trên 3 tuần) gọi là viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản cấp có biểu hiện lâm sàng khác nhau theo lứa tuổi mắc bệnh nên được chia ra: viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn. Viêm thanh quản mạn tính được hcia ra: viêm thanh quản mạn tính xuất tiết viêm thông thường, viêm thanh quản quá phát, viêm thanh quản nghề nghiệp và viêm thanh quản đặc hiệu
Hay gặp ở các nguyên nhân nhiễm khuẩn, một hay nhiều loại. Ngày nay các nguyên nhân do virut ngày càng gặp nhiều hơn> Các loại virut thường gặp như: Influenza, virus A.P.C, v.v
Niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nếu niêm mạc thanh quảnphù nề 1mm thì đường kính của thanh quản bị hẹp đi còn một nửa, nên khó thở thanh quản hay gặp trong viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ.
Ở trẻ nhỏ
Triệu chứng cơ năng: thể điển hình là viêm thanh quản cấp đơn thuần, thường gặp do cúm với các triệu chứng cơ năng như khàn tiếng, ho nhưng không có khó thở. Không có triệu chứng toàn thân
Triệu chứng thực thể: khám thanh quản thường thấy viêm phù nề đỏ ở vùng thượng thanh môn. Tiền đình thanh quản và hai dây thanh sung huyết đỏ.
Ở người lớn
- Toàn thận:thường bắt đầu bằng cảm giác ớn lạnh, gai rét, đau người, giống như triệu chứng của cúm. Hiếm khi gặp sốt thực sụ.
- Cơ năng:bắt đầu là cảm giác khô họng, nuốt rát. Tiến nói trở nên khàn và có khi mất hoàn toàn. Kèm theo đó bệnh nhân có ho, lúc đầu ho khan không có đờm, sau có ho ít đờm trắng trong. Nếu có kèm theo viêm khí phế quản thì sẽ có nhiều đờm, có màu vàng hoặc xanh.
- Triệu chứng thực thể:
Viêm thanh quản cấp đều sảy ra ở người lớn và trẻ em
Để phòng viêm thanh quản cấp thông thường, cần lưu ý không để bị lạnh, ẩm kéo dài. Nhất là khi đi trời mưa về, cần lau khô người, thay quần áo, không rất dễ bị lạnh.
Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc; khói thuốc làm khô họng và gây kích ứng dây thanh âm. Uống nhiều nước, nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch. Hạn chế rượu và cà phê để đề phòng khô họng.
Viêm thanh quản cấp
Khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi nên đeo khẩu trang vừa có tác dụng tránh bụi, lại tránh được cả lạnh. Khi có những triệu chứng sớm của viêm mũi, viêm họng cấp cần được điều trị ngay. Như thế bệnh sẽ không tiến triển nặng hơn, việc điều trị nhanh đem lại kết quả hơn.
Chẩn đoán xác định:khàn tiếng đi kèm với các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, ngạt mũi, chảy dịch mũi, đau họng. Soi thanh quản tháy sung huyết phù nề ở thượng thanh môn, tiền đinh thanh quản và dây thanh.
Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ
Các thể lâm sàng:
-Viêm thanh quản cấp tính ngạt thở: biểu hiện theo nhiều bệnh cành khác nhau, thường gặp nhất là viêm thanh quản hạ thanh môn.
-Viêm thanh quản hạ thanh môn:
+ Viêm thanh quản hạ thanh môn là bệnh lý ngày càng tăng, chủ yếu ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi
+ Là một cấp cứu trong tai mũi họng vì hay gây ra khó thở thanh quản, dễ đưa tới biến chứng viêm đường hô hâp dưới. Bệnh thường xuất hiện trong hoặc sau quá trình viêm nhiễm mũi họng hoặc cũng có thể không có tiền triệu.
+ Nguyên nhân thường do virus: Myxovirus, virus á cúm (parainfluenza)..Cũng có trường hợp do vi khuẩn như liên cầu tan huyết nhóm A, tụ cầu vàng, phế cầu và Hemophylus influenzae, thường tiến triển rất nhanh và nặng.
+ Thể điển hình: Viêm thanh uqanr hạ thanh môn thường phát hiện vào ban đêm, trên một trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản: khó thở chậm, khó thỏ vào, có tiếng rít và co kéo cơ hô hấp. Tiếng ho cứng và ông ổng, giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn.
+ Trẻ có sốt vừa 38°C-38,5°C. Chẩn đoán xác định rất khó trong trường hợp này vì không soi được thanh quản trực tiếp, không biểu hiện trên phim chụp phổi.
Xử lý:
Những thể không đáp ứng với corticoid, thường là do vi khuẩn, bệnh nhân ơhair được nằm viện và theo dõi chặt chẽ, nếu khó thở tiến triển theo chiều hướng nặng thêm phải đặt nội khí quản theo đường mũi hoặc tốt nhất mà mở khí quản.
- Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu
- Viêm và phù nề khu trú vùng hạ họng. Co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở, thường xảy ra nửa đêm về sáng, cơn khó thở và ngạt thở, thở rít, gọng khàn, ho ông ổng, có kéo cơ hô hấp và các cơ liên sườn, cơn khó thở có thể qua đi trong nửa giờ nhưng cũng có thể tái diễn cơn khó thở khác. Không sốt, không có dấu hiệu toàn thân khác.
