Từ điển bệnh lý
SỐT DO CHUỘT CẮN : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tổng quan SỐT DO CHUỘT CẮN
- Tổng quan
Sốt do chuột cắn (RBF) là một bệnh nhiễm trùng toàn thân khá hiếm gặp do nhiễm vi khuẩn Streptobacillus moniliformis, Streptobacillus notomytis hoặc Spirillum minus . Trong đó S. moniliformis gây ra hầu hết các trường hợp bệnh ở Hoa Kỳ. S. minus gây ra RBF chủ yếu ở Châu Á, mặc dù nó có thể gây bệnh trên toàn thế giới. Các báo cáo hiếm khi ddeef cập đến nhiễm S. notomytis.
Người bị chuột cắn
Tại Hoa Kỳ, bệnh sốt do chuột cắn (RBF) thường do S. moniliformis gây ra . Căn bệnh này rất hiếm, chỉ có một số trường hợp được ghi nhận mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thực sự của nó vẫn chưa được biết rõ vì RBF không phải là bệnh được quan tâm chú trọng và nhiều trường hợp không được chẩn đoán vì những vi khuẩn này khó xác định và có khả năng đáp ứng với liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm thường dùng.
Ở Châu Á, RBF được gọi là bệnh Sodoku (so : chuột, và doku : chất độc) và chủ yếu do S. minus gây ra. Loài S. notomytis cũng đã được báo cáo gây bệnh ở Nhật Bản, ban đầu chúng được phân lập từ một con chuột nhảy Spinifex vào năm 1979 và được mô tả đầy đủ vào năm 2015
- Nguyên nhân gây bệnh sốt do chuột cắn
S. moniliformis và S. notomytis có thể được nuôi cấy, mặc dù chúng rất khó phát triển. Ngược lại, S. minus không thể được nuôi cấy.
- S. moniliformis là một trực khuẩn gram âm phân nhánh, nó bắt màu không đều và có thể bị nhầm với vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn là microaerophilic, chúng cần có môi trường cụ thể để phân lập. S. moniliformis phát triển chậm, chúng có thể được xác định bằng cấu trúc axit béo đặc trưng trên sắc ký khí.
- S. notomytis có thể được nuôi cấy tương tự như S. moniliformis , nhưng có thể phân biệt được bằng cách giải trình tự rDNA 16S.
- S. minus, trước đây được gọi là Spirocheta morsus hoặc Sporozoa muris , là một xoắn khuẩn gram âm dày và ngắn, có từ 2 đến 6 vòng xoắn kéo dài từ 0,2 đến 0,5 micromet. Vi khuẩn này không thể được nuôi cấy trên môi trường tổng hợp nhưng có thể được phát hiện bằng nhuộm Giemsa hoặc Wright, hoặc bằng kính hiển vi trường tối.
- Triệu chứng của RBF
- Lâm sàng
Lâm sàng của bệnh theo căn nguyên. Có 2 nhóm triệu chứng lâm sàng chính của bệnh tương ứng với 2 loài vi khuẩn gây bệnh chính là S. moniliformis và S. minus.
- S. moniliformis:
Bệnh sốt do chuột cắn có căn nguyên là S. moniliformis thường có mức độ bệnh thay đổi, biểu hiện có thể đơn giản như là một hội chứng cúm đơn thuần hoặc rất nặng do nhiễm nhiễm khuẩn huyết. Nếu không được điều trị, bệnh do căn nguyên S. moniliformis có thể gây tử vong đến 13%
- Giai đoạn đầu
+ Thời kỳ ủ bệnh : Tối đa 7 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc mầm bệnh
+ Triệu chứng khởi phát: Đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Đau đầu
- Đau họng
- Đau mỏi người, đau nhức cơ bắp
- Đau các khớp theo tính chất đau hết khớp nọ rồi mới đến khớp kia (kiểu di chuyển)
- Buồn nôn, nôn (hay xảy ra hơn ở những người nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa)
- Sốt do chuột cắn
- Giai đoạn kế tiếp:
- Phát ban dát sẩn ở tứ chi
- Ban xuất huyết, ban xuất huyết kèm mụn nước
- Viêm đa khớp: Thường viêm khớp gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay, khớp vai, khớp hông theo thứ tự tỷ lệ hay gặp giảm dần.
