Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Hầu là một ống rỗng kéo dài từ phía sau mũi, đi xuống phần cổ và tiếp nối với phần trên cùng của ống gió (hay khí quản) và thực quản. Hầu được xem là con đường lưu thông của tất cả các loại thức ăn cũng như không khí mà ta hít thở từ bên ngoài vào thực quản và khí quản. Hạ hầu chính là khu vực dưới cùng của hầu (hay họng) và cũng là nơi dễ gặp phải những vấn đề viêm nhiễm hoặc các mầm mống bệnh tiềm ẩn nhưng rất khó phát hiện.
Hạ hầu chính là khu vực dưới cùng của hầu (hay họng) và cũng là nơi dễ gặp phải những vấn đề viêm nhiễm hoặc các mầm mống bệnh tiềm ẩn nhưng rất khó phát hiện
Xuất hiện khối u trong hạ hầu là tình trạng khá phổ biến. Trường hợp khối u hình thành từ các tế bào ác tính sẽ xâm lấn các tế bào mô và làm tổn thương mọi tổ chức xung quanh hạ hầu, tình trạng này được xếp trong nhóm ung thư vùng đầu và cổ khá nguy hiểm.
Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra bệnhung thư hạ hầulà rất khó khăn. Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu về tình trạng bệnh trong quá trình điều trị, tổn thương mà bệnh gây ra và tiền sử bệnh án của các bệnh nhân ung thư hạ hầu thì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến sự hình thành khối u ác của hạ hầu:
- Thuốc lá và các chất tương tự dạng hút, nhai,...
- Đồ uống có cồn (thường xuyên sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu).
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh (thiếu chất dinh dưỡng, đồ ăn chế biến không hợp vệ sinh,...)
- Có tiền sử mắc các bệnh lý nền liên quan đến hệ hô hấp.
Hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc ung thư hạ hầu
Hầu hếtbệnh nhân bị ung thư hạ hầu đều không phát hiện được bệnh sớmvì các triệu chứng của bệnh khá giống với biểu hiện đau họng thông thường. Chỉ khi các triệu chứng bệnh không thuyên giảm mà thậm chí ngày càng nặng thì mới bắt đầu tìm tới các cơ sở y tế để kiểm tra. Chính điều này đã khiến những ca bệnh ung thư hạ hầu được phát hiện và điều trị đều đã phát triển đến giai đoạn giữa hoặc giai đoạn gần cuối, khả năng chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tại họng khác, khi có dấu hiệu bất thường, bạn cần đến khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Một số triệu chứng bệnh khá phổ biến khi bệnh nhân bị ung thư hạ hầu là:
- Họng bị đau: Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc thi thoảng nhưng sẽ kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm.
- Đau tai: Các cơn đau ở cổ họng có thể sẽ lan rộng tới vùng tai hay thậm chí khiến bệnh nhân đau đầu, chóng mặt.
- Khó nuốt: Nuốt thức ăn, nuốt nước bọt đều gặp khó khăn vì có cảm giác bị vướng mắc trong cổ họng.
- Giọng nói bị biến dạng: U hình thành trong vùng hạ hầu thường rất dễ ảnh hưởng đến thanh quản cho nên người bệnh sẽ có triệu chứng bị biến dạng giọng nói.
- Xuất hiện khối u phát triển to dần ở vùng cổ.
Để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn thì ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường được nêu trên, người bệnh không được chủ quan tự mua thuốc về nhà uống mà cần phải tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh ung thư hạ hầu.Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y khoa gần đây thì những nhóm đối tượng được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường là:
- Người bệnh có tiền sử bị ung thư tại các vùng cơ quan khác trên cơ thể.
- Những người được chẩn đoán là nghiện rượu đồng thời có thói quen hút thuốc lá hoặc các chất kích thích tương tự khác.
- Những người đã hoặc đang mắc chứng bệnh Plummer-Vinson. Đây là một dạng hội chứng rối loạn chức năng hấp thụ sắt dẫn tới thiếu máu ở người bệnh.
- Những bệnh nhân được chẩn đoán bị suy giảm chức năng miễn dịch cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư hạ hầu và các dạng ung thư khác ở vùng đầu cổ cao hơn bình thường.
Ung thư hạ hầu được xem là một căn bệnh khá nguy hiểm có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thế nhưng căn bệnh này không phải là một bệnh lý lây truyền và cũng chưa có nghiên cứu nào xác nhận tính di truyền của bệnh.
Xuất hiện các khối u ác của hạ hầu có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Chính vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này xảy ra thì mỗi cá nhân cần phải chú ý đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh tiếp xúc với thuốc lá, rượu bia,...
- Xử lý các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp triệt để nhằm hạn chế tổn thương các nhóm mô vùng hạ hầu sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư hình thành.
- Khám bệnh định kỳ khi có tiền sử bị ung thư hoặc người thân bị ung thư.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, hạn chế thực phẩm được chế biến quá nhiều.
Ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh
Ngoài ra, người bệnh đã và đang điều trị bệnh ung thư hạ hầu cần phải chú ý đến các vấn đề sinh hoạt khác như: Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, cai thuốc lá và rượu bia,...