- Viêm thanh quản thượng thanh môn (viêm thanh thiệt)
Thanh thiệt bị sứng nề, bệnh nhân có nuốt đau, khó thở, tăng tiết nhiều nước bọt, cổ ngả về phía trước, khó thở tăng khi nằm ngửa. Hiện nay ít gặp hơn nhờ tiêm phòng Hib
- Viêm thanh quản bạch hầu
Viêm thanh quản bạch hầu ngày càng hiếm gặp nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng. Nguyên nhân do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả.Bệnh thường thứ phát sau bạch cầu họng. bach hầu thanh quản nguyên phát rất hiếm
+ Triệu chứng: Trẻ bị bạch hầu họng thông thường có sốt nhẹ, đau họng, có hạch cổ, da mặt tái xanh, sau đó xuất hiện khàn tiếng.
+ Gia đoạn đầu: trẻ ho,, khàn tiếng, nói trong, tiếng nói khàn. Khó thở khi gắng sức (khó thở thanh quản độ I)
+ Giai đoạn thứ hai: trẻ mất tiếng hoàn toàn và tiếng ho rè, bệnh nhân khó thở thanh quản độ 2 điển hình (khó thở chậm, khó thở vào và có tiếng rít thanh quản rõ). Khó thở thường kèm theo những cơn co thắt làm cho bệnh nhân ngạt thở, trợn mắt, tím tái người.
+ Giai đoạn thứ ba: ngoài triệu chứng khó thở bệnh nhân còn có triệu chứng nhiễm độc và suy nhược các trung tâm hô hấp. Bệnh nhân nằm lả người, thở nhanh và nông, không có tiếng rít, co lõm cùng giảm. Toàn thân trẻ xanh nhợt, đầu ngón tay ngón chân đều tím và lạnh, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, khó thở cấp độ 3 và nhiễm độc
+ Tiên lượng rất nặng, nếu không được điều trị bệnh bạch hầu sẽ đưa tới tử vong vì ngạt thở, vì trụy tim mạch vì nhiễm độc và phế quản phế viêm.
Viêm thanh quản ở người lớn
Chẩn đoán xác định:Triệu chứng cơ năng quan trọng nhất là khàn tiếng kèm thoe ho, chảy mũi, đau họng. Khám thanh quản thấy niêm mạc sung huyết, phù nề, tăng xuất tiết ở thanh quản.
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm mũi họng cấp: bệnh nhân có ngạt, chảy mũi, ho có thể khàn tiếng do ho nhiều, khi soi thanh quản không thấy hiện tượng sung huyết, phù nề ở thượng thanh môn mà chỉ thấy phù nề nhẹ ở dây thanh hai bên.
Thể lâm sàng:
- Viêm thanh quản cúm:
Là viêm thanh quản do virus cúm đơn thuần hoặc virus cúm phối hợp với vi khuẩn. Bệnh ít khi khu trú ở thanh quản mà thường lan tràn đến khí quản và phế quản.
Triệu chứng: Viêm thanh quản do cúm tiến triển thất thường tùy theo các loại vi khuẩn phối hợp gây bệnh và tùytheo sức đề kháng của từng cá thể.
Thể xuất tiết: triệu chứnggiống viêm thanh quản xuất tiết thông thường nhưng thường bệnh nhân có sốt, mệt mỏi kéo dài. Khám thanh quản đôi khi thấy có các điểm xuất tiết dưới niêm mạc. Đó là dấu hiệu đặc biệt của viêm thanh quản cúm.
Thể phù nề:Đó là giai đoạn tiếp theo của xuất tiết. Phù nề thường khu trú ở thanh thiệt và mặt sau sụn phễu. Bệnh nhân nuốt rất đau đôi khi có khó thở, tiếng nói ít thay đổi.
Thể loét:soi thanh quản sẽ thấy có những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh thiệt bịphù nề.
Thể viêm tấy:
+ Triệu chứng: toàn thân nặng: sốt cao, mạch nhanh, mặt hốc hác.
+ Triệu chứng cơ năng rõ rệt: khó nuốt, đau họng nhói lên tai, giọng khàn đặc hoặc mất hẳn, khó thởthanh quản.
+ Triệu chứng thực thể: vùng trước thanh quản viêm tấy, sứng to, ấn đau. Sau khi hết viêm, bệnh để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản.
Thể hoại tử:màng sụn bị viêm và bị hoại tử. các tổ chwusc liên kết bị lỏng lẻo, ở cổ bị viêm tấy cứng hoặc viêm tấy mủ. Thanh quản bị sưng to và có màng giả che phủ. Bệnh nhân khó nói, nuốt đau và khó thở. Triệu chứng toàn thân rầm rộ, sốt cao, mạch nhanh, yếu, khó thở nhanh nông, huyết áp thấp, nước tiểu có protein. Tiên luongj rất xấu, bệnh nhân dễ tử vong do phế quản phế viêm, trụy tim mạch.
- Quan trọng nhất là kiêng nói. Tránh lạnh
- Khí dung mũi họng bằng các loại tinh dầu, kháng sinh kết hợp hydrocortison..
- Bơm thuốc thanh quản bằng các loại thuốc giảm viêm như hydrocortison..
- Thuốc toàn thân: các thuốc giảm ho, đặc biệt là kháng histamin thế hệ I, II
- Vitamin và hoa quả để tăng cao sức đề kháng
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!