Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Amidan nằm ở vị trí phía sau miệng, có hình bầu dục và là một bộ phận quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bệnh ung thư amidan xuất hiện phổ biến nhất là ở amidan khẩu cái - phần nằm ở hai bên cổ họng, hoặc bệnh cũng có thể xảy ra ở amidan lưỡi nằm phía sau lưỡi, hoặc amidan họng nằm tại phía sau của khoang mũi.
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị ung thư amidan là ung thư biểu mô tế bào gai, bắt nguồn từ những mô ở niêm mạc miệng. Ngoài ra cũng có thể có sự hiện diện của u lympho amidan hay còn được biết đến là một loại ung thư hệ thống miễn dịch.
Bệnh ung thư amidan xuất hiện phổ biến nhất là ở amidan khẩu cái - phần nằm ở hai bên cổ họng, hoặc bệnh cũng có thể xảy ra ở amidan lưỡi nằm phía sau lưỡi, hoặc amidan họng nằm tại phía sau của khoang mũi
Loại ung thư amidan khẩu cái nằm trong danh sách những bệnh ung thư thuộc vùng Tai - Mũi - Họng phổ biến tại Việt Nam. Nam giới trong độ tuổi từ 40 - 60 là đối tượng hay bị mắc bệnh này.
Khi nhắc tới bệnh ung thư, chắc hẳn ai trong số chúng ta đều cảm thấy lo sợ vì các bệnh ung thư đều rất nguy hiểm, xếp hàng đầu về tỷ lệ tử vong cao trong số những loại bệnh. Do đó, nếu một người mắc phải bệnh ung thư thì mọi người sẽ phỏng đoán rằng người đó sẽ không còn cơ hội sống được bao lâu nữa. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với những bệnh nhân mắc ung thư amidan. May mắn thay, đây là căn bệnh không có tính truyền nhiễm từ người sang người và nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm, cũng như kiểm soát được các triệu chứng kịp thời thì khả năng chữa khỏi ung thư amidan là rất cao.
Các nguyên nhân gây nên bệnh ung thư amidan bao gồm:
Người bệnh nhiễm phải virus HPV loại 16 và loại 18 có thể gây nên bệnh ung thư amidan
Một số các biểu hiện ban đầu của ung thư amidan rất giống với những dấu hiệu của bệnh viêm họng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là viêm họng thường xảy ra với những người từ 5 -15 tuổi, còn ung thư amidan thì thường xuất hiện ở những bệnh nhân trên tuổi 40. Các biểu hiện điển hình khi bị ung thư amidan đó là:
Khó nuốt là một trong những biểu hiện cảnh báo mắc ung thư anmidan
Ta cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện trên ở những bệnh lành tính khác của hệ thống Tai - Mũi - Họng như viêm amidan. Vì thế không phải 100% có những triệu chứng này thì đã chắc chắn bị mắc ung thư amidan. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà phải đi thăm khám, điều trị để bệnh không tiến triển sang giai đoạn nặng.
Trung bình, bệnh nhân mắc ung thư amidan và ung thư vùng họng có tỷ lệ sống sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh là 66%. Càng phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, tức là khi tế bào ung thư đã lây từ amidan lan sang các hạch bạch huyết lân cận thì tỷ lệ này càng nhỏ hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về bệnh ung thư amidan đã chỉ ra rằng phần trăm cơ hội sống sót của người mắc ung thư amidan còn phụ thuộc vào việc người đó có bị nhiễm virus HPV hay không. Đố với trường hợp ung thư biểu mô amidan ở những giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 3 năm có sự khác biệt: Nếu test HPV dương tính thì là 82%, ngược lại nếu âm tính là 57%.
Sau khi điều trị ung thư amidan dương tính HPV thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những ca âm tính với HPV. Lý giải cho điều này là do khối u dương tính HPV thì thường được tìm thấy ở những người trẻ tuổi, bao gồm ở cả 2 giới và không hút thuốc lá. Còn khối u HPV âm tính lại xuất hiện ở những bệnh nhân là nam giới lớn tuổi, có nhiều bệnh nền và hay hút thuốc lá. Vì thế tiên lượng bệnh sẽ xấu hơn.
