Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Là một phần trung tâm của ngực, bên trong trung thất có chứa những cơ quan bao gồm thực quản ngực, khí quản, tuyến ức, hạch bạch huyết, dây thần kinh và các mạch máu lớn, tim, màng ngoài tim,... Dưới đây là cấu tạo giải phẫu của trung thất:
Trung thất trong cơ thể con người
Khi các tế bào tăng sinh phát triển mạnh ở trong các mô thần kinh, mô bạch huyết và mô tuyến ức sẽ tạo nên khối u trung thất. U trung thất là để chỉ những khối u có thể là ác tính hoặc lành tính, u nguyên phát bắt nguồn từ trung thất hoặc u thứ phát xuất hiện từ cơ quan khác lan tới trung thất.
Khối u có thể hiện diện tại khu vực trước hoặc là sau trung thất. Dựa trên nguồn gốc hình thành các u nang thuộc trong hoặc nằm ngoài phạm vi trung thất, bệnh lý u trung thất cũng sẽ được phân thành những loại khác nhau.
Nguyên nhân tạo nên u trung thất phụ thuộc vào vị trí hình thành các tế bào bất thường, có thể chia bệnh lý này thành các nhóm như sau:
Phần lớn bệnh nhân khi bị u trung thất sẽ không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, bệnh tiến triển một cách âm thầm và thường được phát hiện trên hình ảnh chụp X-quang. Các dấu hiệu bệnh thường xuất phát khi khối u gây áp lực lên những cơ quan xung quanh như tim, tuỷ sống, màng ngoài tim. Các triệu chứng có thể là:
Đôi khi có sự bất cân xứng giữa mức độ tổn thương giải phẫu và các rối loạn bệnh lý, vì có trường hợp những u lành tính lại phát giác nhiều triệu chứng rõ ràng và xuất hiện sớm, ngược lại những u ác tính lại phát triển âm thầm và hiếm khi bộc lộ biểu hiện lâm sàng.
Triệu chứng của u trung thất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường
Khối u trung thất sẽ lớn dần theo thời gian, chiếm diện tích gây chèn ép hoặc tấn công sang tổ chức của các cơ quan lân cận như các mạch máu lớn, tim, phổi,... gây cản trở hoạt động hô hấp và tuần hoàn. Các u ác tính thường có nguy cơ cao di căn tới phổi hoặc tim, đe doạ tính mạng người bệnh.
Bất kể bệnh nhân bị mắc u trung thất lành tính hay ác tính đều cần phải được theo dõi điều trị sát sao. Vì ngay cả khi mắc u trung thất lành tính, vẫn có một tỷ lệ nhất định chúng sẽ phát triển thành u ác tính nếu không được kiểm soát từ sớm.
Đối với các u trung thất lành tính, khi chúng phát triển theo thời gian sẽ gây chèn ép những bộ phận lân cận và làm ảnh hưởng đến chức năng của những cơ quan đó. Còn khi bị u trung thất ác tính, các tế bào có khả năng di căn sang các vùng khác của cơ thể, nếu chúng tấn công vào tim và cách mạch máu ở tim sẽ đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra u còn có thể tấn công cột sống, chèn ép tuỷ sống.
Khi áp dụng các biện pháp điều trị bằng xạ trị và hoá trị, người bệnh có khả năng sẽ phải trải qua các tác dụng phụ như sau:
U trung thất được coi là một bệnh lý hiếm gặp và đối tượng có thể bị u trung thất nằm trong độ tuổi từ 30 - 50, tuy nhiên khả năng nó hiện diện ở mọi lứa tuổi là hoàn toàn có thể xảy ra.
Các khối u trung thất có thể có mặt tại nhiều vị trí khác nhau tùy theo độ tuổi của người bệnh:
Tiếp xúc với hóa chất độc hại có nguy cao mắc ung thư
Trên thực tế không có biện pháp phòng ngừa tối ưu đối với những khối u trung thất. Tuy nhiên bệnh nhân có thể giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng cũng như cải thiện chất lượng điều trị bằng cách phát hiện bệnh từ sớm.
Để phát hiện bệnh sớm, cần theo dõi sức khoẻ sát sao, nếu thấy bản thân có các biểu hiện như ho, khó thở, sốt, kèm theo những biểu hiện như chúng tôi đã để cập phía trên thì cần đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời;
Bên cạnh đó mỗi người cần có thói quen tầm soát ung thư và đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần;
Duy trì nếp sống lành mạnh: bỏ hút thuốc hoặc tránh xa nguồn khói thuốc; ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng;
Nếu phải làm việc tại những nơi có nồng độ hóa chất cao, cần trang bị bảo hộ đầy đủ, hoặc có thể chuyển nghề nghiệp khác nếu có thể;
Để xác định bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành những xét nghiệm cần thiết sau đây:
Chụp X - quang ngực phổi
Ngoài ra cũng có các xét nghiệm khác trước khi tiến hành phẫu thuật được bổ sung vì có thể cần thiết để áp dụng cho những trường hợp khác nhau. Điều này hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật cắt bỏ u trung thất được diễn ra an toàn, hiệu quả.
Bệnh nhân dù có bị u trung thất lành tính hay ác tính thì đều có nguy cơ gặp biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Phần lớn những khối u phát triển trong trung thất đều được chỉ định áp dụng kỹ thuật sinh thiết, cắt bỏ, hoặc điều trị bằng xạ trị, hoá trị nếu phát hiện đó là các tế bào ung thư.
Đây là hình thức chiết một phần mẫu mô khối u ra từ cơ thể bệnh nhân, đem soi dưới kính hiển vi để biết được đó là u lành hay u ác trước khi có chỉ định phẫu thuật. Trong một số trường hợp sinh thiết qua ngực cũng giúp loại bỏ khối u hoàn toàn. Để hạn chế tối đa tổn thương và tăng tốc độ phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân, các bước sinh thiết thường được thực hiện bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.
Thông thường kỹ thuật cắt bỏ khối u trung thất được áp dụng nếu khối u gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người bệnh. Ca phẫu thuật có phức tạp hay không còn phụ thuộc vào những yếu tố như: kích cỡ khối u, vị trí khối u nằm ở đâu, liên quan như thế nào với những cấu trúc khác trong lồng ngực, hay thể trạng của người bệnh,...
Hai biện pháp này được coi là hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhân bị u ác tính, hay ung thư trung thất khi không thực hiện được phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Tài liệu tham khảo:
1. U trung thất có nguy hiểm? | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
2. Điều trị u trung thất thế nào? | Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
3. Những ai dễ mắc phải bệnh lý u trung thất? | Hello Doctor
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!