Bác sĩ:Bác sĩ Lê Thị Lan Anh
Chuyên khoa:Da liễu
Năm kinh nghiệm:04 năm
Vảy nến còn được gọi là Psoriasis, là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh đỏ da bong vảy. Đây là tình trạng bệnh lý da mạn tính, tiến triển thành từng đợt, những đợt bệnh ổn định xen kẽ những đợt bùng phát, tái diễn dai dẳng suốt đời.
Hình ảnh bệnh vảy nến
Bệnh được đặc trưng bởi các mảng thương tổn màu đỏ trên da, có vảy, ranh giới rõ. Ngoài ra, Vảy nến còn có thể gây tổn thương ở niêm mạc, móng và khớp.
Bệnh có thể gặp ở hầu hết nước trên thế giới. Tỷ lệ bệnh Vảy nến chiếm khoảng 2-3% dân số tùy theo từng quốc gia. Theo thống kê, có khoảng 7,4 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh Vảy nến.
Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh tuy nhiên lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ: ảnh hưởng thẩm mỹ, đời sống tinh thần cũng như kinh tế, vật chất…
Nguyên nhân gây bệnh Vảy nến chưa được làm rõ. Nhiều quan điểm cho rằng Vảy nến là bệnh do rối loạn miễn dịch và có yếu tố di truyền.
Yếu tố di truyền
Bệnh Vảy nến thường gặp ở những người có HLA-B13, B17, BW57 và CW6, đặc biệt là HLA-CW6 chiếm 87% bệnh nhân. Người thừa hưởng một trong số các gen này làm cho họ có nhiều khả năng phát triển bệnh Vảy nến.
Theo Tổ chức Bệnh Vảy nến Quốc gia (NPF), chỉ khoảng 2-3% những người có gen này phát triển thành bệnh Vảy nến.
Tuy nhiên, người ta thấy rằng có nhiều yếu tố quyết định tính di truyền trong bệnh Vảy nến, bởi vậy, không một yếu tố riêng nào có thể gây được bệnh.
Cơ chế miễn dịch
Bệnh Vảy nến là kết quả của một quá trình sản xuất da quá mức. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức làm tăng tốc độ phát triển của tế bào da. Các tế bào da bình thường sẽ sản sinh, tái tạo trong thời gian khoảng một tháng, hay nói cách khác, chu kì làm việc của da sẽ kéo dài trong khoảng 4 tuần. Còn với bệnh Vảy nến, các tế bào da lại làm điều này chỉ trong vài ngày. Thay vì các tế bào da được sản sinh đúng tiến độ, da chết sẽ được bong ra, mất đi qua việc chúng ta tắm rửa, kì cọ hàng ngày thì các tế bào da ở bệnh nhân Vảy nến lại liên tục được sản sinh, đốt cháy giai đoạn, ảnh hưởng đến sự tăng sinh và biệt hóa các tế bào ở lớp thượng bì nên tạo ra những lớp tế bào không hoàn chỉnh, chồng chất lên nhau và tạo nên các thương tổn Vảy nến.
Triệu chứng của bệnh Vảy nến rất đa dạng, ngoài biểu hiện ở da, còn có thể có thương tổn ở niêm mạc, móng, khớp. Những triệu chứng khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào từng thể bệnh.
Dát đỏ
Ngứanhiều hay ít phụ thuộc từng bệnh nhân
Vị trí:thương tổn dát đỏ thường xuất hiện ở
Thương tổn thường có tính chất đối xứng 2 bên.
Nghiệm pháp Brocq (+)
Ở bệnh nhân Vảy nến đã điều trị hoặc trường hợp Vảy nến có biến chứng thì dấu hiệu này không rõ.
Vảy nến ở khuỷu tay
Chiếm khoảng 30-50% số trường hợp bệnh nhân Vảy nến
Đa phần có kèm theo thương tổn da ở đầu ngón hoặc thân mình, đầu, mặt, cổ.
Nếu chỉ có thương tổn móng đơn thuần thì rất khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tại móng, phải sinh thiết móng để khẳng định chẩn đoán.
Thương tổn móng thường gặp :
Hình 2. Thương tổn móng ở bệnh nhân vảy nến
*Thương tổn khớp
Chiếm khoảng 10-20% số trường hợp bệnh nhân vảy nến.