- Một số đặc điểm triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn có căn nguyên là S. moniliformis: Ban thường xuất hiện trên bề mặt duỗi của tứ chi và có thể ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu không được điều trị, các triệu chứng cũng có thể tự giảm dần rồi biến mất, tuy nhiên, sốt và viêm khớp có thể tồn tại dai dẳng và tái phát tới vài năm sau
- S. minus
- Thời gian ủ bệnh: Từ 1-3 tuần
- Vết thương do chuột cắn nhiễm S. minus có đặc điểm: Thoái triển ở giai đoạn đầu của bệnh sau đó lại tái phát ở giai đoạn bệnh toàn thân, trở nên phù nề, loét hoại tử và có thể nổi hạch lân cận
- Phát ban dạng xuất huyết
- Viêm khớp không phải là biểu hiện hay gặp
- Ngoài ra, bệnh RBF do căn nguyên S. notomytis cũng được báo cáo trên một phụ nữ ở Nhật Bản với vết thương ở ngón tay: Gây sốt, phát ban và viêm đa khớp.
- Cận lâm sàng
Không có thay đổi đáng kể trong xét nghiệm ở bệnh nhân RBF
+ Số lượng bạch cầu tăng vừa phải
+ Tốc độ máu lắng có thể cao
+ Xét nghiệm bất thường trong dịch khớp: Tăng bạch cầu trong dịch khớp nhất là khớp gối, cấy dịch khớp có thể dương tính với S. moniliformis.
- Đường lây truyền bệnh sốt do chuột cắn
Mầm bệnh tồn tại và phát triển trong hệ thống hô hấp trên (mũi và hầu họng ) của chuột hay một số loài gặm nhấm khác. Hầu hết chuột dù mang vi khuẩn trong cơ thể nhưng không có triệu chứng và không có biểu hiện bệnh lý, chỉ một số ít trường hợp chuột bị bệnh.
Vi khuẩn lây từ động vật gặm nhấm sang người thông qua vết cắn hoặc vết xước có dính nước bọt của chúng, nguy cơ lên đến 10%. Thường xuyên tiếp xúc với chuột như người làm việc trong phòng thí nghiệm, buôn bán vật nuôi, sống trong khu vực nhiều chuột sinh sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh RBF lên gấp nhiều lần
Con đường lây truyển bệnh qua thức ăn và nước uống nhiễm mầm bệnh ít gặp hơn, tuy nhiên cũng không phải là hiếm gặp. Bệnh được lây truyền qua con đường này thường được gọi bằng tên “sốt Haverhill” , nguồn gốc của cái tên này là một địa điểm tại Mỹ, nơi có một đợt dịch bùng phát lớn do lây truyền theo con đường ăn uống
Mặc dù bệnh RBF có thể do 3 loài vi khuẩn khác nhau gây nên, tuy nhiên đường lây truyền và cách gây bệnh lại tương tự nhau. Mặc dù vậy gần như không bao giờ gặp bệnh lây truyền qua thức ăn và nước uống ở bệnh nhân bị sốt do chuột cắn với căn nguyên gây bệnh là S. minus và S. notomytis.
- Đối tượng nguy cơ mắc bệnh RBF
Bệnh được lây một cách tình cờ, có thể là trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Người bệnh bị chuột cắn đều có thể có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh hay xảy ra ở những nước kém phát triển, những nơi có nhiều chuột sinh sống.
- Phòng ngừa bệnh sốt do chuột cắn
- Phòng ngừa chung
- và gặm nhấm gây hại, nhất là ở các khu vực thành thị dông dân cư
- Diệt chuột bằng 1 số thuốc diệt chuột sinh học
- Không sử dụng nguồn nước và nguồn thực phẩm có khả năng bị ô nhiễm do sự có mặt của chuột
- Nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên tại các cửa hàng, trang trại nuôi chuột hoặc gặm nhấm khác cần sử dụng găng tay khi tiếp xúc với động vật, ngoài ra cần làm sạch lồng chuột và vệ sinh xử lý chất thải của chuột đúng quy cách
- Phòng ngừa đặc hiệu
- Với những người thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc với chuột và các loài gặm nhấm, cần nâng cao nhận thức của họ về các dấu hiệu và triệu chứng, sự nguy hiểm của bệnh sốt do chuột cắn.
