Từ điển bệnh lý

Ung thư phúc mạc : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Ung thư phúc mạc

Cấu tạo của phúc mạc:

- Phúc mạc là một lớp màng kín che phủ ở mặt trong của thành bụng, đồng thời lớp màng này có khả năng bao bọc lấy toàn bộ các tạng thuộc ống tiêu hoá và cả một số cơ quan khác nằm trong ổ bụng. Phúc mạc được cấu tạo bởi lá thành (mạc nối), lá tạng (mạc treo) và lá trung gian (dây chằng).

- Ung thư phúc mạc được chia thành 2 loại: ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư phúc mạc thứ phát (là khi tế bào ung thư di căn từ bộ phận khác đến và gây bệnh ở phúc mạc).

Ung thư phúc mạc nguyên phát:

Loại này thường hiếm gặp và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 3% trong số các ca ung thư phúc mạc. Nguyên nhân hình thành là do bản thân tế bào ung thư ở phúc mạc tăng sinh đột biến. Có 3 thể mô bệnh học thường gặp của ung thư phúc mạc nguyên phát đó là:

  • U tế bào tròn nhỏ xơ hoá - desmoplastic small round cell tumor;
  • Ung thư biểu mô nhú thanh dịch phúc mạc nguyên phát - primary peritoneal serous papillary carcinoma;
  • U trung biểu mô phúc mạc ác tính lan tỏa- diffuse malignant peritoneal mesothelioma;

Ung thư phúc mạc thứ phát:

Loại này chiếm phần lớn trong các ca ung thư phúc mạc, xảy ra khi ung thư di căn từ nơi khác trong cơ thể đến phúc mạc. Các cơ quan có khối u lây lan sang bộ phận này có thể là:

  • Tạng trong ổ bụng:
  • Ung thư buồng trứng (46%);
  • Ung thư dạ dày (14%);
  • Ung thư tuỵ (9%);
  • Ung thư đại trực tràng (7%).
  • Tạng ngoài ổ bụng (chiếm 10%), trong đó:
  • Ung thư vú (41%);
  • Ung thư phổi (21%);
  • Ung thư hắc tố (9%).

Ung thư phúc mạc

4 con đường di chuyển chính của tế bào ung thư:

  • Tế bào xâm nhập trực tiếp vào phúc mạc;
  • Men theo đường tuần hoàn máu;
  • Nương nhờ hệ bạch huyết;
  • Gieo rắc các tế bào ung thư tự do vào phúc mạc

Nguyên nhân Ung thư phúc mạc

Một số các nhân tố sau đây góp phần gây nên bệnh ung thư phúc mạc ở người bệnh đó là:

  • Người mắc hội chứng thừa cân, béo phì có nguy cơ bị ung thư phúc mạc cao hơn so với người có cân nặng tương đối;

Người mắc hội chứng thừa cân, béo phì có nguy cơ bị ung thư phúc mạc cao

  • Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone sau thời kỳ mãn kinh;
  • Người cao tuổi;
  • Bị lạc nội mạc tử cung;
  • Ổ bụng tiếp xúc gần và thường xuyên với các bức xạ;
  • Amiang cũng là một yếu tố phổ biến gây bệnh ung thư phúc mạc;
  • Những người làm việc trong môi trường chứa các chất độc hại như erionite - đây là một dạng sợi silicat được tìm thấy rất nhiều trong những khu vực khai thác và chế biến khoáng sản;
  • Bệnh nhân bị viêm phúc mạc mạn tính phát triển thành ung thư;
  • Thói quen ăn uống: ít ăn rau và tiêu thụ nhiều chất béo có hại

Triệu chứng Ung thư phúc mạc

Các biểu hiện của bệnh ung thư phúc mạc thường không xuất hiện rõ ràng và khó phát hiện. Sang đến các giai đoạn sau triệu chứng bệnh tăng dần và bệnh nhân có thể cảm nhận được chúng. Cụ thể như sau:

  • Bụng chướng và phình to lên;

Bụng chướng và phình to lên;

