Bác sĩ:BSCKI Hồ Mạnh Linh
Chuyên khoa:Chuyên khoa Nội
Năm kinh nghiệm:05 năm
Trào ngược bàng quang niệu quản (hoặc trào ngược niệu quản) là tình trạng nước tiểu chảy ngược trở lại thận - bể thận mà không xuôi chiều xuống bàng quang như thông thường. Tình trạng này vẫn có thể gặp ở người trưởng thành đã phát triển đầy đủ về thần kinh cơ, nhưng chủ yếu vẫn gặp ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh.
Van một chiều giữa niệu quản và bàng quang bị rối loạn chức năng do khuyết tật bẩm sinh hoặc do biến chứng của nhiễm trùng tái phát đường tiết niệu (UTI) gây ra tình trạng này.
Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) cũng có thể phát sinh tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát, nước tiểu bị ứ đọng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp nhanh chóng trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây tổn thương thận mạn tính.
Có khoảng 25% - 40% nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ liên quan đến trào ngược bàng quang niệu quản. Điều này có thể giải thích do chức năng sinh lý của bàng quang quang niệu đạo trẻ em được chi phối bời hệ thần kinh cơ chưa thực sự hoàn thiện trong những giai đoạn đầu của cuộc sống.
Trào ngược bàng quang niệu quản được mô tả bởi dòng chảy bất thường ngược chiều của nước tiểu tử bàng quang lên đến bể thận.
Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường liên quan mật thiết với nhau. Dị tật bẩm sinh van một chiều niệu quản bàng quang cũng liên quan mật thiết đến luồng trào ngược do ứ đọng.
Trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường liên quan mật thiết với nhau.
Theo sự phát triển và tái tạo thích nghi của hệ thần kinh cơ, trào ngược bàng quang niệu quản có thể tự khỏi mà không để lại di chứng (thường chỉ trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Điều trị phù hợp hiệu quả kịp thời là cần thiết giúp ngăn ngừa tổn thương thận.
Phân loại nguyên nhân trào ngược bàng quang niệu quản
Trong trào ngược niệu quản, van một chiều từ niệu quản xuống bàng quang bị rối loạn, làm cho nước tiểu chảy trở lại về phía thận.
Thông thường, nước tiểu được tạo ra tại cầu thận góp tại bể thận. Nước tiểu đi từ đoạn nối bể thận - niệu quản đi qua niệu quản, van niệu quản vào bàng quang. Từ bàng quang nước tiểu được giải phóng ra ngoài qua niệu đạo khi đi tiểu.
Trong trào ngược bàng quang niệu quản (VUR), nước tiểu chảy ngược chiều giải phẫu thông thường, từ bàng quang ngược lên niệu quản vào bể thận. Cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ bị VUR. Trong hầu hết các trường hợp, đó là do bất thường van niệu quản bàng quang bẩm sinh.
Trào ngược bàng quang niệu quản thường được phân loại thành 2 nhóm chính:
- Trào ngược niệu quản nguyên phát:(trào ngược chức năng) gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dị thường bẩm sinh một hoặc cả 2 bên van niệu quản bàng quang. Niệu quản ngắn bất thường gây co kéo van làm rối loạn vận động chức năng van và dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng hoặc trào ngược. Mức độ nghiêm trọng của bệnh, cũng như nguy cơ tổn thương thận phụ thuộc vào chức năng tồn dư của van niệu quản bàng quang cũng như số lượng van bị tổn thương.
Trào ngược niệu quản nguyên phát có thể tự cải thiện do chức năng niệu quản và van được phục hồi trong quá trình phát triển của trẻ. Ngay cả khi phát hiện trào ngược bẩm sinh do bất thường van, can thiệp phẫu thuật có thể được trì hoãn thực hiện cho đến khi trẻ lớn hơn, chức năng van phục hồi một phần và thể trạng trẻ phù hợp hơn với các phẫu thuật phức tạp.
- Trào ngược niệu quản thứ phát:(trào ngược tắc nghẽn) các nguyên nhân như sỏi tiết niệu, viêm chít hẹp niệu đạo hoặc các u chèn ép tiết niệu thấp gây tắc nghẽn dòng tiểu thoát khỏi bàng quang. Áp lực bàng quang gây trào ngược lên niệu quản. Viêm chít hẹp cuối niệu quản, sỏi niệu quản đoạn thấp hoặc chèn ép niệu quản gây ra trào ngược nước tiểu từ niệu quản vào bể thận.
Nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời, Trào ngược có thể dẫn đến tổn thương thận - cầu thận. Nước tiểu ứ đọng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tại niệu quản - thận - bể thận.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỉ lệ mắc trào ngược bàng quang niệu quản cao hơn trẻ lớn hoặc người lớn. Thường gặp nhất ở trẻ nhỏ 2-3 tuổi. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã có VUR nguyên phát, khả năng một đứa trẻ được sinh ra với bất thường van niệu quản bàng quang bẩm sinh.
Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, trào ngược niệu quản thường được chẩn đoán sau nhiễm trùng tiết niệu, bản chất viêm tiết niệu có thể phát sinh từ nước tiểu ứ đọng tại bể thận niệu quản do trào ngược.
Các triệu chứng của trào ngược bàng quang niệu quản rất đa dạng. Khi mức độ bệnh còn chưa quá nghiệm trọng, nước tiểu trào ngược khu trú lên một đoạn phía dưới của niệu quản mà chưa lên đến bể thận. Nếu trào ngược bàng quang niệu quản nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời, nó có thể gây viêm thận bể thận, thậm chí là tổn thương thận mạn tính.
Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát là dấu hiệu phổ biến nhất của trào ngược bàng quang niệu đạo. Nhiễm trùng đường tiểu là nhiễm trùng phổ biến nhất gây phản ứng sốt và viêm hệ thống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đôi khi nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ không khai thác được các triệu chứng rõ ràng.
Nhiễm trùng tiết niệu thấp có thể theo luồng trào ngược gây viêm thận bể thận, tổn thương viêm cấp không được điều trị triệt để gây ra tổn thương hình thái và chức năng thận mạn tính.
Nhiễm trùng tiết niệu dưới (Viêm bàng quang – niệu đạo) có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Đi tiểu vội, tiểu dắt nhiều lần
Đi tiểu vội, tiểu dắt nhiều lần
- Tiểu đau buốt hoặc nóng rát
- Máu trong nước tiểu
- Nước tiểu đục
- Nước tiểu hôi, mùi khác thường
- Tiểu rỉ, tiểu không tự chủ và đái són
- Sốt và đau bụng
Các triệu chứng cơ năng chủ quan không dễ được phát hiện ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm trùng tiết niệu cao (viêm thận - bể thận - niệu quản) sẽ kèm theo các triệu chứng sau:
- Sốt, đặc biệt là sốt rét run
- Đau ở bụng hoặc lưng (đau hông lưng)
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn
Các triệu chứng lâu dài có thể gặp nếu trào ngược bàng quang niệu quản không được điều trị như:
- Thận ứ nước tăng kích thước có thể sờ thấy từ thành bụng
- Suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất ở trẻ nhỏ
- Tăng huyết áp
- Suy thận
- Protein trong nước tiểu
- Xơ hóa nhu mô thận
Viêm nhiễm hệ thống nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh có thể gây phản ứng nôn chớ, tiêu chảy, mệt lả li bì. Tổn thương viêm nhiễm kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Đến khám bác sĩ khi nào?
Nếu trẻ có triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, đòi hỏi đi tiểu dai dẳng hoặc đau bụng, đau hông lưng, người thân có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra.
Tăng thân nhiệt - sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, không tìm được ổ nhiễm khuẩn cũng là một tình trạng cần phải kiểm tra tại cơ sở y tế.
Nếu trẻ bị sốt mà không có nguồn gốc rõ ràng, cần được tư vấn bác sĩ. Các nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiểu hoá..
Trẻ sơ sinh bỏ bú, ăn kém, thờ ơ, li bì khó thức dậy, khóc nhiều, tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng cần được chăm sóc y tế.
Biến chứng nghiêm trọng nhất của trào ngược bàng quang niệu quản là ứ đọng gây tổn thương cấu trúc - chức năng bể thận - thận - cầu thận.
- Xơ hóa nhu mô thận có thể dẫn đến tổn thương thận không hồi phục, nếu tình trạng nhiễm trùng và ứ đọng không được giải quyết. Xơ hóa nhu mô thận do trào ngược còn được gọi là bệnh thận trào ngược.
Xơ hóa nhu mô thận
- Tăng huyết áp có thể xảy ra nếu có suy giảm chức năng thận và tổn thương cầu thận.
- Suy thận cấp tính có thể xảy ra nếu độc tố tích tụ nhanh chóng trong máu vì mất chức năng thận đột ngột. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần chạy thận nhân tạo cấp cứu.
- Bệnh thận mạn xảy ra khi chức năng của thận dần suy giảm không hồi phục.