Dưới đây là danh sách những biện pháp cần làm để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư amidan:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ, đúng cách là biện pháp ngăn ngừa bệnh hữu hiệu
Phần lớn sẽ dựa vào kết quả vi thể. Nếu gặp khó khó khăn khi sinh thiết do tổ chức amidan bị loét hoại tử và chảy máu, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên kết quả sinh thiết hạch. Bên cạnh thăm khám trực tiếp, cần sờ vào amidan cùng các vùng lân cận để đánh giá mức độ lây lan rộng của khối u và các hạch đã bị di căn.
Để phục vụ cho việc xét nghiệm, kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi, nhân viên y tế sẽ sử dụng kim nhỏ để chọc hút một lượng nhỏ mô khỏi tổ chức amidan của bệnh nhân. Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh bao gồm:
Nhằm kiểm tra xem ung thư amidan đã tiến triển tới mức độ nào, có 4 giai đoạn bệnh chúng ta cần lưu ý:
Xét nghiệm để sớm phát hiện bất thường và là căn cứ hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh
Ở giai đoạn muộn, các dấu hiệu của ung thư đã rõ ràng hơn nên không gặp trở ngại trong việc chẩn đoán. Tuy nhiên đối với trường hợp bệnh nhân thăm khám khi bệnh ở giai đoạn sớm thường có các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với những thể thâm nhiễm thì cần phải phân biệt với những bệnh lý dưới đây:
Thương tổn gây loét ở amidan:
Phổ biến nhất là thể viêm họng Vincent. Nhưng bệnh này thường tiến triển cấp tính, đồng thời đặc điểm loét cũng khác biệt: loét không đều, có lớp giả mạc bao phủ ở đáy loét hoặc đáy loét bẩn nhiễm mủ máu, bờ loét mềm kèm theo hạch viêm ở cổ.
Một khối u loét thâm nhiễm:
Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng cũng cần lưu ý để tránh nhầm sang một thể lao loét sùi. Tuy nhiên thương tổn lao thì thường ít khu trú tại tổ chức amidan, ít gây thâm nhiễm xuống phía sâu và xuất hiện phổ biến ở người bệnh bị lao đang tiến triển. Bên cạnh dựa trên kết quả vi thể, cần đánh giá các xét nghiệm về lao và quan sát phản ứng huyết thanh khi chẩn đoán phân biệt.
Trường hợp 1 amidan thể thâm nhiễm làm tăng kích thước amidan:
Cần chú ý phân biệt giữa việc bản thân amidan to ra và amidan bị các khối u xung quanh đẩy lồi ra giống như khối u tuyến mang tai, u bên họng, hạch cổ to,... hoặc các u mặt sau màn hầu, u vùng vòm, ngã ba họng thanh quản,...
Loét u hỗn hợp hoặc u trụ vùng màn hầu giai đoạn cuối:
Những u này có thể bị loét rồi lan sang amidan, nhưng chúng thường phát triển khá chậm trong thời gian dài, tái lặp nhiều lần nên cũng dễ chẩn đoán. Thực tế điều quan trọng nhất đối với chẩn đoán phân biệt là việc đánh giá chính xác về cấu tạo của các thương tổn. Rất khó để đánh giá vị trí ban đầu của u xuất phát từ amidan hay là ở màn hầu, đồng thời nó cũng không có ý nghĩa lớn trong công tác điều trị. Riêng đối với những trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng bắt đầu bằng nổi hạch cổ thì cần phân biệt với chứng viêm hạch cổ mạn tính do ung thư máu hoặc lao.
Vì ung thư amidan nhạy cảm với tia xạ, nên gần đây biện pháp chiếu tia xạ thường được sử dụng trong việc điều trị ung thư amidan. Phẫu thuật thường chỉ áp dụng khi những ca đã tia xạ rồi nhưng vẫn còn sót lại các hạch hoặc u amidan.
Ngoài ra, có những bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư amidan nhưng kết quả sinh thiết nhiều lần lại cho ra âm tính thì có thể dừng phẫu thuật, mục đích là: cắt rộng tổ chức amidan, gửi bệnh phẩm đi sinh thiết để tìm tế bào ung thư.
Phẫu thuật hỗ trợ tiêu diệt tận gốc u ác tính
Cũng giống như những bệnh ung thư khác, có 3 phương pháp để điều trị ung thư amidan: phẫu thuật, hoá trị, xạ trị. Ở giai đoạn đầu thường áp dụng phẫu thuật và xạ trị, còn hoá trị thì dùng vào giai đoạn cuối của bệnh. Cụ thể:
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!