  • Bụng đau âm ỉ, cơn đau dần lan ra khắp ổ bụng;
  • Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân;
  • Chán ăn, ăn có cảm giác nhanh no;
  • Buồn nôn;
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi thiếu sức sống;
  • Sốt cao.
  • Khi đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát được các triệu chứng tổn thương bên trong bao gồm:
  • Sờ nắn thấy có khối u cứng ở thành bụng;
  • Tràn dịch màng bụng: dịch có thể có màu vàng hoặc dịch máu, thường sẽ là dịch tiết;
  • Thống kê cho thấy có khoảng 25% tỷ lệ các ca bệnh được chẩn đoán mắc ung thư phúc mạc nguyên phát có sự hiện diện của các tế bào ác tính ở trong dịch ổ bụng;
  • Dịch ổ bụng có nồng độ Canxi và LDH rất cao;
  • Phúc mạc có dấu hiệu tấy đỏ, sưng và có nhiều vi huyết quản;
  • Thâm nhiễm phúc mạc: nội soi cho ra hình ảnh các nối lớn cứng, dày, xù xì, các mảng nằm trên phúc mạc tạng và phúc mạc thành bị thâm nhiễm;
  • Xuất hiện các nốt hạt nhỏ, sần, màu trắng đục, có các loại kích thích to nhỏ khác nhau, sần sùi ở trên các mạc nối, quai ruột và trên phúc mạc thành

Danh sách các triệu chứng:

  • Bụng chướng và phình to lên;
  • Bụng đau âm ỉ, cơn đau dần lan ra khắp ổ bụng;
  • Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân;
  • Chán ăn, ăn có cảm giác nhanh no;
  • Buồn nôn;
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi thiếu sức sống;
  • Sốt cao.

Phòng ngừa Ung thư phúc mạc

Hiện vẫn chưa có biện pháp đặc hiệu để ngăn chặn nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Nhưng dựa trên các yếu tố nguy cơ gây ung thư phúc mạc, chúng ta có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Duy trì chỉ số cân nặng hợp lý, chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch cho cơ thể;

Chế độ ăn nhiều rau củ quả.

  • Cân nhắc việc sử dụng liệu pháp hormone đối với phụ nữ sau mãn kinh;
  • Cần có các trang phục bảo hộ khi làm việc trong môi trường chứa chất độc hại như amiang, erionite,...;
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bức xạ;
  • Chế độ ăn nhiều rau củ quả.

Các biện pháp chẩn đoán Ung thư phúc mạc

Dưới đây là các xét nghiệm cần thiết có thể được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán ung thư phúc mạc ở bệnh nhân:

-Xét nghiệm dịch ổ bụng:có tác dụng hỗ trợ phát hiện tế bào ung thư tự do có trong dịch ổ bụng;

-Siêu âm ổ bụng:kỹ thuật này thường không giúp quan sát rõ những tổn thương có kích thước nhỏ ở phúc mạc. Tuy nhiên siêu âm ổ bụng lại khá hữu ích trong trường hợp phát hiện tràn dịch ổ bụng và các tổn thương ở tạng như lạch, hạch, gan hoặc khối u di căn trong ổ bụng;

Siêu âm ổ bụng

- Nội soi ổ bụng sinh thiết:phương pháp nội soi ổ bụng giúp cho ra hình ảnh trực tiếp của khoang phúc mạc, sinh thiết là để lấy mô bệnh đem đi xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Mặc dù biện pháp này có giá trị nhất định trong công tác chẩn đoán xác định ung thư phúc mạc nhưng đây lại là một kỹ thuật xâm lấn, có khả năng gây tai biến;

-Chụp cắt lớp vi tính đa dãy MSCT:chụp cắt lớp vi tính thường có hiệu quả trong việc chẩn đoán tràn dịch ổ bụng và tổn thương ở những vị trí khác, ngoài ra còn giúp phát hiện ra các đặc điểm là dấu vết của ung thư di căn phúc mạc như:

- Thành phúc mạc dày lên và mức độ ngấm thuốc tăng;

- Mạc treo bện xoắn thành từng đám, dày hình nếp gấp, hình sao hoặc thành đám lớn;

- Hình ảnh bánh mạc nối;

- Các nốt hoặc các dải, các mảng tỷ trọng mô mềm;

- Thành ruột có dấu hiệu dày hơn và xuất hiện thương tổn dạng nốt.

