Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Thông thường, tâm thất phải có vai trò bơm máu đến phổi để tiếp nhận oxy, sau đó đưa máu và oxy đi lưu hành khắp cơ thể. Quá trình khi máu tuần hoàn sẽ tạo nên một áp lực lên thành của động mạch phổi.
Tăng áp động mạch phổi
Vì các nguyên nhân khác nhau, có thể là do hệ thống động mạch và mao mạch phổi bị thu hẹp, suy yếu hoặc xơ vữa khiến cho hoạt động lưu thông máu gặp trở ngại và áp lực trong mạch máu tăng lên gây ra hiện tượng tăng áp động mạch phổi. Hệ quả là buồng thất sẽ phải lao động nhiều hơn để cố gắng bơm máu tới phổi, lâu ngày dẫn tới tình trạng suy yếu cơ tim và cuối cùng là suy hoàn toàn.
Hiện nay, bệnh tăng áp động mạch phổi chưa thể chữa khỏi dứt điểm mà chỉ có những biện pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Tỷ lệ các ca bị tăng áp động mạch phổi trên thế giới là từ 2 - 25 người/1 triệu dân. Theo một nghiên cứu gần đây tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc căn bệnh này là 2/1000 trẻ sơ sinh. Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về bệnh này tại Việt Nam.
Máu khi chảy vào tim sẽ được các buồng dưới ở bên phải tim bơm máu vào phổi thông qua hệ thống động mạch phổi. Máu sẽ lọc carbon dioxide để lấy oxy đưa trở lại phía bên trái của tim.
Khi áp lực động mạch phổi không có dấu hiệu bất thường, máu dễ dàng lưu thông qua các mạch trong phổi. Tuy nhiên vì các tế bào lót động mạch phổi có sự thay đổi nên gây ra hiện tượng gia tăng huyết áp, lòng mạch trở nên cứng và hẹp đi và dẫn tới bệnh tăng áp động mạch phổi khi máu lưu thông.
Nguyên nhân gây tăng áp động mạch phổi
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, có thể chia bệnh tăng áp động mạch phổi thành 2 nhóm chính:
Tăng áp động mạch phổi nguyên phát:
Là khi không thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể liên quan đến hiện tượng này đó là:
- Bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh;
- Do đột biến gen hoặc yếu tố di truyền;
- Người bệnh sử dụng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc;
- Do các bệnh lý về mao mạch, tĩnh mạch;
- Một số các bệnh khác như xơ gan, HIV,...
Tăng áp động mạch phổi thứ phát:
Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn so với tình trạng tăng áp động mạch phổi nguyên phát, bao gồm những nguyên nhân như sau:
- Có cục máu đông khiến cho động mạch phổi bị tắc nghẽn;
- Các hiện tượng bất thường ở phổi như xơ phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, chứng ngưng thở khi ngủ,...;
- Người bệnh bị mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bị suy tim. Hay những bất thường khác liên quan tới chức năng tim như tâm thất trái phì đại, hẹp hoặc hở van tim,...;
- Bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính;
- Người bệnh mắc bệnh phổi gây ra sẹo ở các phế nang trong mô giữa;
- Rối loạn các mô liên kết (lupus hay xơ cứng bì);
- Bệnh nhân lạm dụng chất kích thích như cocain;
- Bệnh nhân thiếu tế bào máu hình liềm;
- Biến chứng tại các cơ quan khác trong cơ thể và gây ảnh hưởng tới chất lượng động mạch phổi như đa hồng cầu nguyên phát, bệnh tuyến giáp trạng,..
Bệnh ở giai đoạn đầu thường không bộc lộ những biểu hiện rõ rệt. Bệnh diễn biến rất âm thầm, khó phát hiện nên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ chuyển biến nghiêm trọng. Dưới đây là các triệu chứng cần lưu ý để phát hiện ra tình trạng này:
Biểu hiện của người bị tăng áp động mạch phổi
Nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm ở người bị tăng áp động mạch phổi là rất cao nếu không phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Một số biến chứng nghiêm trọng đó là:
-Ho ra máu:biến chứng này khá nghiêm trọng. Khi áp lực lên thành mạch quá sức chịu đựng sẽ khiến động mạch bị vỡ ra, xuất huyết máu trong phổi gây nên biến chứng ho ra máu. Biến chứng này có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao;
Biến chứng nguy hiểm của người bị tăng áp động mạch phổi là ho ra máu
-Tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông:đông máu giúp chúng ta có thể cầm máu khi bị thương. Tuy nhiên trong trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong động mạch phổi do tình trạng tăng áp động mạch phổi khiến cho động mạch bị tắc nghẽn và thu hẹp. Điều này rất dễ khiến cho bệnh nhân bị sốc và đe dọa tới tính mạng;
-Rối loạn nhịp tim:biến chứng này khá phổ biến ở bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi do tổn thương trong tâm thất. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị lo âu, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, lâu ngày có thể dẫn tới tử vong;
-Phì đại tâm thất phải:do sự tắc nghẽn của động mạch phổi bắt buộc tâm thất phải phải lao động nhiều hơn để có đủ máu cung cấp cho phổi. Vì thế mà kích thước bị phình to hơn. Hiện tượng này kéo dài mà không có sự can thiệp nào sẽ dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim như trên.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị bệnh tăng áp động mạch phổi. Do đó tất cả mọi người cần lưu ý tới những triệu chứng của bệnh để được phát hiện và điều chỉnh kịp thời bằng các liệu pháp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng.