- Sau khi bị phơi nhiễm và có nguy cơ nhiễm mầm bệnh như bị chuột cắn, cào làm xước da, cần uống thuốc dự phòng ngay. Có thể lựa chọn kháng sinh nhóm penicillin và uống trong vòng 3 ngày. Mặc dù vậy, hiệu quả của liệu pháp kháng sinh dự phòng vẫn còn chưa thực sự được kiểm chứng và đảm bảo chắc chắn về hiệu quả
- Biện pháp chẩn đoán RBF
Do việc phân lập mầm bệnh cũng như chẩn đoán bằng huyết thanh học là khá khó khăn và mất thời gian với cả 3 tác nhân gây bệnh, mặt khác việc chờ đợi kết quả có thể bỏ lỡ thời điểm điều trị và làm bệnh diễn biến nặng hơn, bệnh sốt do chuột cắn thường được chẩn đoán theo ca bệnh nghi ngờ và dựa vào lâm sàng
- Chẩn đoán lâm sàng:
- Có tiền sử tiếp xúc với chuột và các loài gặm nhấm
- Sốt cao chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Sốt tái phát hoặc sốt ngắt quãng
- Nặng hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng của một tình trạng nhiễm khuẩn huyết
- Phát ban dát sần
- Viêm đa khớp hoặc biểu hiện đau nhức đa khớp (đặc biệt là khớp gối và mắt cá chân).
- Chẩn đoán xác định:
- Các mẫu máu, dịch khớp hoặc dịch hút từ các ổ áp xe nên được cấy vào môi trường và phòng thí nghiệm vi sinh có các điều kiện môi trường và nuôi cấy cụ thể để tối ưu hóa việc phân lập sinh vật.
- Cấy dịch khớp có thể âm tính trong những trường hợp bệnh không biến chứng vì căn nguyên của viêm khớp có thể là do cơ chế qua trung gian miễn dịch chứ không phải do nhiễm trùng thực sự với sinh vật.
- Xét nghiệm 16S rDNA trên các bệnh phẩm thích hợp như mô (van tim, xương) hoặc dịch khớp có thể hữu ích để chẩn đoán S. moniliformis hoặc S. notomytis . Tuy nhiên độ chính xác vẫn chưa được kiểm chứng.
- S. minus không thể được nuôi cấy và chẩn đoán dựa vào nhuộm Giemsa hoặc Wright hoặc sử dụng kính hiển vi trường tối.
- Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với các tác nhân gây sốt kèm phát ban khác như:
- Vi rút: Enterovirus, sởi, parvovirus, HIV, sốt xuất huyết, …
- Vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, lậu lan tỏa và não mô cầu, sốt thương hàn, sốt do xoắn khuẩn, các bệnh do Ricketsia…
- Biện pháp điều trị bệnh sốt do chuột cắn
- Xử trí vết thương do động vật cắn
Tưới rửa vết thương nhiều lần và đánh giá về sự cần thiết của việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với bệnh uốn ván hoặc bệnh dại.
- Liệu pháp kháng sinh:
- Penicillin là lựa chọn điều trị RBF, và liệu pháp điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng nặng. Tỷ lệ tử vong của RBF là khoảng 13 % ở những bệnh nhân không được điều trị.
- Liệu pháp điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm nên được bắt đầu ngay lập tức ở những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và tiền sử phơi nhiễm phù hợp, vì việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là khó khăn và có thể mất vài ngày. Liều lượng và thời gian điều trị kháng sinh cho RBF phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng.
+ Penicillin hoặc ceftriaxone đều là những kháng sinh hiệu quả và có thể được lựa chọn
+ Đối với người lớn và trẻ em không dùng được kháng sinh nhóm beta-lactam, có thể dùng nhóm tetracyclin (Doxycycline).
+ Streptomycin và gentamicin là những thuốc thay thế, tuy nhiên hạn chế dùng vì có nhiều độc tính.
