Từ điển bệnh lý

Tăng thông khí : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 07-06-2021

Tổng quan Tăng thông khí

Tình trạng tăng thông khíhayhội chứng tăng thông khíđược hiểu như một dạng rối loạn hô hấp khá nguy hiểm.Tăng thông khí(hay còn có tên khoa học là Hyperventilation) được hiểu là hiện tượng quá trình hít và thở của người bệnh bị mất cân bằng, cụ thể là khi người bệnh có xu hướng thở không khí ra nhiều hơn là hít vào. Hiện tượng này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn khí CO2 và gây ra một số ảnh hưởng đến người bệnh như khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh bất thường,... khiến cho tâm lý người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị tăng thông khí dẫn tới tình trạng co thắt cơ nghiêm trọng và thậm chí bất tỉnh do bệnh tình không được kịp thời chữa trị. Để hiểu rõ hơn về mức nguy hiểm của căn bệnh này chúng ta hãy cùng nhautìm hiểu về tăng thông khítrong bài viết ngày hôm nay nhé.


Nguyên nhân Tăng thông khí

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người bệnh bịtăng thông khícó thể đến từ bệnh lý hoặc tâm sinh lý.

  • Tăng thông khí do tâm lý bất ổn:Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu thường gây ratriệu chứng tăng thông khítừ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và tìm cách khắc phục. Hiện tượng bị tăng thông khí thường sẽ do hoảng sợ, lo âu, suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc hay nóng giận,... Bên cạnh đó, những loại chất kích thích cũng có thể xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi cảm xúc bất thường, dẫn tới tăng thông khí.
  • Tăng thông khí do vấn đề bệnh lý: Những người mắc các bệnh về hô hấp thường có nguy cơ bị tăng thông khí khá cao, đặc biệt là những căn bệnh mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, ứ khí phổi, hen suyễn,...). Những người gặp vấn đề về tim hay các bệnh lý về não bộ (chấn thương vùng đầu, trung não và hành não, áp lực nội sọ, chấn thương sọ não,...). Người bệnh bị bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ bị tăng thông khí cao hơn bình thường. Ngoài ra,tình trạng tăng thông khícũng có thể bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc người bệnh đang điều trị hoặc sử dụng quá liều các loại thuốc được chỉ định.

Một số tác nhân khác có thể gây rahiện tượng tăng thông khílà: Tác động từ môi trường sống không lành mạnh (không khí ô nhiễm), người bệnh đang mang thai, bị nhiễm toan ceton, đi du lịch hoặc ở những nơi có độ cao trên 800m, bị chảy máu hoặc bị đau nghiêm trọng, vấn đề dinh dưỡng không đầy đủ,...


Triệu chứng Tăng thông khí

Tình trạng tăng thông khí được hiểu như việc hít thở của người bệnh bị rối loạn và kèm theo một số triệu chứng bệnh điển hình khác, cụ thể:

  • Người bệnh ban đầu sẽ có xu hướng thở nhanh và nhiều lượng khí kèm theo thế nhưng lượng khí hít vào lại khá ít. Lâu dần người bệnh sẽ còn gặp phải tình trạng muốn ngáp nhiều hơn mặc dù không phải do buồn ngủ.
  • Người bệnh bị tăng thông khí có cảm giác bị tức nghẹn như có vật gì bị tắc trong lồng ngực, các cơn đau tức ngực sẽ xuất hiện càng lúc càng tăng dần và thậm chí cơn đau lan rộng ra cả lồng ngực.
  • Bàn chân, bàn tay sẽ bị tê bì và có thể có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Triệu chứng này đôi lúc cũng xuất hiện ở miệng người bệnh.
  • Một vài trường hợp bệnh nhân bị tăng thông khí còn bị sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài.
  • Rối loạn nhịp tim sẽ là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng tăng thông khí. Nhịp tim người bệnh thường sẽ đập nhanh và mạnh hơn bình thường, tâm lý người bệnh cũng sẽ bị căng thẳng, lo lắng hơn.
  • Bị tăng thông khí còn khiến người bệnh mất sự cân bằng, hay choáng váng chóng mặt, thần trí kém minh mẫn,...

Các triệu chứng điển hình của bệnh tăng thông khí thường xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài đến 30 phút mà không hết. Bệnh nhân cần chú ý mà kịp thời liên hệ với các chuyên gia y tế có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất, tránh trường hợp xấu xảy ra. Ngoài các triệu chứng điển hình được kể trên thì tình trạng tăng thông khí cũng có thể là tác nhân gây ra những triệu chứng khác, mặc dù khá mơ hồ nhưng cũng cần được chú ý như: Đầy hơi hay ợ hơi, toát mồ hôi, đau nhức đầu, thị lực giảm sút, co giật hay thậm chí ngất xỉu,...


