Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Tâm phế mạn được hiểu là một tổ hợp những bệnh lý từ phổi gây ra tình trạng suy tim phải thứ phát. Bệnh được phát hiện nhiều ở những vùng có tỉ lệ người hút thuốc lá cao và môi trường sống thường xuyên bị ô nhiễm dẫn tới sự hình thành các bệnh lý mạn tính ở phổi.
Tâm phế mạn là một tổ hợp những bệnh lý từ phổi gây ra tình trạng suy tim phải thứ phát.
Tâm phế mạn còn được hiểu là tình trạng suy tim phải do tác động từ việc tăng áp lực động mạch phổi. Hiện tượng tăng áp lực chủ yếu là do hệ lụy từ các bệnh lý về nhóm nhu mô hoặc mạch máu ở phổi. Tuy nhiên, tình trạng suy thất phải thứ phát từ bệnh suy thất trái sẽ không được đánh giá là bệnh tâm phế quản. Trường hợp bệnh nhân gặp phải trường hợp bất thường van tim hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh cũng không được liệt vào danh sách các bệnh về tâm phế mạn.
Bệnh tâm phế mạn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay bệnh COPD) được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tâm phế mạn. Tuy nhiên, cũng có những căn bệnh khác có thể gây ra bệnh hoặc góp phần khiến bệnh tiến triển nhanh như:
Những người mắc bệnh hen suyễn nhưng không được điều trị hoặc đang điều trị nhưng không kiểm soát tốt tình trạng sẽ có thể gây ra bệnh tâm phế mạn.
Bệnh tâm phế mạn ở giai đoạn đầu thường sẽ là những triệu chứng của những căn bệnh gây ra tâm phế mạn. Chính vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý này trước khi có chuyển biến nặng và dẫn tới tâm phế mạn. Một số triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu như:
Ho nhiều, ho có đờm đặc có thể là biểu hiện của người bị tâm phế mạn
Nếu bệnh nhân không được điều trị sớm thì bệnh tâm phế mạn đã bắt đầu phát triển đến giai đoạn động mạch phổi bắt đầu bị tăng áp lực. Các triệu chứng lúc này sẽ xuất hiện với mật độ dày đặc hơn và kèm thêm các triệu chứng khác như: móng tay bị khum lại, nhịp tim đập nhanh bất thường, hơi thở nhanh, cơ thể mệt mỏi thường xuyên,...
Bệnh tâm phế mạn khi tiến triển tới giai đoạn suy thất phải thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
Ngoài các triệu chứng bệnh được kể trên thì người bệnh bị tâm phế mạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác tùy thuộc vào bệnh lý nền hiện có và tình trạng sức khỏe người bệnh. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu nhận biết bệnh đầu tiên thì bệnh nhân cần tìm tới sự trợ giúp từ các bác sĩ có chuyên môn ngay lập tức để tránh bệnh chuyển biến nặng và khó điều trị.
Bệnh tâm phế mạn thường sẽ tiến triển một cách từ từ, gây thương tổn đến hầu hết các cấu trúc cũng như chức năng của phổi. Sau đó bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn gây ra suy hô hấp và rồi suy tim phải, trường hợp người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng suy toàn bộ tim sẽ xảy ra rất sớm. Mặc dù nền y học hiện nay đã phát triển rất nhanh thế nhưng với trường hợp người bệnh bị suy tim toàn phần thì nguy cơ dẫn tới tử vong vẫn có thể lên tới 70%.
Biến chứng suy tim phải hoặc thậm chí tử vong
Nếu bệnh tâm phế mạn được phát hiện kịp thời khi chưa chuyển biến quá nặng, được hỗ trợ từ các y bác sĩ có chuyên môn cao và lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp thì có khả năng kiểm soát bệnh tốt, tránh cho bệnh tiến triển nặng hơn. Theo thống kê từ một số trung tâm y tế thì những bệnh nhân có kết quả điều trị bệnh tâm phế mạn tốt có khả năng tránh trường hợp suy tim đến 10 hay thậm chí 20 năm sau.
Tiên lượng của bệnh tâm phế mạn phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị tốt các bệnh lý phổi nền. Chính vì vậy, ngay từ những dấu hiệu bệnh nhỏ nhất có đe dọa đến chức năng phổi thì người bệnh cũng cần phải khám chữa bệnh ngay, tránh tình trạng bệnh chuyển biến sang dạng xấu hơn như bệnh tâm phế mạn.
Bệnh tâm phế mạnxuất hiện từ những bệnh lý về đường hô hấp, cụ thể là bệnh về phổi. Tuy nhiên, các bệnh phổi mạn tính gây ra tâm phế mạn thường là các bệnh lý phổi do khói thuốc, khói bụi độc hại, các bệnh lý tự miễn tại phổi,... mà ít khi do các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy bệnh tâm phế mạn không lây. Tuy nhiên, tình trạng sống chung trong môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá… lại khiến cho những người sống cùng hoặc làm việc cùng bệnh nhân dễ có những bệnh lý phổi tương tự và từ đó cũng có nguy cơ bị tâm phế mạn, tùy theo cơ địa của từng người.