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị tăng áp động mạch phổi, nhưng cụ thể các đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao bị bệnh:
- Tăng áp động mạch nguyên phát thường xảy ra với những người trẻ tuổi;
- Ngược lại, người lớn tuổi thường bị tăng áp động mạch thứ phát;
- Tính di truyền: trong gia đình có người thân bị căn bệnh này;
- Những người bị thừa cân, béo phì dễ bị tăng áp động mạch phổi do những người này dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ;
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị Tăng áp động mạch phổi
- Những người bị nhiễm HIV, hay sử dụng chất gây nghiện hoặc tiêu thụ thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc cũng dễ bị tăng áp động mạch phổi;
- Thống kê cho thấy phụ nữ trong độ tuổi mang thai sẽ có tỷ lệ bị tăng áp động mạch phổi cao hơn so với nam giới.
Để hạn chế nguy cơ bị tăng áp động mạch phổi, chúng ta cần:
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, giữ gìn cân nặng và vóc dáng cân đối, khỏe mạnh. Chế độ ăn hàng ngày cần hạn chế lượng muối để tránh nguy cơ phù mạch máu;
Để hạn chế nguy cơ bị tăng áp động mạch phổi, chúng ta cần chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và vận động vừa sức. Tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, lo lắng và đồng thời không nên uống nhiều bia rượu, hút thuốc nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bị tăng áp động mạch phổi;
- Tập luyện thể dục, thể thao điều độ.
- Khai thác thông tin tiền sử bệnh lý và dựa trên những biểu hiện cơ năng của bệnh nhân: mệt mỏi, khó thở, đau ngực,...;
- Khám thực thể: phát hiện thấy có những dấu hiệu như:
- Mạch cảnh yếu;
- Tĩnh mạch cổ nổi;
- Nghe tim có T2 mạnh ở ổ van động mạch phổi và tiếng thổi tâm trương do van động mạch phổi bị hở, tiếng thổi tâm thu do máu đi ngược dòng vì hở van ba lá;
- Người bệnh bị phù, xanh tím ở ngoại vi, kèm gan to, cổ trướng ở giai đoạn cuối.
- Chụp X-quang phổi:nếu bệnh nhân bị bệnh thì đường kính của nhánh dưới động mạch phổi là > 16mm;
Chụp X-quang phổi: nếu bệnh nhân bị bệnh thì đường kính của nhánh dưới động mạch phổi là > 16mm
- Siêu âm tim Doppler:mục đích nhằm đo huyết áp động mạch phổi. Phương pháp này rất phổ biến, dễ thực hiện và cho độ chính xác cao. Nhờ siêu âm sẽ xác định được các thông số: áp lực động mạch phổi tâm trương, áp lực động mạch phổi trung bình và áp lực động mạch phổi tâm thu. Áp lực động mạch phổi trung bình trong tăng áp động mạch phổi thông qua siêu âm ước tính là > 25mmHg;
- Điện tim:bệnh nhân tăng áp động mạch phổi có hình ảnh điện tim là: P phế ở DII, DIII, aVF; R cao V1, sóng P≥2/3 sóng R, S sâu ở V6, mỏm tim quay sau; trục phải, nhĩ phải, thất phải phì đại;
·-Đặt ống thông tim:đây là kỹ thuật có hiệu quả cao trong việc chẩn đoán xác định tăng áp động mạch phổi. Cách đặt ống thông: đặt vào tĩnh mạch ở cổ rồi luồn vào tâm thất phải của tim và động mạch phổi. Điều này giúp đo trực tiếp áp suất trong tâm thất phải và động mạch phổi.
- Thuốc chống đông đường uống: Warfarin khởi đầu liều 1mg/ngày. Tùy từng trường hợp bệnh nhân cần điều chỉnh cho phù hợp;
- Thuốc lợi tiểu: chú ý theo dõi chức năng của thận và công thức máu nhằm tránh xảy ra hiện tượng suy thận. Các thuốc lợi tiểu có thể áp dụng bao gồm:
Nếu áp lực riêng oxy máu động mạch PaO2 < 60mmHg hoặc SpO2 > 90% thì cho người bệnh thở oxy liên tục;
Điều trị cho bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc thì cần thực hiện phẫu thuật. Ngày nay có 2 phương pháp phẫu thuật chính cho những ca bị tăng áp động mạch phổi đó là thông vách liên nhĩ và cấy ghép tim - phổi:
- Thông vách liên nhĩ: giảm áp lực lên tâm thất bằng cách tạo một khoảng mở giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải;
- Cấy ghép tim - phổi: thường áp dụng đối với bệnh nhân trẻ tuổi bị tăng áp động mạch phổi nguyên phát. Phương pháp này ẩn chứa nhiều rủi ro vì có nhiều tác dụng phụ và bệnh nhân phải gắn liền với thuốc cả đời.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!