Các biến chứng Tăng thông khí

Theo thống kê về những trường hợp người bệnh bị tăng thông khí thì vẫn chưa có ca bệnh nào có thể gây tử vong. Thế nhưng, cũng đã có không ít trường hợp tình trạng tăng thông khí tiến triển nhanh nhưng không được kiểm soát kịp thời khiến cho người bệnh bị co giật dữ dội và ngất lịm đi. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra những biến chứng mà bệnh có thể gây hại đến sức khỏe người bệnh cũng như giảm sút chất lượng cuộc sống:

  • Tâm lý người bệnh trước khi bị tăng thông khí đã bị rối loạn rồi cho nên khi xuất hiện triệu chứng tăng thông khí thì tâm lý lại càng hoảng sợ và lo lắng hơn do việc hít thở gặp trục trặc.
  • Những người đang mắc các bệnh về hô hấp có nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn sau nhiều đợt bị tăng thông khí mà không có biện pháp khắc phục triệt để.
  • Mẹ bầu bị tăng thông khí mà không được kiểm soát sớm sẽ gây hại cho tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con.
  • Không ít trường hợp bệnh nhân sau khi trải qua tình trạng tăng thông khí nhiều lần đã bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nguy cơ dẫn đến rối loạn thần kinh.

Đường lây truyền Tăng thông khí

Như ta đã được biết ở trên thì nguyên nhân gây ra tình trạng tăng thông khí hầu hết là do vấn đề tâm lý bất ổn và các bệnh không lây truyền. Chính vì vậy, việc lây nhiễm hay lây truyền bệnh này là không thể. Những trường hợp nhiều người ở gần nhau cùng bị tăng thông khí có thể là do các tác nhân ngoại cảnh như môi trường sống không lành mạnh hay vị trí địa lý (ở nơi quá cao thiếu không khí), do đó nhiều người sẽ bị lầm tưởng rằng bị tăng thông khí là do lây truyền bệnh từ người sang người. Trong một số trường hợp hiếm hoi khác mà hiện tượng tăng thông khí có thể bị coi là bệnh lây truyền, đó là do ảnh hưởng của hội chứng lây truyền cảm xúc. Tăng thông khí là do rối loạn cảm xúc gây ra như hoảng căng thẳng đầu óc, lo âu hay hoảng sợ vì vậy những đối tượng dễ bị rối loạn cảm xúc sẽ có nguy cơ bị tăng thông khí do bị lây truyền rối loạn cảm xúc từ người bệnh.


Đối tượng nguy cơ Tăng thông khí

Bất kì ai cũng có thể là đối tượng bị tăng thông khí, thậm chí là những người có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, những nhóm người sau đây sẽ hầu như sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn bình thường:

  • Nhóm người đang gặp phải những vấn đề trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến cảm xúc như: dễ nổi cáu, hoảng sợ hay stress thường xuyên.
  • Những người đang mắc phải các bệnh lý mãn tính về hô hấp, tim mạch hoặc rối loạn thần kinh.
  • Những người bị bệnh đái tháo đường tuyp 1 cũng có nguy cơ bị tăng thông khí do bị nhiễm ceton axit.
  • Phụ đang mang thai cũng có khả năng bị tăng thông khí khá cao.
  • Nhóm những người di chuyển đến các vùng đồi núi cao trên 800m (do công việc hoặc du lịch) sẽ có thể bị tăng thông khí do lượng không khí và áp suất từ môi trường sống thay đổi quá nhiều.

Người mắc bệnh tiểu đường là một trong những đối tượng có ngu cơ mắc tăng thông khí

Người mắc bệnh tiểu đường là một trong những đối tượng có ngu cơ mắc tăng thông khí


Phòng ngừa Tăng thông khí

Một số biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ bị tăng thông khí như sau:

  • Luôn giữ tâm lý ổn định, thoải mái và hạn chế các cơn nóng giận. Trường hợp do ảnh hưởng của công việc quá áp lực khiến người bệnh dễ bị stress thì hãy liên hệ ngay tới các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý về hô hấp, thần kinh và tim mạch. Đối với các bệnh lý mãn tính thì phải có biện pháp kiểm soát bệnh tình, tránh tình trạng bệnh tái phát nhanh gây nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng sẽ là phương pháp hiệu quả giúpngăn ngừa tình trạng tăng thông khívà các loại bệnh lý khác. Đặc biệt các bài tập yoga hoặc thiền sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao sức khỏe thể chất cũng như thư giãn đầu óc, điều hòa tâm lý.

