Từ điển bệnh lý

Ung thư phổi giai đoạn cuối, chăm sóc và điều trị giảm nhẹ : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Ung thư phổi giai đoạn cuối, chăm sóc và điều trị giảm nhẹ

Ung thư phổilà một loại bệnh phổ biến và cũng là nguyên nhân cướp đi rất nhiều sinh mạng trên thể giới hàng năm. Ở giai đoạn đầu bệnh rất khó phát hiện, phần lớn người bệnh phát hiện mình bị ung thư phổi khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn di căn.

Ung thư phổi là nguyên nhân cướp đi hàng trăm sinh mạng trên thể giới hàng năm

Ung thư phổi là nguyên nhân cướp đi hàng trăm sinh mạng trên thể giới hàng năm

Theo nghiên cứu, hiện nay bệnh ung thư phổi được chia thành 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Dưới đây là các con số đáng báo động về tình trạng mắc ung thư phổi tại Việt Nam:

  • Ung thư phổi chiếm đa số trong các bệnh mắc ở nam giới, và đứng thứ 3 ở nữ giới;
  • Mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc ung thư phổi mới được ghi nhận, nhưng cũng có đến 20.000 bệnh nhân tử vong do ung thư phổi;
  • 70% số bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (khi ung thư phổi đã di căn sang bộ phận khác hoặc đã ở giai đoạn 4), ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị.

Một khi đã xác định được rằng bệnh nhân bị ung thư phổi ở giai đoạn cuối, gia đình và bản thân người bệnh phải đưa ra những quyết định khó khăn trong chọn lựa phương hướng điều trị. Do vậy, không chỉ riêng bệnh nhân đã mắc ung thư phổi mà tất cả mọi người đều cần phải bổ sung kiến thức về ung thư phổi, đặc biệt là giai đoạn cuối để cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như kéo dài thời gian sống.

Điều trị giảm nhẹ trong ung thư phổi giai đoạn cuối là biện pháp tích cực với mục tiêu:

- Giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn về thể xác do điều trị và các triệu chứng của bệnh;

- Động viên tinh thần bệnh nhân, tiếp tục giữ vững tinh thần trong công tác chữa bệnh.

Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2014 đã khẳng định rằng: Điều trị giảm nhẹ trong chữa bệnh là nhiệm vụ mang tính đạo đức của hệ thống y tế nói chung, và cũng là nghĩa vụ đạo đức của các chuyên gia y tế nói riêng giúp làm giảm bớt và xoa dịu nỗi đau về thể chất, tinh thần và tâm lý xã hội của bệnh nhân, cho dù có thể chữa khỏi tình trạng bệnh hay không.


Nguyên nhân Ung thư phổi giai đoạn cuối, chăm sóc và điều trị giảm nhẹ

Bệnh ung thư phổi nguy hiểm là thế, vậy có những nguyên nhân nào gây nên căn bệnh quái ác này?

Thói quen hút thuốc lá của người bệnh: Có thể từ thời trẻ chưa phát hiện ra và chúng ta vẫn vô tư tiêu thụ sản phẩm độc hại này bất chấp những khuyến cáo từ ngành y tế. 90% bệnh nhân ung thư phổi là do hút thuốc lá trực tiếp, còn 4% ca bệnh là do hít thụ động khói thuốc từ những người xung quanh;

Hút thuốc lá thụ động hay trực tiếp đều là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Hút thuốc lá thụ động hay trực tiếp đều là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Do sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và chất độc hại: niken, khí than, crom,...;

Thường xuyên phải tiếp xúc với tia phóng xạ: người bệnh phải lao động tại các mỏ fluorspar, uranium và haematite,...


Triệu chứng Ung thư phổi giai đoạn cuối, chăm sóc và điều trị giảm nhẹ

Phần lớn các ca bệnh sẽ không phát hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, hoặc các biểu hiện cũng mờ nhạt, chỉ tới khi khối u đã di căn thì mới xuất hiện các dấu hiệu bất thường rõ rệt. Nếu bệnh nhân có bất kỳ nghi ngờ nào về việc mình đang mắc ung thư phổi thì hãy ngay lập tức đến thăm khám tại bệnh viện để được điều trị sớm. Càng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì càng có khả năng được chữa khỏi bệnh.