Bệnh tâm phế mạn thường xuất hiện ở những nhóm đối tượng sau đây:
Những người đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dù đang được điều trị hoặc không điều trị cũng có thể dẫn tới bệnh tâm phế mạn.
- Hãy tiêm phòng với các loại vaccine để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Điều trị triệt để các bệnh về hệ hô hấp dạng cấp tính. Thường xuyên theo dõi và duy trì điều trị với các bệnh dạng mạn tính, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần phải báo ngay cho các bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm và các loại khí độc hại khác. Tuyệt đối không tiếp xúc với những người có mầm bệnh về hô hấp, đặc biệt là những người đang mắc các bệnh đường hô hấp dạng mạn tính.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lối sống khoa học kết hợp với việc chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, có thể dễ dàng đẩy lùi các căn bệnh viêm nhiễm thông thường.
Ngay khi người bệnh tìm tới các cơ sở y tế để chữa bệnh thì các bác sĩ sẽ phải kiểm tra các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân xem có phải dấu hiệu bệnh tâm phế mạn hay không, rồi sau đó sẽ làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Ngoài những triệu chứng bệnh dễ nhận biết như ho, khó thở, mệt mỏi,... thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được các triệu chứng khác nhanh chóng như:
- Các dấu hiệu ứ đọng máu vùng ngoại biên: Gan bị sưng to gây đau nhức, có triệu chứng phù toàn thân, phản hồi gan tĩnh mạch cổ ra kết quả dương tính, môi và các đầu chi chuyển tím, tiểu ít,...
- Nghe tim thấy tiếng đập bất thường, xuất hiện rale nổ ở phổi.
- Bệnh nhân sẽ bị đau thắt ngực và có thể dẫn tới ngất xỉu do thiếu máu não hoặc thiếu máu cơ tim.
Một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được thực hiện để chẩn đoán bệnh tâm phế mạn là:
- Chụp X-quang tim và phổi: Hình ảnh chụp sẽ cho thấy các dấu hiệu giãn động mạch phổi, các tổn thương tại nhóm nhu mô phổi, tim có hình giọt nước hoặc bóng tim to,...
Chụp X-quang tim và phổi chẩn đoán bệnh tâm phế mạn
- Điện tâm đồ (ECG): Kết quả chỉ ra hiện tượng thất phải dày hơn bình thường.
- Siêu âm tim có thể xác định được: Sự quá tải của thất phải dạng mạn tính (Siêu âm 2D); Kiểm tra được sức cản mạch phổi dựa vào phổ hở van động mạch phổi và van ba lá, tính được áp lực của động mạch phổi (Siêu âm Doppler); Kiểm tra chức năng hoạt động của thông khí phổi và các chức năng hô hấp khác; Thấy xuất hiện toan chuyển hóa, PaO2 giảm và PaCO2 tăng (Khi máu động mạch).
- Thực hiện các xét nghiệm tế bào máu nhằm xác định xem người bệnh có nguy cơ bị đa hồng cầu hay không. Trường hợp đa hồng cầu có thể là biến chứng từ bệnh tâm phế mạn gây ra nhưng cũng có thể lại là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch phổi.
Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh tâm phế mạn, thế nhưng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp nhất định để xử lý bệnh.
- Liệu pháp oxy: Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tâm phế mạn chính là hiện tượng khó thở, do đó việc đầu tiên nên làm đó chính là trợ giúp việc hít thở cho bệnh nhân. Liệu pháp oxy thường được thực hiện bằng cách xông mũi cung cấp lượng oxy vào trong cơ thể người bệnh nhưng phải lưu ý các vấn đề như phải duy trì lượng PaO2 trên 60 mmHg và SaO2 trên 90%, không được cho bệnh nhân thở oxy tới 100% lập tức mà phải kéo dài thời lượng dùng từ 15 - 20 giờ.
- Điều trị suy tim: Người bệnh tâm phế mạn có thể bị suy tim phải hoặc suy tim toàn phần, thế nhưng hầu hết tình trạng bệnh khi được phát hiện mới chỉ diễn ra suy tim ở bên phải. Các phương pháp điều trị sẽ là:
Có thể sử dụng một số loại thuốc như Furosemide (LASIX) theo chỉ địn của bác sĩ để điều trị
Sử dụng các loại thuốc nhómCorticoidesnhằm xử lý các trường hợp điều trị đợt cấp:
Một số loại kháng sinhthường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh tâm phế mạn như:
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập thở nhằm rút ngắn thời gian hồi phục bệnh và phải tránh xa khỏi các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Lưu ý rằng, những phương pháp điều trị ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, việc điều trị cụ thể của bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám trực tiếp, dựa trên bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng mà các bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán, tiên lượng bệnh nhân một cách chính xác nhất để đưa ra phác đồ phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!