Kỹ thuật MDCT thường phát hiện rất tốt những tổn thương có kích thước từ 5mm trở lên (89%), nhưng với các tổn thương nhỏ hơn 5mm thì độ nhạy khá thấp (43%);

-Chụp cộng hưởng từ MRI:giúp phát hiện các thương tổn kích cỡ trên 1cm và hiệu quả tương đương phương pháp chụp MSCT. Đồng thời, chụp CT khi gia tăng độ khuếch tán có tác dụng tăng cơ hội phát hiện những tổn thương dưới 1cm nằm trên phúc mạc, đặc biệt là ở những khu vực mà chụp MSCT khó phát hiện ra như: thành ruột non, dây chằng Treiz hoặc rốn gan;

-Chụp PET/CT:phương pháp chẩn đoán hình ảnh này nếu so với MSCT thì có độ nhạy cao hơn, tuy nhiên độ đặc hiệu trong việc phát hiện các thương tổn ở phúc mạc thì lại tương đương.


Các biện pháp điều trị Ung thư phúc mạc

Các lựa chọn trong công tác điều trị ung thư phúc mạc

Để tiêu diệt các tế bào ung thư tại phúc mạc, có các phương pháp điều trị thường được ứng dụng phổ biến sau đây:

-Phẫu thuật:khi đã phát hiện được khối u, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. Ngoài ra không những khối u chính cần được cắt bỏ mà các vùng mô lây nhiễm xung quanh cũng cần được nạo vét;

khi đã phát hiện được khối u, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ

-Hoá trị:

Sử dụng hoá chất đơn độc: áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật;

Hóa chất kết hợp với phẫu thuật: liệu pháp này có thể dùng trong thời điểm trước khi phẫu thuật nhằm giúp thu nhỏ kích thước của khối u, trong khi phẫu thuật kết hợp đổ hóa chất vào khu vực ổ bụng để ngăn chặn tế bào ung thư phát tán và lan rộng sang các khu vực xung quanh, dùng hoá chất sau phẫu thuật giúp tiêu diệt nốt các dấu hiệu còn sót lại của tế bào ung thư. Tuỳ vào từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ linh hoạt trong việc ứng dụng hoá chất trong điều trị.

-Xạ trị và điều trị kháng thể:nếu xảy ra hiện tượng cổ trướng căng to thì cần phải tiến hành chọc tháo dịch. Trường hợp thể trạng của bệnh nhân quá gầy yếu, không thể ăn uống được bằng đường miệng thì có thể truyền dịch, truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào cơ thể bệnh nhân.

-Điều trị giảm đau:sử dụng các loại thuốc tuỳ theo mức độ: chống viêm giảm đau không steroid, nhóm paracetamol, chế phẩm opiat.

Dựa trên tình hình sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân, nếu kết hợp đúng cách các biện pháp nêu trên thì sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng sống cũng như kéo dài thêm tuổi thọ cho bệnh nhân.

Các dấu hiệu cho thấy thể trạng sức khỏe của bệnh nhân sau điều trị đã tốt lên và tiên lượng bệnh đã khả quan hơn:

- Người bệnh đáp ứng điều trị tốt khi cổ trướng đã hết dịch sau 3 lần điều trị bằng hóa chất. Thể trạng thay đổi tích cực, bệnh nhân đã có thể tự sinh hoạt bình thường và không gặp nhiều trở ngại;

- Đáp ứng điều trị một phần: dịch cổ trướng đã giảm đi hoặc không còn dấu hiệu tăng cổ trướng. So với trước khi phẫu thuật thì thể trạng của bệnh nhân đã khá hơn.

Nếu sau khi hoàn tất liệu trình điều trị mà bệnh nhân không đáp ứng thì sẽ biểu hiện các triệu chứng sau: tình trạng cổ trướng vẫn tiếp tục tăng, tình hình sức khoẻ không được cải thiện và sau 3 lần điều trị hoá chất thể trạng lại có xu hướng xấu dần.


Tài liệu tham khảo:

  • Tìm hiểu ung thư phúc mạc nguyên phát | Hệ thống Vinmec
  • Tìm hiểu về nguyên nhân và hướng điều trị ung thư di căn phúc mạc | Vinmec
  • Ung thư di căn phúc mạc | Bệnh viện 108

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map