Các triệu chứng khi trong phổi có khối u

Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện dưới đây khi trong phổi xuất hiện khối u:

Các triệu chứng khi trong phổi có khối u

Các triệu chứng khi trong phổi có khối u

  • Khò khè;
  • Ho dai dẳng;
  • Có thể ho ra máu;
  • Hụt hơi;
  • Khàn tiếng;
  • Bị đau ngực, đau vai, lưng và cánh tay;
  • Khi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi thì bị lâu ngày không khỏi hoặc tái phát nhiều lần.

Khi khối u đã di căn

Trường hợp khối u bắt đầu lan rộng sang những cơ quan khác, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau đây:

-Khối u di căn vào não:Hay bị nhức đầu, thị lực thay đổi, xuất hiện co giật;

-Khối u di căn tới gan:Gây chứng vàng da;

-Khối u tấn công vào xương:Bệnh nhân đau hông, lưng hoặc xương sườn;

-Khối u di căn tới thực quản:Gây khó nuốt.

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp những rối loạn cơ thể khác như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân bất thường, đột ngột không rõ nguyên nhân.


Các biện pháp điều trị Ung thư phổi giai đoạn cuối, chăm sóc và điều trị giảm nhẹ

Chăm sóc và điều trị giảm nhẹ trong ung thư phổi giai đoạn cuối tại nhà

Khi bệnh nhân mắcung thư phổi giai đoạn cuốitiến hành điều trị và chăm sóc tại nhà cũng là khi họ đã tạm dừng quá trình điều trị tại bệnh viện. Có thể là do nhiều nguyên nhân như thể trạng bệnh nhân quá yếu, bệnh nhân không còn đáp ứng các phương pháp điều trị, hoặc là do nguyện vọng của người bệnh.

Chăm sóc và điều trị giảm nhẹ trong ung thư phổi giai đoạn cuối

Trong khoảng thời gian chịu đựng sự dày vò của bệnh tật, quãng thời gian được chăm sóc tại nhà sẽ là lúc bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất. Vì thế với sự chăm sóc của người thân, đây sẽ là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với họ, nhờ đó vượt qua những căng thẳng và cảm xúc tiêu cực do bệnh tật đem lại.

Điều trị giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn cuối

Do khối u đã di căn nhiều nơi nên giai đoạn cuối chứng kiến những biến đổi phức tạp trong cơ thể người bệnh. Sức khỏe của bệnh nhân trở nên yếu đi rất nhiều, đồng thời các biểu hiện mới cũng xuất hiện và gây đau đớn cho họ. Do đó người nhà nên có kiến thức về những dấu hiệu này để chăm sóc người bệnh bằng những biện pháp phù hợp. Cụ thể đó là:

a. Bệnh nhân gặp rối loạn về hô hấp: Ho nhiều, khó thở

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuốisẽ bị ho liên tục và khó thở do các bộ phận xung quanh bị khối u di căn chèn ép. Ngoài ra các biểu hiện như thở gấp, thở nhanh, ho khạc ra máu cũng có thể xuất hiện. Nếu thấy bệnh nhân gặp những hiện tượng này, người thân có thể áp dụng những phương pháp sau:

- Bệnh nhân ho mãi không ngừng: Đưa bệnh nhân tới khám bác sĩ và tuân theo chỉ định trị ho của bác sĩ. Bệnh nhân có thể sẽ được kê các thuốc long đờm, kháng sinh để kiểm soát triệu chứng ho;

- Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm (kê cao gối đầu) để họ đỡ bị sặc và khó thở, hô hấp dễ dàng hơn;

- Nhắc nhở bệnh nhân uống nhiều nước để làm loãng, tống đờm và chất nhầy gây ho;

- Nếu người bệnh bị khó thở tăng nặng, người thân có thể cho lắp đặt dụng cụ thở oxy tại nhà để giúp bệnh nhân không bị gián đoạn hô hấp;

- Nếu bệnh nhân có hiện tượng tràn dịch màng phổi, gia đình cần đưa bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện để được xử trí kịp thời.

b. Điều trị giảm đau cho người bệnh

Ung thư phổi giai đoạn cuối có thể gây nên nhiều cơn đau xảy đến đột ngột, liên tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó cần phải có những liệu pháp giúp xoa dịu cơn đau cho bệnh nhân, ví dụ như: hoá trị, xạ trị, sử dụng thuốc giảm đau,... Đối với bệnh nhân điều trị tại nhà thì phương pháp dùng thuốc giảm đau sẽ là phù hợp hơn cả.

