Từ điển bệnh lý

Viêm đa dây thần kinh : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Viêm đa dây thần kinh

- Viêm đa rễ và dây thần kinh ngoại biên là bệnh lí khá phổ biến trong thực hành lâm sàng thần kinh với đặc trưng tổn thương viêm và mất myelin ở hệ thống sợi thần kinh khiến cho tốc độ dẫn truyền thần kinh bị giảm sút gây nên các biểu hiện bệnh.

- Có nhiều cách phân loại bệnh viêm đa rễ dây thần kinh.

Phân loại theo vị trí tổn thương: viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh

Viêm đa dây thần kinh

Viêm đa dây thần kinh

Phân loại theo diễn biến bệnh được phân loại 2 nhóm chính viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính (HC guilin barre), viêm đa rễ dây thần kinh mạn tính.

+ Hội chứng Guillain Barre: là bệnh cảnh cấp cứu trong thần kinh, với diễn biến cấp tính, có thể gây tử vong do tổn thương thần kinh chi phối các chức năng sống cơ bản: hô hấp, tim mạch. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra sau một tình trạng nhiễm trùng.

+ Viêm đa rễ dây thần kinh mạn tính: bệnh diễn biến chậm trong thời gian dài, thường không nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, khả năng lao động.


Nguyên nhân Viêm đa dây thần kinh

Nguyên nhân gây bệnh rất da dạng, với mỗi nhóm nguyên nhân khác nhau gây nên các bệnh cảnh tổn thương khác nhau.

- Bệnh lý tự miễn và nhiễm trùng: Hội chứng Guillain Barre thường khởi phát sau tình trạng nhiễm trùng, tiêm phòng vaccin (herpes, thủy đậu, sởi, quai bị…) hoặc can thiệp phẫu thuật với tỉ lệ khoảng 60 %. Cơ chế: hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể bảo vệ để chống lại tình trạng nhiễm trùng, tuy nhiên do sự nhầm lẫn miễn dịch, các kháng thể này đã tấn công bao myelin của sợi trục thần kinh khiến phá hủy chúng. Từ vị trí nút Ranvier, tổn thường huỷ myelin bắt đầu rồi tiến triển hướng tâm về phía tương bào của tế bào Schwann. Phần lớn các trường hợp có thể hồi phục hoàn toàn do tổn thương myelin trước, ít ảnh hưởng tới sợi trục.

- Bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, suy thận, thiếu hụt vitamin B12, suy giáp, , nghiện rượu, …trong đó đái tháo đường là nguyên nhân hay gặp nhất. Tổn thương thần kinh do nhiễm độc (chì, asen, các thuốc Allopurinol, colchicin, metronidazol, phenytonin,levofloxacin, statin…)

Bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường gây viêm đa dây thần kinh

Bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường gây viêm đa dây thần kinh

Nhóm nguyên nhân này thường gây nên bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh mạn tính. Các trường hợp viêm đa dây thần kinh do chuyển hóa thường ưu thế tổn thương sợi trục nhiều hơn vỏ myelin, biểu hiện tổn thương cảm giác thường sớm hơn tổn thương vận động và tiên lượng hồi phục sẽ kém hơn.

- Ngoài ra có khoảng 30-40% các trường hợp được gọi là là bệnh thần kinh vô căn do không tìm được nguyên nhân.


Triệu chứng Viêm đa dây thần kinh

Biểu hiện bệnh gồm các rối loạn cảm giác và yếu cơ tiến triển đến liệt.

- Tình trạng yếu cơ:

Đánh giá cơ lực theo thang điểm Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Vương quốc Anh như sau

  • Độ 0/5: Không có sự co cơ
  • Độ 1/5: Co cơ nhìn thấy được nhưng không hoặc gây ra cử động chi rất nhỏ
  • Độ 2/5: Có cử động chi nhưng không thắng được trọng lực
  • Độ 3/5: Cử động thắng trọng lực nhưng không thắng được sức cản
  • Độ 4/5: Cử động thắng được phần nào sức cản của người khám
  • Độ 5/5: Cơ lực bình thường

Phản xạ gân xương 2 chi dưới hay tứ chi giảm hoặc mất, vì vậy còn được gọi là tình trạng liệt mềm.