Trên phim XQuang thể hiện tình trạng: mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương, dính khớp.
*Thương tổn niêm mac
Ở quy đầu: những dát màu hồng, không thâm nhiễm, ranh giới rõ với vùng da lành, trên bề mặt dát không có hoặc rất ít vảy trắng, thương tổn có xu hướng tái diễn ở mỗi đợt bùng phát của bệnh.
Ở lưỡi: thương tổn viêm đỏ giống Viêm lưỡi hình bản đồ hoặc Viêm lưỡi phì đại tróc vảy.
Ở mắt: hình ảnh viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt
Ngoài ra, tùy theo biểu hiện khác nhau của Vảy nến mà có các thể lâm sàng khác nhau:
Dựa theo kích thước và số lượng thương tổn
Dựa theo vị trí thương tổn
Ở bệnh nhân vảy nến thể mủ, các giai đoạn: dát đỏ, mụn mủ và bong vảy da xuất hiện xen kẽ do các đợt phát bệnh xảy ra liên tiếp.
Thường là biến chứng của Vảy nến thể thông thường, đặc biệt là do dùng corticoid toàn thân, có khi lại là biểu hiện đầu tiên của bệnh vảy nến.
Có hai hình thái:
Hình thái khô và ướt đôi khi lại là 2 giai đoạn tiến triển của bệnh, ban đầu thương tổn khô sau đó xuất hiện phù nề, nứt nẻ, tiết dịch, bội nhiễm.
Hình 3. Đỏ da toàn thân vảy nến
Tất cả vảy nến thông thường ở người lớn có thể được thấy ở trẻ em. Tuy nhiên, vảy nến ở trẻ em có thể gặp một số hình thái đặc biệt.
Vảy nến ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người bệnh
Bệnh nhân bị Vảy nến khi không được điều trị bài bản, theo dõi định kỳ hoặc bệnh nhân không điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng như:
Bệnh Vảy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, với tỷ lệ nam nữ ngang nhau. Tuy nhiên:
Các yếu tố thuận lợi làm khởi phát hoặc bùng phát bệnh Vảy nến
Có người thân trong gia đình mắc bệnh Vảy nến, nguy cơ phát triển bệnh Vảy nến cao hơn . Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người bị Vảy nến nhưng gia đình lại không có ai có tiền sử bị bệnh; trong khi đó, một số người có tiền sử gia đình bị Vảy nến thì bản thân họ lại không mắc bệnh.
Vậy Vảy nến có lây?
Bệnh Vảy nến không lây. Bạn không thể truyền tình trạng da bị vảy nến sang người khác. Chạm vào tổn thương vảy nến trên da người khác sẽ không khiến bạn bị vảy nến.
Mọi người cần biết rõ điều này, bởi nếu không biết, mọi người sẽ có cử chỉ xa lánh, kì thị người bị Vảy nến và điều đó ảnh hưởng tai hại đến những người bệnh, khiến họ mặc cảm tự ti, sống khép kín với cộng đồng, đây cũng là 1 trong số những yếu tố làm nặng tình trạng Vảy nến
Người bị bệnh Vảy nến thì nên ăn gì ?
Thực phẩm hay chế độ sinh hoạt, lối sống nói chung không thể chữa khỏi bệnh Vảy nến, nhưng chúng có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Vảy nến cũng như làm giảm các đợt bùng phát bệnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh:
Tạo lối sống lành mạnh:
Tạo lối sống lành mạnh
Bệnh Vảy nến đôi khi khó chẩn đoán do người bệnh đã dùng thuốc điều trị làm thay đổi hình ảnh lâm sàng của bệnh.
Chẩn đoán xác địnhdựa vào:
Đặc trưng là hình ảnh tế bào sừng vẫn còn nhân, mất lớp hạt, lớp gai
quá sản, thâm nhiễm viêm.
Chẩn đoán phân biệt
Thương tổn: các sẩn màu hồng, xung quanh có vảy trắng( dễ gây nhầm lẫn)
Khác nhau:
Thương tổn: dát đỏ( dễ gây nhầm lẫn với Vảy nến đã điều trị)
Khác: ở Lupus đỏ kinh
Thương tổn: các sẩn, mảng màu hồng có váy trắng
Khác nhau:
Cạo vảy ở bệnh Á vảy nến có dấu hiệu “gắn xi".