Trước khi đưa bệnh nhân xuất viện, gia đình và bác sĩ cần có sự trao đổi về đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau phù hợp. Các loại thuốc có thể được sử dụng trong trường hợp này đó là:

- Các loại thuốc giảm đau trung ương mạnh: Morphin, các dẫn xuất của morphin nếu bệnh nhân bị đau nghiêm trọng;

- Các thuốc giảm đau, chống viêm không có steroid: Ibuprofen, paracetamol, aspirin,... trường hợp bệnh nhân đau nhẹ;

- Các thuốc hỗ trợ giảm đau khác: Corticosteroid, thuốc chống trầm cảm (pamelor, elavil, norpramin),...

Trong quá trình cho bệnh nhân sử dụng, gia đình cần theo dõi các tác dụng phụ nếu có để thông báo kịp thời cho bác sĩ và thay đổi liệu trình thuốc phù hợp hơn.

c. Hỗ trợ bệnh nhân trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày

Những người bị ung thư nói chung, và đặc biệt bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn cuối cần có nhiều năng lượng cơ thể để ngăn chặn và chống lại sự tấn công mạnh mẽ của những tế bào ung thư, đồng thời năng lượng giúp cơ thể gia tăng sức chịu đựng để vượt qua những đợt điều trị và các cơn đau.

Do đó, người thân cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân vào giai đoạn này.

- Bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân:

  • Tinh bột:Gạo và các loại ngũ cốc;
  • Vitamin, khoáng chất:Thịt, sữa, cá, trứng;
  • Chất béo và protein:Hoa quả tươi, rau xanh.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối rất quan trọng

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối rất quan trọng

- Công thức nấu: Những món ăn trên cần nhừ và mềm, đun sôi kỹ để bệnh nhân dễ nhai, dễ nuốt. Có thể cho thêm gia vị để bệnh nhân ăn có cảm giác ngon miệng hơn.

Ngoài ra, vì sức khỏe yếu đi rất nhiều nên việc sinh hoạt cũng như vệ sinh cá nhân, đi đứng của bệnh nhân cũng không thể thuận tiện tự mình làm được. Do đó người thân nên quan tâm, giúp đỡ và động viên họ để nhu cầu sinh hoạt cơ bản được đáp ứng, họ không cảm thấy tự ti và suy nghĩ tiêu cực. Người bệnh cũng nên vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông khí huyết, không nên nằm quá lâu một chỗ dễ bị khó chịu, bí bách.

Động viên tinh thần bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Không chỉ phải chịu đựng đau đớn về thể xác mà những người bệnh ung thư giai đoạn cuối đều sẽ rơi vào tâm trạng suy sụp, tuyệt vọng và có khi còn hối tiếc nhiều điều chưa làm được trong cuộc đời vì thời gian sống của họ chỉ tính bằng tháng bằng ngày.

Không gì quan trọng hơn lúc này là sự động viên tinh thần đến từ người thân và bạn bè, điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối cho bệnh nhân.

Chăm sóc và điều trị giảm nhẹ trong ung thư phổi giai đoạn cuối tại viện

So với ở nhà thì tại bệnh viện sẽ có đầy đủ trang thiết bị y tế và đội ngũ y bác sĩ luôn túc trực, vì thế việc điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân ung thư sẽ được cải thiện hơn. Tại bệnh viện, người bệnh có thể sẽ được tiếp nhận điều trị và chăm sóc qua các hoạt động như sau:

  • Điều trị theo phác đồ dành cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối;
  • Giúp bệnh nhân thở tốt hơn, dễ dàng hơn bằng các máy móc và trang thiết bị chuyên dụng;
  • Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng tràn dịch màng phổi sẽ được hút dịch và dẫn lưu màng phổi nhanh chóng, kịp thời;
  • Sử dụng các phương pháp điều trị giảm nhẹ, giảm đau cho bệnh nhân: Hoá trị, xạ trị, kết hợp các loại thuốc giảm đau tuỳ vào tình trạng thể chất của người bệnh;
  • Nếu bệnh nhân gặp trở ngại về ăn uống, có thể đặt ống sonde hỗ trợ đưa thức ăn vào đường tiêu hoá của người bệnh;
  • Động viên tinh thần, chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân;

Động viên tinh thần, chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân

Động viên tinh thần, chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân

  • Sẵn sàng cấp cứu nếu xảy ra tình huống nghiêm trọng.

Tài liệu tham khảo:

  • Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối | Kiến thức ung thư
  • Thế nào là chăm sóc và điều trị giảm nhẹ? | Vinmec
  • Ung thư phổi giai đoạn cuối: Triệu chứng, tiên lượng, điều trị và chăm sóc | Hellobacsi

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map