Từ điển bệnh lý

Ung thư niệu quản : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Ung thư niệu quản

1.Cấu tạo bộ phận niệu quản

Niệu quản là phần thuộc hệ thống tiết niệu, bắt đầu từ chỗ nối với thận ở khu vực bể thận. Nó có nhiệm vụ vận chuyển lượng nước tiểu do thận sản xuất tới bàng quang. Tuỳ thuộc vào giới tính, chiều cao của cơ thể, vị trí của bàng quang và thận mà độ dài của niệu quản ở mỗi người có thể khác nhau. Vào tuổi trưởng thành ở người, chiều dài trung bình của niệu quản khoảng từ 25 - 30cm, đường kính tầm 3 - 4mm, có thể lên đến 5mm khi căng lên.

1.1 Ung thư niệu quản

Ung thư niệu quản được hình thành và lan rộng do những bất thường của các tế bào lót bên trong niệu quản. Đây là một loại ung thư ít gặp so với những loại ung thư khác. Thường thì những người trước đó đã bị ung thư bàng quang sẽ có nguy cơ bị ung thư niệu quản. Ngược lại, những bệnh nhân nếu đã được chẩn đoán mắc ung thư niệu quản cũng có khả năng cao bị ung thư bàng quang.

Ung thư niệu quản

So với độ tuổi khác, đối tượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ bị ung thư niệu quản cao hơn và để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật, ngoài ra có thể kết hợp áp dụng xạ trị, hoá trị hoặc tiến hành cả 2 loại hình này trước và sau khi phẫu thuật.


Nguyên nhân Ung thư niệu quản

Hiện chưa thể biết rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh ung thư niệu quản. Nhưng cũng tương tự như những bệnh ung thư khác, ung thư niệu quản hình thành bắt đầu từ những đột biến của tế bào ở lớp niêm mạc trong niệu quản. Sự đột biến này khiến nó nhân lên không kiểm soát và không tuân theo quy luật chết đi như những tế bào bình thường khác.
Hậu quả là chúng sẽ bồi đắp nên một khối u ở niệu quản. Khối u này lớn lên từng ngày, gây chèn ép và tắc nghẽn niệu quản. Điều đáng lưu ý là chúng không “yên phận" ở nguyên một vị trí mà có thể lan rộng và gây bệnh sang những khu vực khác của cơ thể.


Triệu chứng Ung thư niệu quản

Nếu một người mắc ung thư niệu quản thì cần phải hết sức lưu ý khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây:

  • Tiểu ra máu: trong nước tiểu bệnh nhân có lẫn máu là một dấu hiệu điển hình nhất của ung thư niệu quản. Tuỳ vào tình trạng vết loét ở niệu quản mà lượng máu có thể ít hoặc nhiều. Nếu bệnh nhân là nam giới thì trong tinh dịch cũng có thể lẫn máu và tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người mà lượng máu trong tinh dịch có thể khác nhau;

Trong nước tiểu bệnh nhân có lẫn máu

  • Khó tiểu, tiểu rát:bàng quang và ống nước tiểu sẽ bị chèn ép khi khối u phát triển ngày càng lớn, kéo theo hiện tượng kích thích bàng quang nhưng do khối u chặn đứng đường truyền nên sẽ khiến cho nước tiểu khó lưu thông, người bệnh bị tiểu khó, đau khi tiểu, tiểu đứt quãng, có khi còn bị tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu;
  • Đau rát mỗi lần đi đại tiện: khối u khi phát triển to dần không những chèn ép vào bàng quang mà còn có thể đè nén cả trực tràng. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy rất vất vả mỗi lần đi đại tiện, lúc thì bị táo bón khi thì tiêu chảy theo từng cơn;
  • Sút cân:cơ thể mệt mỏi, chán ăn dẫn tới sụt cân nhanh chóng;
  • Sưng bàn chân;
  • Đau lưng:dấu hiệu này xảy ra thường là khi khối u lan rộng khiến cho niệu quản bị bít tắc, nước tiểu không thể lưu thông như bình thường mà trào ngược từ bàng quang về thận dẫn tới tổn thương thận.