Suy thận cấp tính có thể xảy ra nếu độc tố tích tụ nhanh chóng trong máu vì mất chức năng thận đột ngột
Nếu chức năng thận giảm xuống dưới 15% công suất bình thường và không hồi phục, bệnh nhân được chẩn đoạn bệnh thận giai đoạn cuối và sẽ cần đến các phương pháp điều trị thay thế chức nhăn thận như ghép thận hoặc thận nhân tạo chu kỳ.
Nếu một đứa trẻ bị có triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, đòi hỏi đi tiểu dai dẳng hoặc đau bụng, đau hông lưng hoặc sốt, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm.
- Siêu âm sàng lọc có thể phát hiện trào ngược bàng quang niệu quản sau khi sinh, hoặc thậm chí là trước sinh khi siêu âm thai.
- Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện viêm đường tiết niệu.
Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện viêm đường tiết niệu
- Chụp xạ hình thận là một loại thủ thuật thăm dò phóng xạ. Xạ hình thận thể hiện chức năng của từng vùng cục bộ của thận theo hình ảnh giải phẫu của thận.
- Chụp động học bàng quang (VCUG) là thăm dò đưa cản quang ngược dòng vào bàng quang quan sonde tiểu và chụp X quang bàng quang niệu đạo của bệnh nhân ngay trong quá trình đi tiểu. Các bất thường van niệu quản bàng quang, van bàng quang niệu đạo, đoạn hẹp niệu đạo, dị vật - sỏi gây cản trở đường bài xuất, dòng nước tiểu trào ngược có thể được thể hiện rõ ràng trên phim chụp bàng quang động.
Thuốc cản quang thường được đưa vào bàng quang qua sonde tiểu, việc này dẫn đến nguy cơ chấn thương niệu đạo, dị ứng latex, dị ứng cản quang, viêm niệu đạo bàng quang ngược dòng. Sau chụp X-quang động, thuốc kháng sinh đường uống liệu trình ngắn có thể được bác sĩ kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trào ngược bàng quang được phân loại từ mức độ 1, khi mà nước tiểu chỉ chảy trở lại niệu quản, đến mức độ 5, khi có giãn và xoắn nghiêm trọng của niệu quản.
Có nhiều yếu tố quyết định phương pháp và phác đồ điều trị. Bao gồm thể trạng, lứa tuổi, phân loại và mức độ trầm trọng của bệnh, các bệnh lý nền kèm theo và biến chứng.
Trào ngược bàng quang niệu quản chức năng
Bác sĩ có thể chỉ theo dõi sát và trì hoãn phẫu thuật, chờ đợi tình trạng tắc nghẽn trào ngược tự giải quyết hoặc chờ đợi tình trạng bệnh nhi phù hợp hợp hơn với phẫu thuật. Van niệu quản bàng quang có thể tự hồi phục về cấu trúc và chức năng trong quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng trào ngược do rối loạn thần kinh cơ thường sẽ được cải thiện khi trẻ được 5 - 6 tuổi.
Trong khi đó:
- Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang - đường tiểu - thận bể thận cần được quan tâm
- Cho trẻ tập đi tiểu khi đại tiện (một bài tập có ích cho sự phát triển của cơ thắt)
- Một số loại thuốc kiểm soát cơn buồn tiểu và luồng trào ngược cơ năng có thể được kê đơn
Để dự phòng nhiễm khuẩn, các bác sĩ có thể kê đơn liều nhỏ kháng sinh thông thường. Việc lạm dụng kháng sinh không đúng chỉ định sẽ gây kháng kháng sinh.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể là cần thiết để sửa chữa bất thường van niệu quản bàng quang giúp ngăn nước tiểu chảy trở lại thận. Trong trường hợp rất nghiêm trọng, bác sĩ phẫu thuật có thể cần phải loại bỏ niệu quản và thận bị xơ hóa do tắc nghẽn mạn tính.
Phẫu thuật có thể được thực hiện qua đường nội soi qua da, nội soi ngược dòng hoặc phẫu thuật mở.
Có thể nội soi bàng quang tiêm Deflux vào thành bàng quang. Chất này tạo ra một chỗ phình ra khiến nước tiểu khó chảy ngược hơn.
Trào ngược niệu quản tắc nghẽn
Điều trị trào ngược bàng quang niệu quản thứ phát đơn thuần là giải phóng tắc nghẽn đang gây trào ngược. Điều trị có thể bao gồm kháng sinh giảm viêm chít hẹp. Phẫu thuật loại bỏ sỏi hoặc xơ sẹo chít hẹp, u chèn ép. Sonde niệu đạo bàng quang hoặc dẫn lưu bàng quang qua thành bụng giúp giải phóng bang quang ứ đọng.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!