- Theo dõi
Với nguy cơ bệnh nhân có thể phát triển bệnh xâm lấn nghiêm trọng, cần phải đánh giá cẩn thận đáp ứng với điều trị và điều trị tích cực hơn (ví dụ, cần dùng liều cao hơn hoặc kéo dài của kháng sinh tiêm tĩnh mạch) nếu bệnh nhân không cải thiện dấu hiệu lâm sàng
- Biến chứng của bệnh sốt do chuột cắn
- Nhiễm trùng xâm lấn nghiêm trọng: Hiếm khi RBF gây biến chứng nhiễm trùng xâm lấn nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm phổi, áp xe khu trú, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp sinh mủ và suy đa tạng. Nguy cơ tử vong do các biến chứng này đã được báo cáo có thể lên đến khoảng 50%.
Tài liệu tham khảo
- Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Emerging and Zoonotic Infectious Diseases (NCEZID), Division of High-Consequence Pathogens and Pathology (DHCPP).
- Kasuga K, Sako M, Kasai S, Yoshimoto H, Iihara K, Miura H. Rat Bite Fever Caused byStreptobacillus moniliformisin a Cirrhotic Patient Initially Presenting with Various Systemic Features Resembling Henoch-Schönlein Purpura. Intern Med. 2018 Sep 01;57(17):2585-2590.
Nguyên nhân SỐT DO CHUỘT CẮN
S. moniliformis và S. notomytis có thể được nuôi cấy, mặc dù chúng rất khó phát triển. Ngược lại, S. minus không thể được nuôi cấy.
- S. moniliformis là một trực khuẩn gram âm phân nhánh, nó bắt màu không đều và có thể bị nhầm với vi khuẩn gram dương. Các vi khuẩn là microaerophilic, chúng cần có môi trường cụ thể để phân lập. S. moniliformis phát triển chậm, chúng có thể được xác định bằng cấu trúc axit béo đặc trưng trên sắc ký khí.
- S. notomytis có thể được nuôi cấy tương tự như S. moniliformis , nhưng có thể phân biệt được bằng cách giải trình tự rDNA 16S.
- S. minus, trước đây được gọi là Spirocheta morsus hoặc Sporozoa muris , là một xoắn khuẩn gram âm dày và ngắn, có từ 2 đến 6 vòng xoắn kéo dài từ 0,2 đến 0,5 micromet. Vi khuẩn này không thể được nuôi cấy trên môi trường tổng hợp nhưng có thể được phát hiện bằng nhuộm Giemsa hoặc Wright, hoặc bằng kính hiển vi trường tối.
Triệu chứng SỐT DO CHUỘT CẮN
- Lâm sàng
Lâm sàng của bệnh theo căn nguyên. Có 2 nhóm triệu chứng lâm sàng chính của bệnh tương ứng với 2 loài vi khuẩn gây bệnh chính là S. moniliformis và S. minus.
- S. moniliformis:
Bệnh sốt do chuột cắn có căn nguyên là S. moniliformis thường có mức độ bệnh thay đổi, biểu hiện có thể đơn giản như là một hội chứng cúm đơn thuần hoặc rất nặng do nhiễm nhiễm khuẩn huyết. Nếu không được điều trị, bệnh do căn nguyên S. moniliformis có thể gây tử vong đến 13%
- Giai đoạn đầu
+ Thời kỳ ủ bệnh : Tối đa 7 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc mầm bệnh
+ Triệu chứng khởi phát: Đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Đau đầu
- Đau họng
- Đau mỏi người, đau nhức cơ bắp
- Đau các khớp theo tính chất đau hết khớp nọ rồi mới đến khớp kia (kiểu di chuyển)
- Buồn nôn, nôn (hay xảy ra hơn ở những người nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa)
- Giai đoạn kế tiếp:
- Phát ban dát sẩn ở tứ chi
- Ban xuất huyết, ban xuất huyết kèm mụn nước
- Viêm đa khớp: Thường viêm khớp gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay, khớp vai, khớp hông theo thứ tự tỷ lệ hay gặp giảm dần.