Bệnh nhân khi phát hiện ra mình có những biểu hiện trên, đừng ngần ngại hãy ngay lập tức đi khám tại bệnh viện vì việc điều trị sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều nếu bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, đúng cách khi ở giai đoạn sớm.


Các biến chứng Ung thư niệu quản

Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những tác hại do ung thư niệu quản gây nên đối với cơ thể, điển hình như:

  • Gặp khó khăn và đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi giải quyết các nhu cầu cơ bản như đi tiểu tiện, đại tiện;
  • Sụt cân, mệt mỏi lâu ngày khiến người bệnh suy giảm sức khỏe nhanh chóng, hệ miễn dịch suy yếu tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng tấn công cơ thể;
  • Ung thư niệu quản nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Đối tượng nguy cơ Ung thư niệu quản

Rủi ro bị ung thư niệu quản thường gia tăng ở những đối tượng có những đặc điểm sau:

  • Nghiện thuốc lá: điều đáng báo động đó là có tới 60 - 70% những bệnh nhân bị ung thư niệu quản có thói quen hút thuốc lá. Như chúng ta vẫn biết, trong thuốc lá chứa rất nhiều các chất độc hại đe dọa tới sức khoẻ của nhiều cơ quan trong cơ thể, không chỉ ung thư niệu quản mà còn khiến bệnh nhân bị viêm phổi, ung thư phổi, mắc bệnh lý về tim mạch,...;
  • Tuổi tác và giới tính: thường những người trong độ tuổi từ 50 - 70 phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư niệu quản cao hơn so với những người trẻ tuổi. Ngoài ra bệnh cũng xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới;
  • Sống trong môi trường ô nhiễm: Các chất thải công nghiệp, chất nhuộm công nghiệp hoặc chất hoá học độc hại như benzidine có trong môi trường sống sẽ gây nên nhiều tác hại đối với con người, trong đó chúng có thể gây bệnh ung thư niệu quản;

Sống trong môi trường ô nhiễm

  • Tác dụng phụ một số loại thuốc điều trị.

Phòng ngừa Ung thư niệu quản

8. Những cách hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư niệu quản

  • Không hút thuốc lá:tránh xa khói thuốc lá là một cách hiệu quả để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư;
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: tiêu thụ ít chất béo, đồ ăn có hàm lượng calo cao trong khẩu phần ăn. Ngoài ra mỗi người cần tích cực tập thể dục đều đặn tránh béo phì giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư;
  • Tích cực bổ sung nước:thói quen này rất có lợi cho việc thanh lọc các chất độc tích tụ trong cơ thể;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ:theo dõi sức khỏe định kỳ có tác dụng phát hiện sớm các bệnh lý mà có thể bạn đang mắc phải, bao gồm cả bệnh ung thư. Từ đó kịp thời lựa chọn được phương pháp điều trị sớm và hợp lý.

Danh sách các triệu chứng:

  • Tiểu ra máu: trong nước tiểu bệnh nhân có lẫn máu là một dấu hiệu điển hình nhất của ung thư niệu quản. Tuỳ vào tình trạng vết loét ở niệu quản mà lượng máu có thể ít hoặc nhiều. Nếu bệnh nhân là nam giới thì trong tinh dịch cũng có thể lẫn máu và tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người mà lượng máu trong tinh dịch có thể khác nhau;
  • Khó tiểu, tiểu rát: bàng quang và ống nước tiểu sẽ bị chèn ép khi khối u phát triển ngày càng lớn, kéo theo hiện tượng kích thích bàng quang nhưng do khối u chặn đứng đường truyền nên sẽ khiến cho nước tiểu khó lưu thông, người bệnh bị tiểu khó, đau khi tiểu, tiểu đứt quãng, có khi còn bị tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu;
  • Đau rát mỗi lần đi đại tiện: khối u khi phát triển to dần không những chèn ép vào bàng quang mà còn có thể đè nén cả trực tràng. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy rất vất vả mỗi lần đi đại tiện, lúc thì bị táo bón khi thì tiêu chảy theo từng cơn;
  • Sút cân: cơ thể mệt mỏi, chán ăn dẫn tới sụt cân nhanh chóng;

Cơ thể mệt mỏi chán ăn

  • Sưng bàn chân;
  • Đau lưng:dấu hiệu này xảy ra thường là khi khối u lan rộng khiến cho niệu quản bị bít tắc, nước tiểu không thể lưu thông như bình thường mà trào ngược từ bàng quang về thận dẫn tới tổn thương thận.

