Bác sĩ:Bác sĩ Phạm Hải Yến
Chuyên khoa:Răng hàm mặt
Năm kinh nghiệm:09 năm
Đây là tình trạng nhiễm nấm ở niêm mạc bao phủ trong khoang miệng, bệnh gây ra do sự phát triển quá mức của nấm Candida.
Viêm miệng do nấm là tình trạng nhiễm nấm ở niêm mạc bao phủ trong khoang miệng
Nấm Candida thường trú trên da và trong cơ thể như: miệng, họng, ruột và âm đạo mà không gây bệnh khi hệ miễn dịch hoạt đông bình thường, candida có mặt với một lượng nhỏ, không gây hại cho cơ thể. Khi môi trường trong khoang miệng, họng, thực quản… thay đổi khuyến khích nấm phát triển, chúng sẽ nhân lên, phát triển quá mức và gây bệnh.
Bệnh nấm miệng thường nhẹ và hiếm khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, nấm có thể lan ra những vùng khác của cơ thể và có khả năng gây biến chứng.
Viêm thực quản do nấm Candida là một trong những viêm nhiễm hay gặp nhất ở các bệnh nhân HIV/ AIDS.
Dù bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu ớt,và xảy ra ở 2-5% trẻ khỏe mạnh bình thường. Bệnh cũng xảy ra người lớn với hệ miễn dịch suy giảm hoặc có những bệnh toàn thân.
Khi cơ thể khỏe mạnh, nấm miệng thường không nghiêm trọng nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, các triệu chứng có thể nặng nề và khó kiểm soát.
Bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động để đẩy lùi sự xâm nhập của các sinh vật gây hại (như virus, vi khuẩn và nấm) để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn thường xuyên cư trú trong cơ thể, Khi đó, các lợi khuẩn sẽ kìm hãm nấm Candida và giữ chúng ở một lượng nhỏ, không gây hại. nhưng khi hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc sự cân bằng giữa các vi sinh vật bị phá vỡ, nấm Candida có thể nhân lên và gây bệnh.
Nấm candida albican là nguyên nhân chính gây nấm miệng
Bệnh thường gây ra do nấm Candida albicans nhưng đôi khi cũng do Candida glabrata hoặc Candida tropicalis gây ra.
nấm miệng thường biểu hiện bằng những mảng, đốm, dày, có màu trắng hoặc ngà trong miệng. niêm mạc miệng có thể sưng và đỏ nhẹ, có thể gây cảm giác khó chịu và nóng rát. Nếu những mảng nấm bị tróc ra, niêm mạc miêng hoặc lưỡi có thể bị chảy máu. Những đốm trắng trong miệng có thể gộp lại thành mảng rộng và có thể chuyển sang màu xám nhạt hoặc vàng nhạt. Đôi khi nhưng vùng bị nấm chỉ thấy đỏ và đau mà không thấy đốm trắng.
Nấm miệng thường biểu hiện bằng những mảng, đốm, dày, có màu trắng hoặc ngà trong miệng
Nấm miệng đôi khi được chia thành 3 nhóm theo hình dạng xuất hiện trong miệng:
- Giả mạc: là loại phổ biến nhất.
- Ban đỏ: khi những mảng trợt đỏ nhiều hơn trợt trắng.
- Quá phát: còn được gọi là sẩn dạng nấm candida do sự xuất hiện thành mảng trắng, dầy và rất khó cạo bỏ của mảng nấm, dạng này hiếm nhất, thường chỉ gặp ở các bệnh nhân HIV.
Trong giai đoạn sớm, nấm miệng có thể không gây ra bất cứ triệu chứng gì, nhưng khi viêm nhiễm nặng hơn, các triệu chứng có thể gặp là:
- Những mảng trắng hoặc vàng ở mặt trong má, lưỡi, amidan, lợi hoặc môi
- Có thể chảy máu nhẹ nếu mảng nấm bị xước
- Đau hoặc có cảm giác bỏng rát trong miệng
- Cảm giác như có bông trong miệng
- Khô và nứt khóe miệng
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
- Mất vị giác
- Vị khó chịu trong miệng
- Những trường hợp nặng thường xảy ra ở bệnh nhân HIV/AIDS, tổn thương có thể lan xuống thực quản, bệnh nhân có thể thấy đau khi nuốt hoặc có cảm giác như thức ăn bị mắc trong họng.