- Một số đặc điểm triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn có căn nguyên là S. moniliformis: Ban thường xuất hiện trên bề mặt duỗi của tứ chi và có thể ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu không được điều trị, các triệu chứng cũng có thể tự giảm dần rồi biến mất, tuy nhiên, sốt và viêm khớp có thể tồn tại dai dẳng và tái phát tới vài năm sau
- S. minus
- Thời gian ủ bệnh: Từ 1-3 tuần
- Vết thương do chuột cắn nhiễm S. minus có đặc điểm: Thoái triển ở giai đoạn đầu của bệnh sau đó lại tái phát ở giai đoạn bệnh toàn thân, trở nên phù nề, loét hoại tử và có thể nổi hạch lân cận
- Phát ban dạng xuất huyết
- Viêm khớp không phải là biểu hiện hay gặp
- Ngoài ra, bệnh RBF do căn nguyên S. notomytis cũng được báo cáo trên một phụ nữ ở Nhật Bản với vết thương ở ngón tay: Gây sốt, phát ban và viêm đa khớp.
- Cận lâm sàng
Không có thay đổi đáng kể trong xét nghiệm ở bệnh nhân RBF
+ Số lượng bạch cầu tăng vừa phải
+ Tốc độ máu lắng có thể cao
+ Xét nghiệm bất thường trong dịch khớp: Tăng bạch cầu trong dịch khớp nhất là khớp gối, cấy dịch khớp có thể dương tính với S. moniliformis.
Các biến chứng SỐT DO CHUỘT CẮN
- Nhiễm trùng xâm lấn nghiêm trọng: Hiếm khi RBF gây biến chứng nhiễm trùng xâm lấn nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm phổi, áp xe khu trú, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp sinh mủ và suy đa tạng. Nguy cơ tử vong do các biến chứng này đã được báo cáo có thể lên đến khoảng 50%.
Đường lây truyền SỐT DO CHUỘT CẮN
Mầm bệnh tồn tại và phát triển trong hệ thống hô hấp trên (mũi và hầu họng ) của chuột hay một số loài gặm nhấm khác. Hầu hết chuột dù mang vi khuẩn trong cơ thể nhưng không có triệu chứng và không có biểu hiện bệnh lý, chỉ một số ít trường hợp chuột bị bệnh.
Vi khuẩn lây từ động vật gặm nhấm sang người thông qua vết cắn hoặc vết xước có dính nước bọt của chúng, nguy cơ lên đến 10%. Thường xuyên tiếp xúc với chuột như người làm việc trong phòng thí nghiệm, buôn bán vật nuôi, sống trong khu vực nhiều chuột sinh sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh RBF lên gấp nhiều lần
Con đường lây truyển bệnh qua thức ăn và nước uống nhiễm mầm bệnh ít gặp hơn, tuy nhiên cũng không phải là hiếm gặp. Bệnh được lây truyền qua con đường này thường được gọi bằng tên “sốt Haverhill” , nguồn gốc của cái tên này là một địa điểm tại Mỹ, nơi có một đợt dịch bùng phát lớn do lây truyền theo con đường ăn uống
Mặc dù bệnh RBF có thể do 3 loài vi khuẩn khác nhau gây nên, tuy nhiên đường lây truyền và cách gây bệnh lại tương tự nhau. Mặc dù vậy gần như không bao giờ gặp bệnh lây truyền qua thức ăn và nước uống ở bệnh nhân bị sốt do chuột cắn với căn nguyên gây bệnh là S. minus và S. notomytis.
Đối tượng nguy cơ SỐT DO CHUỘT CẮN
Bệnh được lây một cách tình cờ, có thể là trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Người bệnh bị chuột cắn đều có thể có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh hay xảy ra ở những nước kém phát triển, những nơi có nhiều chuột sinh sống.
Phòng ngừa SỐT DO CHUỘT CẮN
1.1.Phòng ngừa chung
o và gặm nhấm gây hại, nhất là ở các khu vực thành thị dông dân cư
- Không sử dụng nguồn nước và nguồn thực phẩm có khả năng bị ô nhiễm do sự có mặt của chuột
- Nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên tại các cửa hàng, trang trại nuôi chuột hoặc gặm nhấm khác cần sử dụng găng tay khi tiếp xúc với động vật, ngoài ra cần làm sạch lồng chuột và vệ sinh xử lý chất thải của chuột đúng quy cách
1.2.Phòng ngừa đặc hiệu
- Với những người thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc với chuột và các loài gặm nhấm, cần nâng cao nhận thức của họ về các dấu hiệu và triệu chứng, sự nguy hiểm của bệnh sốt do chuột cắn.