Khi người bệnh tìm tới các cơ sở y tế khi có dấu hiệu có khối u ác của hạ hầu thì sẽ được các bác sĩ khám lâm sàng kết hợp tìm hiểu các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh và tiền sử bệnh lý. Ngay khi nhận thấy bệnh nhân có khả năng bị ung thư hạ hầu sẽ tiến hành một số phương pháp xét nghiệm khác nhau nhằm xác định ung thư. Các dạng xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán ung thư hạ hầu cho bệnh nhân là:
- Chụp CT scan: Người bệnh có thể sẽ được tiêm thuốc cản quang vùng hạ hầu trước khi thực hiện nhằm giúp hình ảnh các lớp mô hay vùng cơ quan bị tổn thương rõ ràng hơn.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não để xác định di căn não
- Chụp xạ hình cắt lớp (PET): Một lượng nhỏ glucose phóng xạ (đường) sẽ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật. Hình ảnh các tế bào u ác tính thông thường sẽ được hiển thị sáng hơn bình thường do việc hấp thu glucose nhiều hơn các tế bào bình thường. Thủ thuật này có thể thực hiện song song với phương pháp chụp CT scan.
- Chụp thực quản cản quang: Đây thực chất là phương pháp chụp x-quang, tuy nhiên người bệnh sẽ được chỉ định uống một lượng chất barium (một dạng hợp chất có màu trắng bạc).
- Xạ hình xương nhằm xác định di căn xương.
Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm bệnh u ác hạ hầu
- Nội soi: Khám lâm sàng thông thường sẽ chỉ thấy được một phần họng chứ không thể nhìn thấy rõ tổn thương trong vùng hạ hầu. Chính vì vậy, bác sĩ cần thực hiện nội soi nhằm kiểm tra mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư và đồng thời lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết.
- Nội soi thực quản và nội soi phế quản cũng có thể được chỉ định thực hiện. Kiểm tra các dấu hiệu bất thường khác và lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết kiểm tra ung thư đã xâm lấn hay chưa.
- Sinh thiết: Phương pháp này có thể xác định được dấu hiệu ung thư trong các nhóm mô ở vùng hạ hầu, phế quản và thực quản. Kết quả sinh thiết còn cho thấy giai đoạn phát triển của khối u đồng thời kiểm tra được mức độ xâm lấn sang các tổ chức xung quanh hạ hầu.
Có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị ung thư hạ hầu. Tuy nhiên, các bác sĩ cần lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Để quyết định phương pháp điều trị hạ hầu phù hợp sẽ dựa trên các yếu tố sau đây:
- Tình trạng sức khỏe người bệnh: Bệnh lý nền hiện có sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị ung thư hạ hầu hoặc cơ thể bệnh nhân có các dấu hiệu chống đối với những loại thuốc điều trị hoặc cơ thể bệnh nhân quá yếu không thể thực hiện một số thủ thuật điều trị,...
- Bác sĩ phải đảm bảo duy trì được khả năng ăn uống, hít thở và nói chuyện sau khi người bệnh được điều trị.
- Giai đoạn bệnh phát triển tới mức nào sẽ cần có những thủ thuật điều trị phù hợp nhất hoặc kết hợp rất nhiều phương pháp điều trị cùng lúc.
Điều trị ung thư hạ hầu theo giai đoạn phát triển của khối u:
Giai đoạn I:
- Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hạ hầu đồng thời loại bỏ các nhóm hạch bạch huyết và các nhóm mô xung quanh có ảnh hưởng.
- Điều trị bằng phương pháp xạ trị sau phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót hoặc có thể thực hiện phương pháp này đơn độc.
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hạ hầu đồng thời loại bỏ các nhóm hạch bạch huyết và các nhóm mô xung quanh có ảnh hưởng
Giai đoạn II:
- Thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ hoặc một phần hạ hầu (có thể phải cắt cả thanh quản). Loại bỏ hạch bạch huyết và các nhóm mô bị tổn thương do ung thư. Kết hợp xạ trị và hóa trị hậu phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ haonf toàn các tế bào ung thư còn sót lại và các di căn ung thư ở cổ.
- Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện hóa trị trước nhằm kiểm tra khả năng đáp ứng của hóa trị với tế bào ung thư có hiệu quả hay không, sau đó mới thực hiện phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị tiếp.
Giai đoạn III và giai đoạn IV:
Ở giai đoạn này thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất thấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, các phương pháp thực hiện điều trị cũng cần được xem xét kỹ lưỡng hơn nhằm đảo bảo khả năng thành công cao nhất. Một số nhóm phương pháp có thể được thực hiện như:
- Thực hiện xạ trị trước (hoặc sau) phẫu thuật, kết hợp hóa trị hoặc không.
- Phẫu thuật trước, hóa trị sau hoặc xạ trị trước, hóa trị sau.
- Kết hợp hóa trị cùng lúc với xạ trị.
- Thực hiện song song hóa trị và xạ trị, sau đó tiếp tục tiến hành phẫu thuật.
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định thực hiện cắt hạ hầu toàn phần hoặc cắt một phần hoặc phẫu thuật tái tạo hầu để người bệnh có thể ăn uống lại bình thường.
Bệnh nhân nếu bị ung thư hạ hầu sẽ có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm một khối u khác ở vùng đầu và cổ. Chính vì vậy, người bệnh và bác sĩ cần phải tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu bất thường sau khi được điều trị ung thư hạ hầu.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!