Các biện pháp chẩn đoán Ung thư niệu quản

Trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ung thư niệu quản, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp sau để xác định chính xác tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Cụ thể là:

Khám lâm sàng

  • Thu thập các thông tin thực tế về những biểu hiện bất thường bệnh nhân đang trải qua;
  • Các thông tin liên quan tới lối sống, sinh hoạt, môi trường sinh sống và làm việc, bệnh lý đang mắc phải (nếu có), các loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh;
  • Cho bệnh nhân thực hiện một số bài kiểm tra thể chất.

Xét nghiệm nước tiểu

Biện pháp phân tích nước tiểu qua xét nghiệm sẽ giúp tìm kiếm những tế bào ung thư lẫn trong mẫu nước tiểu của người bệnh. Xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm cả kỹ thuật xét nghiệm tế bào học nước tiểu.

Xét nghiệm sẽ giúp tìm kiếm những tế bào ung thư lẫn trong mẫu nước tiểu của người bệnh

Xét nghiệm hình ảnh:

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT niệu quản,... có tác dụng đối với việc kiểm tra và đánh giá mức độ ung thư niệu quản ở bệnh nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể cần phải thực hiện thêm chụp MRI nếu chẩn đoán qua chụp CT không thể xác định rõ bệnh lý.

Phương pháp nội soi niệu quản

  • Nhằm quan sát toàn bộ cấu tạo bên trong của niệu quản, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có gắn camera nhỏ ở phần đầu và đưa vào niệu đạo của bệnh nhân. Chiếc ống để nội soi này được đưa qua đường bàng quang và luồn vào niệu quản.
  • Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp sinh thiết để lấy mô bệnh trong quá trình nội soi. Sau đó đưa mẫu bệnh tới phòng thí nghiệm để kiểm tra, tìm kiếm dấu hiệu ung thư qua phương pháp phân tích đột biến gen liên quan tới ung thư niệu quản.

Các biện pháp điều trị Ung thư niệu quản

Dựa trên kích thước cũng như vị trí của khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đó một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quyết định điều trị là mục tiêu và nhu cầu của chính bệnh nhân. Tương tự như phác đồ điều trị của đa số các bệnh lý ung thư khác, có 3 cách để tiêu diệt ung thư niệu quản: phẫu thuật, hoá trị và xạ trị.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Thường khi bệnh nhân mới đang ở giai đoạn sớm của ung thư niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần nhỏ của niệu quản khi tổn thương chưa lan rộng ra toàn bộ niệu quản và những tổ chức xung quanh.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần nhỏ của niệu quản

Tuy nhiên khi ung thư niệu quản đã bước sang thời kỳ tiến triển và có dấu hiệu tấn công lan toả, bệnh nhân có khả năng phải cắt bỏ phần niệu quản bị ảnh hưởng hoặc thậm chí là toàn bộ niệu quản, các cơ quan khác như thận và bàng quang cũng có thể sẽ bị cắt một phần nơi tế bào ung thư xâm lấn.

Hóa trị liệu

Đây là phương pháp không xâm lấn, tiêu diệt tế bào ung thư trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc triệt tiêu những tế bào ung thư còn sót sau khi phẫu thuật. Đối với những ca ung thư niệu quản tiến triển nhanh, có thể áp dụng hoá trị liệu để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Xạ trị

Phương pháp xạ trị được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong phác đồ điều trị ung thư. Bằng cách sử dụng chùm tia X năng lượng cao chiếu vào các tế bào ung thư, biện pháp này giúp bổ trợ tiêu diệt khối u vào thời điểm trước hoặc sau khi phẫu thuật. Phần lớn ở các ca ung thư niệu quản tiến triển, xạ trị và hoá trị thường được áp dụng đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ thành công giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh này.


Tài liệu tham khảo:

Ung thư niệu quản những điều cần biết | youmed

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map