- Sau khi bị phơi nhiễm và có nguy cơ nhiễm mầm bệnh như bị chuột cắn, cào làm xước da, cần uống thuốc dự phòng ngay. Có thể lựa chọn kháng sinh nhóm penicillin và uống trong vòng 3 ngày. Mặc dù vậy, hiệu quả của liệu pháp kháng sinh dự phòng vẫn còn chưa thực sự được kiểm chứng và đảm bảo chắc chắn về hiệu quả
Các biện pháp chẩn đoán SỐT DO CHUỘT CẮN
Do việc phân lập mầm bệnh cũng như chẩn đoán bằng huyết thanh học là khá khó khăn và mất thời gian với cả 3 tác nhân gây bệnh, mặt khác việc chờ đợi kết quả có thể bỏ lỡ thời điểm điều trị và làm bệnh diễn biến nặng hơn, bệnh sốt do chuột cắn thường được chẩn đoán theo ca bệnh nghi ngờ và dựa vào lâm sàng
- Chẩn đoán lâm sàng:
- Có tiền sử tiếp xúc với chuột và các loài gặm nhấm
- Sốt cao chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Sốt tái phát hoặc sốt ngắt quãng
- Nặng hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng của một tình trạng nhiễm khuẩn huyết
- Phát ban dát sần
- Viêm đa khớp hoặc biểu hiện đau nhức đa khớp (đặc biệt là khớp gối và mắt cá chân).
- Chẩn đoán xác định:
- Các mẫu máu, dịch khớp hoặc dịch hút từ các ổ áp xe nên được cấy vào môi trường và phòng thí nghiệm vi sinh có các điều kiện môi trường và nuôi cấy cụ thể để tối ưu hóa việc phân lập sinh vật.
- Cấy dịch khớp có thể âm tính trong những trường hợp bệnh không biến chứng vì căn nguyên của viêm khớp có thể là do cơ chế qua trung gian miễn dịch chứ không phải do nhiễm trùng thực sự với sinh vật.
- Xét nghiệm 16S rDNA trên các bệnh phẩm thích hợp như mô (van tim, xương) hoặc dịch khớp có thể hữu ích để chẩn đoán S. moniliformis hoặc S. notomytis . Tuy nhiên độ chính xác vẫn chưa được kiểm chứng.
- S. minus không thể được nuôi cấy và chẩn đoán dựa vào nhuộm Giemsa hoặc Wright hoặc sử dụng kính hiển vi trường tối.
- Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với các tác nhân gây sốt kèm phát ban khác như:
- Vi rút: Enterovirus, sởi, parvovirus, HIV, sốt xuất huyết, …
Các biện pháp điều trị SỐT DO CHUỘT CẮN
- Xử trí vết thương do động vật cắn
Tưới rửa vết thương nhiều lần và đánh giá về sự cần thiết của việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với bệnh uốn ván hoặc bệnh dại.
- Liệu pháp kháng sinh:
- Penicillin là lựa chọn điều trị RBF, và liệu pháp điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng nặng. Tỷ lệ tử vong của RBF là khoảng 13 % ở những bệnh nhân không được điều trị.
- Liệu pháp điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm nên được bắt đầu ngay lập tức ở những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng và tiền sử phơi nhiễm phù hợp, vì việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là khó khăn và có thể mất vài ngày. Liều lượng và thời gian điều trị kháng sinh cho RBF phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng.
+ Penicillin hoặc ceftriaxone đều là những kháng sinh hiệu quả và có thể được lựa chọn
+ Đối với người lớn và trẻ em không dùng được kháng sinh nhóm beta-lactam, có thể dùng nhóm tetracyclin (Doxycycline).
+ Streptomycin và gentamicin là những thuốc thay thế, tuy nhiên hạn chế dùng vì có nhiều độc tính.
- Theo dõi
Với nguy cơ bệnh nhân có thể phát triển bệnh xâm lấn nghiêm trọng, cần phải đánh giá cẩn thận đáp ứng với điều trị và điều trị tích cực hơn (ví dụ, cần dùng liều cao hơn hoặc kéo dài của kháng sinh tiêm tĩnh mạch) nếu bệnh nhân không cải thiện dấu hiệu lâm sàng
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!