Trẻ có thể gặp vấn đề khi bú hoặc bị khó chịu và dễ cáu gắt, trẻ có thể làm lây nhiễm nấm sang mẹ khi bú, mẹ bị nhiễm nấm có thể có dấu hiệu :
- Núm vú bị ngứa, nứt, nhạy cảm hoặc đỏ lên một cách bất thường
- Vùng da đậm màu quanh núm vú xuất hiện các mảng da bóng lên và bong tróc.
- Núm vú đau bất thường khi cho con bú
- Đau nhói sâu trong bầu vú.
Những trường hợp nặng thường xảy ra ở bệnh nhân HIV/AIDS, tổn thương có thể lan xuống thực quản, bệnh nhân có thể thấy đau khi nuốt hoặc có cảm giác như thức ăn bị mắc trong họng.
Ở người khỏe mạnh, nấm miệng hiếm khi gây ra biếm chứng, trong những trường hợp nặng, nấm miệng có thể lan xuống thực quản.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dẽ bị nhiễm nấm, nếu không được điều trị đúng cách, nấm có thể vào máu và gây bệnh cho mắt, tim, não hoặc các bộ phận khác của cơ thể gọi là bệnh nhiễm nấm hệ thống. Bệnh nấm hệ thống gây bệnh ở nhiều cơ quan và có thể đe dọa đến tính mạng và gây ra shock nhiễm khuẩn.
Chủng nấm Candida gây nấm miệng cũng gây viêm nhiễm ở các bộ phận khác của cơ thể và có thể lây từ người này sang người khác bằng nhiều cách:
- Lây qua dịch tiết nước bọt.
- Nhiễm nấm ở miệng hoặc âm đạo hoặc dương vật đều có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục.
- Phụ nữ bị nhiễm nấm trong quá trình mang thai cũng có thể lây sang con trong khi sinh.
Phụ nữ bị nhiễm nấm trong quá trình mang thai cũng có thể lây sang con trong khi sinh
Phụ nữ bị nấm ngực hoặc nấm núm vú nếu cho con bú mẹ trực tiếp thì có thể khiến con bị nấm miệng và ngược lại.
Mặc dù nấm Candida có thể được truyền tù người này sang người khác nhưng không phải lúc nào chúng cũng gây bệnh vì còn phụ thuộc vào đề kháng của người bị lây nhiễm.
Do nấm Candida rất phổ biến trong môi trường nên việc bị nhiễm nấm không thể khẳng định là do lây từ người khác.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh. Một số tình trạng bệnh lý, điều trị y khoa và lối sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh do làm suy yếu hệ miễn dịch hoặc phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh trong cơ thể.
- Những người đeo hàm giả: đặc biệt ở hàm trên và trong trường hợp không giữ vệ sinh sạch sẽ, hàm giả khít sát không tốt hoặc khi đeo hàm giả qua đêm.
Những người đeo hàm giả dễ bị nấm miệng
- Dùng thuốc kháng sinh: những người dùng kháng sinh có nguy cơ nhiễm nấm miệng cao hơn do thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt những vi khuẩn ức chế sự phát triển của nấm Candida.
- Sử dụng nước súc miệng quá mức: những người dùng nước súc miệng kháng khuẩn quá mức cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch:corticosteroids, or các thuốc ức chế miễn dịch như trong các trường hợp ghép tạng hoặc cả những thuốc dạng xịt như trong bệnh hen suyễn.
- Hệ miễn dịch suy yếu: những người bị suy giảm miễn dịch cũng thường bị mắc bệnh.
- Khô miệng
- Người ăn kiêng: những người có nguy cơ suy dinh dưỡng do chế độ ăn nghèo nàn hoặc do các bệnh lý ảnh hưởng đến khả ăng hấp thu của cơ thể cũng dễ mắc bệnh. Đặc biệt ở những người ăn ít chất sắt , vitamin B12 và acid Folic.
- Hút thuốc lá: dù cơ chế gây bệnh ở những người nghiệm thuốc chưa được rõ ràng nhưng họ có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn những người khác.
- Người có tiền sử điều trị ung thư: các hóa trị và xạ trị cũng tiêu diệt cả những tế bào khỏe mạnh nên người bệnh dễ nhiễm nấm hơn.
- Những bênh lý làm hệ miễn dịch bị suy yếu như ung thư máu, leukemia, ung thư hạch và HIV cũng tăng nguy cơ nhiễm bệnh , nấm miệng là nhiễm trung cơ hội phổ biến ở bệnh nhân HIV.
- Tiểu đường: tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, đồng thời làm tăng lượng đường trong máu, đây là môi trường tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh.
