Bác sĩ:Bác sĩ Lê Thị Lan Anh
Chuyên khoa:Da liễu
Năm kinh nghiệm:04 năm
Viêm mô bào là 1 trong các bệnh thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng mô mềm bao gồm: Viêm quầng, viêm mô bào, viêm cân cơ hoại tử.
Viêm mô bào là tình trạng viêm cấp tính không hoại tử của da và mô dưới da, thường không liên quan đến cân cơ.
Viêm mô bào được đặc trưng bởi tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau trên da, ranh giới không rõ, không có loét, hình ảnh lâm sàng giống với bệnh viêm quầng, nhưng khác ở chỗ, thương tổn của viêm mô bào thì lan sâu xuống tổ chức dưới da, ranh giới không rõ ràng.
Viêm mô bào
Bệnh viêm mô bào khá phổ biến trong số các bệnh lý ở da, có thể gặp ở mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, nam nữ có tỷ lệ như nhau.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm mô bào là: Liên cầu nhóm A và tụ cầu vàng.
Liên cầu thường gây tình trạng viêm mô bào không sinh mủ, không xác định rõ yếu tố đường vào. Còn viêm mô bào có mủ (nhọt, nhọt cụm hoặc áp xe,...) thường do tụ cầu vàng gây nên.
Liên cầu nhóm B
Một số vi khuẩn khác có thể gây nên tình trạng Viêm mô bào, tuy nhiên chúng ít gặp hơn:
Bệnh Viêm mô bào thường có các triệu chứng sau:
Bệnh nhân bị Viêm mô bào thường có biểu hiện toàn thân trước đó như: sốt có gai rét, mệt mỏi.
Một vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng toàn thân, bệnh nhân xuất hiện thêm các thương tổn: Da căng bóng, sưng tấy, sờ vùng thương tổn mềm, nóng, đỏ da ngày một lan rộng, kèm cảm giác đau tại vùng thương tổn và khó xác định được ranh giới tổn thương.
Da căng bóng, sưng tấy, sờ vùng thương tổn mềm, nóng, đỏ da ngày một lan rộng
Trong trường hợp tình trạng viêm mô bào nặng có thể xuất hiện thêm các mụn nước, bọng nước, mụn mủ hoặc thậm chí hoại tử.
Bệnh nhân bị viêm mô bào có thể sẽ có hạch ngoại biên kèm theo, thường là hạch viêm phản ứng: Hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn.
Vị trí viêm mô bào
Viêm mô bào thường rất ít khi để lại biến chứng. Tuy nhiên, một số biến chứng của bệnh Viêm mô bào có thể gặp là:
Các tác nhân gây bệnh như đã nói có thể xâm nhập vào da thông qua các tổn thương trên da như: vết nứt, vết thương hoặc vết cắn của côn trùng, từ đó gây nên tình trạng viêm mô bào.
Trong một số trường hợp không xác định được đường vào, khi đó tình trạng viêm mô bào có thể xảy ra do những vi chấn thương ngoài da hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn.
Ví dụ: Viêm mô bào vùng mặt có thể xảy ra sau 1 đợt viêm răng lợi.
Trong một số ít trường hợp, viêm mô bào có thể có nguồn gốc từ những ổ nhiễm khuẩn khác trong cơ thể, những ổ nhiễm khuẩn này sẽ lây lan theo đường máu tới da gây nên viêm mô bào.
Lây qua vết thương hở trên da
Vậy, bệnh viêm mô bào liệu có lây ?
Viêm mô bào thường không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu bạn có vết thương hở trên da và nó chạm vào vùng viêm mô bào của người bị bệnh thì bạn có thể bị viêm mô bào.
Bệnh viêm mô bào có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh mà bệnh viêm mô bào có thể gặp ở các đối tượng khác nhau như:
Ngoài ra, có các yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh như:
- Có thể phòng ngừa viêm mô bào bằng cách giữ cho da sạch nếu bị đứt tay hoặc vết thương hở khác.
- Nếu bạn bị vết thương hở trên da, hãy vệ sinh ngay và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Băng vết thương bằng băng, gạc. Thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương khô, đóng vảy.
- Để ý vết thương có tấy đỏ, chảy dịch hoặc đau không. Nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần đi khám sớm.
Nên chủ động thăm khám sớm, tránh để tình trạng bệnh diễn biến phức tạp
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau nếu bạn có các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm mô bào:
Chẩn đoán xác định dựa vào:
Toàn thân: Bệnh nhân có thể mệt mỏi, sốt nhẹ, kèm gai rét.
Tại chỗ: Tổn thương sưng, nóng, đỏ, đau, ranh giới tổn thương không rõ với vùng da lành.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân:
Trường hợp viêm mô bào nặng hoặc triệu chứng không điển hình cần tiến hành thêm các xét nghiệm xác định nguyên nhân như:
Ngoài ra, 1 số xét nghiệm có thể làm để gợi ý chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị:
Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể làm được đầy đủ các xét nghiệm trên để phục vụ tốt nhất cho việc chẩn đoán bệnh Viêm mô bào.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị phục vụ xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm mô bào
Chẩn đoán phân biệt
Trên thực tế, có nhiều bệnh lý có tổn thương dễ nhầm lẫn với bệnh Viêm mô tế bào, bởi vậy ta cần phân biệt:
Viêm quầng:
Giống nhau: 2 bệnh đều có
Khác nhau: Viêm quầng có
Hồng ban đa dạng:
Giống nhau: 2 bệnh đều có
Khác nhau: Hồng ban đa dạng
Hội chứng Well:
Giống nhau:
Khác nhau: Hội chứng Well
Hội chứng Sweet:
Giống nhau: 2 bệnh đều có
Khác nhau: Hội chứng Sweet
Viêm da tiếp xúc dị ứng:
Giống nhau: cả 2 bệnh đều có thể có
Khác nhau: Viêm da tiếp xúc
Ngứa nhiều
Nếu bệnh Viêm mô bào không được điều trị nó có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị chính trong Viêm mô bào là dùng Kháng sinh. Kháng sinh có hiệu quả đến hơn 90% các trường hợp.
Tùy theo biểu hiện lâm sàng, tình trạng bệnh nhân, tuổi, bệnh lý đi kèm cũng như nguyên nhân gây Viêm mô bào mà có phác đồ điều trị cụ thể khác nhau:
Viêm mô bảo không tạo áp xe
Nguyên nhân thường do Liên cầu. Kháng sinh thích hợp là nhóm Beta lactam.
Viêm mô bào tái phát
Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, 274 bệnh nhân bị trên 2 đợt viêm mô tế bào vùng chân, điều trị Penicillin liều thấp trong 12 tháng giúp ngăn ngừa Viêm mô bào tái phát.
Tùy theo biểu hiện lâm sàng, tình trạng bệnh nhân, tuổi, bệnh lý đi kèm cũng như nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị cụ thể khác nhau
Viêm mô bào nghiêm trọng
Tất cả những trường hợp có áp xe dù nhỏ nhất vẫn cần dẫn lưu, giải phóng ổ áp xe. Nếu áp xe tương đối biệt lập, ít ảnh hưởng tới mô xung quanh, có thể không cần dùng thuốc kháng sinh.
Bệnh Viêm mô bào sẽ ổn trong vòng 7 đến 10 ngày khi điều trị. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể lâu hơn nếu tình trạng nhiễm trùng nặng do Viêm mô bào kéo dài hoặc hệ thống miễn dịch của người bệnh suy giảm.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!