Thương tổn: mảng da đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, có vảy phấn nổi cao so với trung tâm.
Khác nhau:
Thương tổn:
Khác nhau:
Vảy nến là một bệnh mạn tính, tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Vậy nên, cần có liệu trình điều trị thích hợp và duy trì lâu dài. Điều trị bệnh Vảy nến chia thành 2 giai đoạn:
Cho đến nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Vảy nến. Tuy nhiên, nếu vận dụng và phối hợp các phương pháp một cách hợp lý cùng với sự hợp tác tốt của người bệnh thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh Vảy nến, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh Vảy nến.
Tại chỗ
Có thể dùng các thuốc bôi nhằm làm sạch thương tổn:
Quang trị liệu
Toàn thân
Liều thay đổi theo từng bệnh nhân và từng giai đoạn bệnh.
Tác dụng phụ:
Vì vậy, thầy thuốc phải thận trọng khi chỉ định và cần theo dõi nghiêm ngặt tình trạng người bệnh trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, trường hợp Vảy nến thể mủ trên phụ nữ có thai, cân nhắc sử dụng corticoid đường toàn thân.
Các thuốc sinh học
Chỉ định trong các trường hợp:
Chống chỉ định tuyệt đối với:
Với trẻ em, thận trọng khi chỉ định.
Thuốc chia thành 3 nhóm:
Alefacept
- Liều dùng: 15mg tiêm bắp hàng tuần x 12 tuần.
- Tác dụng phụ: giảm số lượng tế bào lympho, bệnh ác tính, nhiễm khuẩn nặng, Tác dụng của các vaccin sống chưa được nghiên cứu.
-Theo dõi: số lượng CD4 mỗi 2 tuần trong quá trình điều trị.
Ustekinumab (Stelara)
- Liều dùng: tiêm dưới da, tại tuần thứ 0, thứ 4 và sau đó cứ mỗi 12 tuần.
- Tác dụng phụ: nhiễm khuẩn nặng, tăng nguy cơ bệnh ác tính.
- Lưu ý: Không khuyến cáo dùng Vaccin sống
Secukinumab (Novartis)
- Liều dùng: tiêm dưới da, 150mg hàng tháng hoặc ở các tuần 1,2,4.
- Tác dụng phụ: viêm mũi họng, đau đầu, làm bệnh vảy nến nặng thêm, nhiễm khuẩn, hạ bạch cầu, dị ứng.
Brodalumab (Amgen)
- Liều dùng: thử nghiệm lâm sàng pha II sử dụng các liều 70, 140, 210, 280 tiêm hàng tháng, trong thời gian 3 tháng.
- Tác dụng phụ: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau khớp, phản ứng tại chỗ tiêm, giảm bạch cầu, mày đay.
Ixekizumab (Eli Lilly)
- đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng
-Tác dụng phụ: giống với brodalumab, bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau khớp, phản ứng tại chỗ tiêm, giảm bạch cầu, mày đay.
Etanercept (Enbrel)
- Liều dùng: tiêm dưới da, 25-50 mg x 2 lần/tuần
Thường cho 50 mg x 2 lần/tuần x 12 tuần, sau đó cho 50 mg hằng tuần.
-Tác dụng phụ: nhiễm khuẩn nặng, xơ cứng tủy rải rác, bệnh ác tính, làm nặng suy tim sung huyết, hội chứng giống lupus (kháng thể kháng ds-DNA dương tính).
- Lưu ý: Không nên dùng vaccin sống.
Infliximab(Remicade)
- Liều dùng: truyền tĩnh mạch trên 2 giờ
5-10 mg/kg tại các tuần 0, 2 và 6, sau đó cứ 08 tuần một lần.
- Tác dụng phụ: nhiễm khuẩn nặng, xơ cứng tủy rải rác, bệnh ác tính, làm nặng suy tim sung huyết, hội chứng giống lupus (kháng thể kháng ds-DNA dương tính).
- Lưu ý: Không nên dùng vaccin sống.
Adalimumab (Humira)
- Liều dùng: Chế phẩm của thuốc dưới dạng tiêm
- Tác dụng phụ: phản ứng tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn, hội chứng giống lupus, làm nặng tình trạng suy tim, các biểu hiện thần kinh.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân lao, Viêm gan B
- Lưu ý: Không sử dụng vac-xin sống khi dùng thuốc.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!