Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Mỗi phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng, đây là một trong những cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Mỗi buồng trứng có kích thước bằng một hạt thị và chúng nằm ở trong khung chậu.
Buồng trứng có nhiệm vụ sản xuất ra trứng để đưa đi thụ tinh, đồng thời sản xuất ra nội tiết tố nữ gồm progesterone. Hai loại nội tiết tố này giữ vai trò nhất định trong quá trình phát triển của cơ thể nữ giới, ngoài ra còn liên quan đến các hoạt động khác như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai,...
Mỗi phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng, đây là một trong những cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ
Ung thư buồng trứng xảy ra khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính bắt nguồn từ 1 hoặc là cả 2 buồng trứng. Các tế bào bất thường phát triển mất kiểm soát, chúng xâm lấn và phá huỷ những mô xung quanh nó, thậm chí khi bệnh ở thể nặng chúng còn có thể di căn tấn công sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở phái nữ theo thống kê là 4,6/100.000 người. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng nhưng thường gặp nhất vẫn là phụ nữ ở độ tuổi ngoài 50.
Có 3 loại ung thư buồng trứng:
Mặc dù nguyên nhân đích gây hình thành nên các tế bào ung thư buồng trứng chưa được xác định rõ ràng, nhưng những yếu tố nguy cơ sau đây cũng góp phần làm gia tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng ở nữ giới:
Tuổi tác càng cao thì nguy cơ bị ung thư buồng trứng sẽ càng lớn
Cũng tương tự như những bệnh lý ung thư khác, khi ở giai đoạn đầu ung thư buồng trứng ít bộc lộ biểu hiện. Ở giai đoạn muộn thì các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, có thể phát hiện sớm các triệu chứng sau của bệnh:
Đau bụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo của ung thư buồng trứng
Khi bản thân xuất hiện các dấu hiệu bất thường như trên, chị em phụ nữ cần đi khám để xác định bệnh ngay. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chỉ phát giác ra các triệu chứng bất thường khi ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn cuối.
Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể triệt để ngăn ngừa ung thư buồng trứng. Tuy vậy, nhằm làm giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng, các chuyên gia y tế khuyến nghị như sau:
Tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm bệnh
Để xác định ung thư buồng trứng ở bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:
Siêu âm kết hợp xét nghiệm và một số chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng khác sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn
Đây là kỹ thuật thường được áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng đang ở giai đoạn đầu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ hết các tế bào ung thư, tàn tích còn sót lại thì sau phẫu thuật có thể dùng biện pháp xạ trị hoặc hóa trị để loại bỏ nốt.
Phẫu thuật thường được áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng đang ở giai đoạn đầu
Thông thường, người bệnh sẽ phải cắt bỏ các bộ phận như: ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung, tử cung, các mạc nối và các hạch có trong ổ bụng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân muốn mang thai, bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn những cấu tạo chưa bị xâm lấn bởi ung thư.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho mổ mở hoặc mổ nội soi dựa trên tình hình sức khoẻ của người bệnh. Ưu điểm của biện pháp mổ nội soi đó là ít xâm lấn, có tính thẩm mỹ cao, thời gian nằm viện được rút ngắn và bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Tất nhiên, phẫu thuật sẽ có những bất tiện như khiến bệnh nhân phải chịu các cơn đau ngắn, khi đi vệ sinh gặp khó khăn.
Hoá trị liệu là biện pháp triệt hạ tế bào ung thư bằng thuốc dùng đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng bằng cách sử dụng một ống thông.
Thường thì các bệnh nhân đang ở giai đoạn tiến triển của ung thư sẽ thực hiện phương pháp này, với mục đích hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót sau khi hoàn tất phẫu thuật. Sau khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân sẽ cần kiểm tra các mẫu dịch và mô để đánh giá tình trạng đáp ứng thuốc.
Biện pháp hoá trị có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như: buồn nôn, nôn, chán ăn, rụng tóc, mệt mỏi, sạm da,... Ngoài ra có một số loại thuốc dùng trong điều trị ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng tới chức năng thận, vì thế trong quá trình sử dụng bệnh nhân cần được truyền nhiều dịch để hạn chế tối đa thương tổn tới thận.
Biện pháp xạ trị là tận dụng ảnh hưởng của tia phóng xạ nhằm loại bỏ các tế bào gây ung thư. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một loại máy nằm ngoài cơ thể, hoặc đưa dung dịch phóng xạ vào ổ bụng của người bệnh.
Khi áp dụng xạ trị, cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh đều có thể bị ảnh hưởng. Các tác dụng không mong muốn khi xạ trị bao gồm: nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi,... Tác dụng phụ nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc vào liều lượng và vị trí khu vực chiếu xạ.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!