- Nhiễm nấm âm đạo: bệnh cũng do Candida gây ra nên nếu mẹ bị viêm âm đạo do nấm thì cũng có thế làm lây nhiễm sang con.
Để đề phòng viêm miệng do nấm, chúng ta nên:
- Ăn uống đủ chất và có lối sống lành mạnh để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: đánh răng 2 lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và đi khám răng định kì 6 tháng 1 lần.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng bệnh nấm miệng
- Nếu bị khô miệng thường xuyên thì cần điều trị triệt để.
- Với các bệnh nhân đeo hàm giả: tháo hàm trước khi ngủ, vệ sinh hàm giả hàng ngày và đảm bảo hàm sát khít tốt trong miệng.
- Hạn chế các thực phẩm có đường.
- Với những người dùng corticosteroit dạng xịt: cần súc miệng hoặc chải răng sau khi dùng thuốc.
- Bệnh nhân tiểu đường; cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Bệnh nhân bị nhiễm nấm ở các vùng khác của cơ thể như nấm âm đạo nên điều trị triệt để để hạn chế lây nhiễm nấm sang miệng.
Viêm miệng do nấm có thể được phát hiện qua thăm khám lâm sàng với các mảng trắng đặc trưng trong miệng.
Bác sỹ có thể lấy mẫu làm xét nghiệm để khẳng định xem có nấm hay không bằng cách cạo một phần nhỏ mảng nấm để soi dưới kính hiển vi xem có nấm hay không.
Nếu nghi ngờ nấm thực quản, bác sĩ sẽ khám họng qua ống nội soi nhỏ có đèn và camera gắn vào đầu ống, sau đó bác sĩ sẽ dùng tăm bông lấy mẫu ở vùng nghi ngờ nhiễm nấm để đi làm xét nghiệm.
Cần lấy mẫu làm xét nghiệm để khẳng định xem có nấm hay không
Bệnh nấm miệng, họng hoặc thực quản thường được điều trị bằng các thuốc kháng nấm. Các trường hợp nhẹ và vừa được điều trị bằng thuốc rơ miệng và họng từ 7-14 ngày .Với các trường hợp nặng, thuốc được chỉ định là fluconazole đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Fluconazole(Diflucan): thuốc kháng nấm dạng uống
Nếu điều trị bằng các thuốc kháng nấm không hiệu quả, bác sĩ có thể kê Iamphotericin B, tuy nhiên đây là lựa chọn cuối cùng do các tác dụng phụ của thuốc như: sốt, buồn nôn và nôn.
Cùng với việc dùng thuốc kháng nấm thì các biện pháp sau sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9%/ nước pha với baking soda/ nước pha giấm táo/ hoặc nước chanh.
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để tránh làm trầy xước vùng niêm mạc tổn thương.
- Thay bàn chải mới hàng ngày cho đến khi bệnh được điều trị dứt điểm
- Vệ sinh sạch sẽ hàm giả với những người có đeo hàm.
- Ăn sữa chua không đường để khôi phục lại hệ vi sinh khỏe mạnh trong miệng.
- Không dùng các loại nước súc miệng và nước xịt miệng.
Với các trẻ bú mẹ mà trẻ bị nấm miệng hoặc mẹ bị nấm núm vú thì việc điều trị cho cả 2 mẹ con là rất quan trọng để tránh vòng lây nhiễm mẹ - con. Trong trường hợp này cần phải điều trị như sau:
- Điều trị viêm miệng cho trẻ bằng thuốc kháng nấm, đồng thời bôi kem kháng nấm như Terbinafine(lamisil) hoặc Clotrimazole (Lotrimin) lên vú, và nhớ lau sạch kem trên vú trước khi cho con bú.
- Vệ sinh sạch sẽ cá vật trẻ thường cho vào miệng: ti giả, núm bình sữa, và cả máy hút sữa của mẹ.
- Giữ núm vú sạch và khô sau khi cho con bú, trong trường hợp mẹ dùng miếng lót thấm sữa, các bà mẹ cần tránh các miếng lot có lớp nhựa vì chúng sẽ tạo ra một lớp hơi ẩm, là môi trường thuạn lợi để nấm phát triển.
Bệnh nấm miệng, họng hoặc thực quản thường được điều trị bằng các thuốc kháng nấm. Các trường hợp nhẹ và vừa được điều trị bằng thuốc bôi miệng và họng từ 7-14 ngày, bao gồm các thuốc như clotrimazole, miconazole hoặc nystatin. Với các trường hợp nặng, thuốc được chỉ định là fluconazole đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!