>> Đặc điểm của tình trạng yếu cơ: thường đối xứng 2 bên, ưu thế ngọn chi, thường gặp 2 chi dưới nhiều hơn. Tuy nhiên có 1 số trường hợp liệt gốc chi giống như ngọn chi đồng đều, diễn biến từ 2 chân lan lên 2 tay. Đặc biệt liệt các dây thần kinh sọ não như dây số III, IV, VI gây rối loạn vận nhẫn, dây thần kinh IX, X, XII gây nuốt khó, nói khó.

Triệu chứng bệnh viêm đa dây thần kinh

Triệu chứng bệnh viêm đa dây thần kinh

Có khoảng 10% trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính biểu hiện liệt mềm diễn biến nặng, liệt cơ hô hấp gây khó thở cần phải hỗ trợ hô hấp.

- Rối loạn cảm giác: thường biểu hiện rối loạn cảm giác nông như cảm giác đau, dị cảm, cảm giác châm chích ở các chi. Biểu hiện rối loạn cảm giác sâu ít gặp hơn như giảm hoặc mất cảm giác rung, tư thế vị trí, nhận biết đồ vật. Tình trạng tổn thương cảm giác và vận động không phải luôn song hành và với mức độ tương tự nhau.

- Biểu hiện rối loạn dinh dưỡng: teo cơ, máy giật cơ….

Rối loạn thần kinh thực vật với các triệu chứng tăng tiết dịch phế quản, tăng tiết mồ hôi, nước bọt nhẹ hơn là mạch nhanh, huyết áp hạ, mức độ nặng có thể ngừng tim. Ngòai ra do tăng tiết ADH gây rối loạn điện giải, rối loạn dường huyết…trong 1- 3 tuần đầu hội chứng Guillain Barre.

- Các biểu hiện bệnh kèm theo khác: chuột rút, đau bắp chân về đêm, phù khi thiếu vitamin PP, vitamin B12; run, bịa chuyện và mất trí nhớ gần trong bệnh cảnh hội chứng Korsakoff ở bệnh nhân nghiện rượu, biểu hiện tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài lỏng trong các trường hợp do nhiễm độc….


Các biến chứng Viêm đa dây thần kinh

- Bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính: bệnh thường có xu hướng xấu đi trong khoảng hai tuần từ khi khởi phát triệu chứng, đạt đỉnh và duy trì ổn định 2- 4 tuần. Có khoảng 30% bệnh nhân cần phải hỗ trợ thở máy do liệt cơ hô hấp trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Khi qua được giai đoạn nguy hiểm, thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 6- 12 tháng. Trình tự hồi phục thường là cảm giác đến vận động.Tiên lượng hồi phục thường rất tốt với khoảng 70% hồi phục hoàn toàn, tỉ lệ để lại di chứng về vận động hoặc cảm giác chiếm khỏang 10%. Các di chứng có thể gặp: liệt vận động không hồi phục, dị cảm da không hồi phục, rối loạn thần kinh thực vật,…

Các di chứng có thể gặp: liệt vận động không hồi phục

Các di chứng có thể gặp: liệt vận động không hồi phục


Phòng ngừa Viêm đa dây thần kinh

Không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, tuy nhiên cần chú ý một số nội dung để giảm nguy cơ có thể mắc bệnh:

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định: đúng loại thuốc, đúng thời gian, đúng liều lượng. Khi dùng thuốc có bất kì tác dụng không mong muốn nào nên trao đổi lại với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh phù hợp.

- Không lạm dụng rượu, tránh tổn thương thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12

- Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ các thành phần đặc biệt các vitamin B, E,calci, magie….như ăn tăng cường rau xanh, hoa quả…

- Kiểm tra sức khỏe định kì phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lí như đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp…

Kiểm tra sức khỏe định kì phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lí như đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp

Kiểm tra sức khỏe định kì phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh lí như đái tháo đường, suy thận, suy tuyến giáp

- Tuân thủ điều trị cũng như kế hoạch tái khám nếu đã được chẩn đoán bệnh.


Các biện pháp chẩn đoán Viêm đa dây thần kinh

Để chẩn đoán xác định bệnh cần phối hợp lâm sàng và các tiêu chuẩn cận lâm sàng. …. Triệu chứng lâm sàng có vai trò quan trọng trong việc gợi ý định hướng tổn thương và chẩn đoạn được củng cố bằng các phương tiện thăm dò và xét nghiệm phù hợp

+ Lâm sàng: liệt mềm, tính chất đối xứng, ưu thế ngọn chi có thể kèm hoặc không kèm theo rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, teo cơ….

+ Cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh: ghi điện thần kinh cơ và xét nghiệm dịch não tủy là 2 kĩ thuật cơ bản để chẩn đoán bệnh.

- Xét nghiệm dịch não tủy: có hiện tượng phân ly đạm tế bào:protein tăng, số lượng tế bào dịch bình thường hoặc giảm. Tuy nhiên thường thấy hiện tượng này sau khi bệnh diễn biến khoảng 1 tuần, với các trường hợp xét nghiệm sớm kết quả dịch não tủy có thể hoàn toàn bình thường.

- Điện cơ: kéo dài thời giam tiềm tàng, tốc độ dẫn truyền thần kinh của các rễ và sợi thần kinh bị giảm, biên độ đáp ứng của phức hợp điện thế hoạt động của cơ (CMAP) giảm với các tổn thương sợi trục, phản xạ sóng F kéo dài, giảm hoặc mất với các tổn thương rễ thần kinh.

- Ngoài ra có các kĩ thuật sinh thiết thần kinh – cơ, xét nghiệm các tự kháng thể GM1 trong bệnh cảnh beejnhday thần kinh vận động ( Multifocal motor neuropathy), GM1, GD1a trong bệnh cảnh Guillain-Barre, GQ1b trong Miller Fisher.

- Các trường hợp tổn thương thần kinh sọ như Hội chứng Miller Fisher (MFS) cần phối hợp chụp MRI sọ não để loại trừ các bệnh lí vùng thân não ( viêm, u não, đột quỵ…)

Chụp MRI sọ não để loại trừ các bệnh lí vùng thân não

Chụp MRI sọ não để loại trừ các bệnh lí vùng thân não

- Các xét nghiệm sinh hóa khác để tìm kiếm nguyên nhân: đường máu, chức năng tuyến giáp, chức năng thận, vitamin B12….


Các biện pháp điều trị Viêm đa dây thần kinh

Với mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có thái độ xử trí và điều trị khác nhau. Hiện tại chưa có điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cả trong trường hợp cấp tính và mạn tính.

Với các trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính: nên được theo dõi và điều trị tại các trung tâm hồi sức tích cực.

+ Cần đảm bảo chức năng sống đặc biệt là chức năng hô hấp, điều trị tich cực thở máy nếu có liệt cơ hô hấp. dung tích sống giảm khoảng 30%

+ Cần đặt sonde dạ dày với các trường hợp rối loạn nuốt tránh nguy cơ sặc gây nặng hơn tình trạng hô hấp

+ Tim mạch: cần theo dõi bằng monitoring nếu nhịp chậm 50 lần/phút thì nên đặt máy tạo nhịp

+ Solumedrol 10mg/kg × 5 ngày tuy nhiên hiện tại về hiệu quả điều trị của phương pháp ức chế miễn dịch trên cưa thực sự rõ ràng.

+ Thuốc Immunoglobin liều 0,4g/kg ngày trong 5 ngày. Tổng liều khoảng 2 mg/ kg

+ Lọc huyết tương với các trường hợp diễn biến nặng không đáp ứng với điều trị trên

+ Dự phòng thuyên tắc mạch chi bằng heparin 5.000 đơn vị tiêm dưới da nhắc lại mỗi 12 giờ

+ Điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu có: kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân (đái tháo đường, suy giáp, suy thận…), điều trị tình trạng nhiễm trùng, loại bỏ các độc chất, các thuốc gây độc thần kinh ngoại biên

+ Dinh dưỡng thần kinh: Các vitamin nhóm B: B1, B6, B12, các thuốc tăng cường tái tạo myelin như nucleofort, nivalin……, thuốc chống gốc tự do: eckhart Q10, vitamin E…

+ Giảm đau thần kinh bằng các nhóm thuốc chống co giật: Pregabalin, Gabapentin,…thuốc chấm trầm cảm Nortriptyline, . Amitriptyline, Doxepin ,Venlafaxine.,….

+ Tập vận động phục hồi chức năng nên thực hiện sớm tránh tình trạng cứng khớp, teo cơ…, cần lăn trở thường xuyên tránh loét vùng tỳ đè.

+ Các biện pháp y học cổ truyền, vật lí trị liệu như điện châm, điện xung, hồng ngoại, siêu âm sóng ngắn giúp hỗ trợ điều trị trong giai đoạn hồi phục của bệnh.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map