Điều trị bằng phương pháp tập thể dục

Tóm tắt danh sách các triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp:

  • Thở nhanh, thở mạnh
  • Lượng khí hít vào ít hơn lượng khí thở ra
  • Bị tức nghẹn trong lồng ngực
  • Tê bì chân tay
  • Choáng váng, mất cân bằng
  • Nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường
  • Sốt

Các biện pháp chẩn đoán Tăng thông khí

Ngay sau khi người bệnh phát hiện ra cơ thể đang có các triệu chứng có thể là do tăng thông khí gây ra thì việc tìm đến các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh là việc cần thiết.

Ban đầu các bác sĩ sẽ thực hiện truyền tĩnh mạch cho người bệnh và theo dõi tình hình trên màn hình hiển thị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm các xét nghiệm khác cho bệnh nhân như: Điện tâm đồ (ECG), chụp X-quang ngực và đo độ bão hòa Oxy máu (SpO2). Các xét nghiệm trên sẽ giúp các bác sĩ có thể dễ dàng loại trừ các chẩn đoán khác nguy hiểm hơn.

  • Chụp X-quang hoặc CT phổi nhằm kiểm tra chức năng phổi có gặp vấn đề gì hay không.
  • Đo độ bão hòa Oxy máu (SpO2) nhằm xác định lưu lượng Oxy có trong máu có đạt đủ 100% hay không.
  • Điện tâm đồ sẽ giúp phát hiện nguy cơ thiếu máu cục bộ tim.

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, người bệnhtăng thông khísẽ được các chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm nhanh chóng chẩn đoán bằng việc khám, làm các xét nghiệm đặc hiệu và chỉ định các chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao.


Các biện pháp điều trị Tăng thông khí

Để điều trị tình trạng tăng thông khí một cách hiệu quả và triệt để nhất thì người bệnh cần thực hiện 2 nhóm phương pháp chủ yếu sau đây:

Nhóm phương pháp xử lý nhanh khi bị tăng thông khí:

  • Việc đầu tiên mà người bệnh đang bị tăng thông khí cần chú ý quan tâm đó chính là giữ tâm lý ổn định, tuyệt đối không hoảng loạn mà khiến cho bệnh tình trở nặng hơn. Giữ không gian thoáng để giúp việc thở dễ dàng hơn. Có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân xung quanh bằng cách xoa và vỗ nhẹ lên lưng.
  • Học cách thở qua từng lỗ mũi: Để việc thở có hiệu quả tốt hơn thì người bệnh nên tập hít thở bằng mũi khi bị tăng thông khí. Lưu ý nên hít thở bằng từng lỗ mũi bằng cách dùng ngón tay bịt một đầu mũi lại và tiếp tục hít thở luân phiên từng lỗ mũi. Phương pháp này sẽ giúp giảm lượng khí thoát ra khỏi cơ thể.
  • Kiểm soát hơi thở: Những người thường xuyên bị tăng thông khí cần luyện tập cách hít thở chậm và sâu hơn để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Nên hít không khí vào cơ thể một cách từ từ rồi giữ lại lượng khí trong phổi khoảng 5 giây rồi mới từ từ thở ra. Phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểutriệu chứng tăng thông khímà còn rất tốt cho việc điều hòa hệ hô hấp và nuôi dưỡng lá phổi khỏe mạnh.
  • Có thể sử dụng túi giấy để làm một bình oxy thủ công: Khi bị tăng thông khí thì việc hạn chế tối đa việc CO2 thoát ra ngoài cơ thể sẽ giúp bệnh nhân đỡ khó chịu hơn rất nhiều. Hãy lấy túi giấy che miệng và mũi lại và hít thở trong đó, việc làm này sẽ giúp lượng CO2 từ cơ thể không bị thoát ra hoàn toàn ra không khí. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên hít thở khoảng 12 lần trong túi giấy sau đó phải hít thở 12 lần bên ngoài, cứ lặp lại hành động này cho tới khi hơi thở trở về bình thường thì dừng.

Nhóm phương pháp điều trị tăng thông khí lâu dài:

  • Có thể sử dụng thuốc để điều trị tăng thông khí. Tuy nhiên, người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc về tự uống mà cần phải được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh tình và tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần uống thuốc hay không.
  • Một số biện pháp châm cứu cũng có thể được áp dụng nhằm giảm các nguy cơ bị tăng thông khí cho những người thường xuyên bị căng thẳng đầu óc, stress.
  • Tham khảo, thực hiện một số bài tập hít thở giúp điều hòa nhịp thở, giảm nguy cơ tái bệnh.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một tinh thần thoải mái, đặc biệt đối với những bệnh nhân vừa trải qua cơn tăng thông khí rất cần được bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Người bệnh cũng nên kết hợp với một số bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng hoặc yoga, thiền.

Với những chuyên gia đầu ngành cũng như các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm,Bệnh viện MEDLATEC đã khám và cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tăng thông khí và đạt hiệu quả điều trị cao.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map