Từ điển bệnh lý

Sản giật : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Sản giật

Bất kỳ thai phụ nào cũng đều có nguy cơ đối diện với các biến chứng khi mang thai.Một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm đến cả tính mạng mẹ và thai nhi đó là: sản giật. Vì vậy, việc phát hiện sớm đưa ra những biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời sản giật đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho cả mẹ thai phụ và thai nhi.

Sản giật là nỗi ám ảnh với các mẹ bầu

Sản giật là gì ?

Sản giật có tên tiếng Anh là Eclampsia, đây là một biến chứng của tiền sản giật nặng, biểu hiện thai phụ xuất hiện các cơn co giật nặng hoặc hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Cơn co giật có thể xảy ra trước khi sinh, khi thai kỳ được 20 tuần, trong lúc sinh hoặc sau khi sinh, đặc biệt là những thai phụ trước đó có dấu hiệu của tiền sản giật.


Nguyên nhân Sản giật

Huyết áp cao

Huyết áp cao trong tiền sản giật gây ảnh hưởng đến áp lực của máu lên thành động mạch, làm tổn thương động mạch và các mạch máu khác, dẫn đến hạn chế lưu lượng máu , gây sưng tấy các mạch máu trong não và thai nhi . Lưu lượng máu bất thường này qua các mạch máu này làm ảnh hường đến khả năng hoạt động của não thì co giật có thể xảy ra.

Protein niệu

Bình thường, thận có chức năng lọc chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu từ những chất thải này. Ngoài ra, thận cũng có chức năng giữ lại các chất dinh dưỡng trong máu, chẳng hạn như protein, để phân phối lại cho cơ thể. Trong tiền sản thường ảnh hưởng đến chức năng của thận dẫn đến bộ lọc của thận,hay còn được gọi là cầu thận bị tổn thương, protein bị bài tiết vào nước tiểu( còn được gọi là protein niệu). Đây là một dấu hiệu thường thấy của tiền sản giật và sản giật


Triệu chứng Sản giật

Vì tiền sản giật có thể dẫn đếnsản giật, mẹ bầu có thể có các triệu chứng của cả tiền sản giật và sản giật.

Các triệu chứng của tiền sản giật:

  • Huyết áp cao
  • Sưng ở mặt hoặc tay của bạn
  • Đau đầu
  • Tăng cân quá mức
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Các vấn đề về thị lực, bao gồm các giai đoạn mất thị lực hoặc nhìn mờ
  • Khó đi tiểu
  • Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng trên bên phải

Một số triệu chứng của tiền sản giật

    Các triệu chứng của sản giật

    • Co giật: Trên lâm sàng mỗi cơn giật điển hình thường trải qua 4 giai đoạn.

    Giai đoạn xâm nhiễm

    • Khoảng 30 giây đến 1 phút.
    • Đặc điểm: có những cơn kích thích ở vùng mặt, miệng, mí mắt nhấp nháy, nét mặt nhăn nhúm sau đó cơn giật lan tràn xuống hai tay.

    Giai đoạn giật cứng

    • Khoảng 30 giây
    • Biểu hiện bằng những cơn giật cứng lan toả khắp người. Toàn thân co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp co thắt lại làm cho bệnh nhân dễ ngạt thở vì thiếu oxy.

    Giai đoạn giật gián cách

    • Kéo dài khoảng 1 phút
    • Sau cơn giật các cơ toàn thân giãn ra trong chốc lát, rồi liên tiếp những cơn co giật toàn thân, lưỡi thè ra thụt vào nên rất dễ bị cắn lưỡi, mặt tím do ngưng thở, miệng sùi bọt mép.

    Giai đoạn hôn mê

    • Các cử động co giật nhẹ và thưa dần rồi ngưng. Bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Tuỳ theo tình trạng nhẹ, nặng mà bệnh nhân có thể hôn mê nhẹ hoặc hôn mê sâu.
    • Nếu nhẹ thì 5-7 phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại, nếu hôn mê sâu có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Bệnh nhân mất tri giác, đồng tử dãn rộng, rối loạn cơ vòng đại tiểu tiện.

    Các biến chứng Sản giật

    Về phía mẹ

    • Cắn phải lưỡi khi lên cơn giật;
    • Ngạt thở;
    • Phù phổi cấp;
    • Xuất huyết não - màng não;
    • Viêm gan cấp, viêm thận cấp;
    • Mù mắt, thong manh, ngớ ngẩn;
    • Để lại di chứng cao huyết áp mãn, viêm gan, viêm thận mãn.

    Biến chứng viêm gan ở phụ nữ sản giật

    Về phía con

    • Thai kém phát triển trong tử cung;
    • Đẻ non do phải can thiệp sản khoa;
    • Thai chết lưu trong tử cung.

      Đối tượng nguy cơ Sản giật

      Ngoài những thai phụ bị tiền sản giật có nguy cơ cao bị sản giật. Các yếu tố nguy cơ khác sẽ dẫn đến sản giật trong thai kỳ bao gồm:

      • Tăng huyết áp thai kỳ hoặc mãn tính (huyết áp cao);
      • Trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi;
      • Mang thai đôi hoặc sinh ba;
      • Mang thai lần đầu;
      • Bệnh tiểu đường hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến mạch máu;
      • Bệnh thận.

      Phòng ngừa Sản giật

      Tập thể dục thường xuyên:Mẹ bầu thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Những lợi ích bao gồm: duy trì cân nặng khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch, giảm viêm, thúc đẩy cơ thể chống lại căng thẳng, có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ, trong đó có tiền sản giật.

      Uống đủ nước:goài việc uống đủ nước (khoảng 8 ly/ngày), mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ các thức uống chứa caffeine, rượu bia. Nguyên do là các loại thức uống này làm tăng số lần đi tiểu, có thể gây mất nước.

      Ngủ đủ giấc:Mỗi ngày, mẹ bầu nên ngủ từ 8 giờ trở lên. Ngoài ra, bạn nên tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa để cơ thể và đầu óc được thư giãn

      Khám thai định kỳ:Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ hoặc đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, mắt mờ, thở nhanh, mệt mỏi quá mức…) để kịp thời phát hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.

      Khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng

      Thông thường, mỗi khi bạn khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, xét nghiệm protein trong nước tiểu, xét nghiệm máu… để đánh giá xem bạn có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.

      Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật. Để ngăn ngừa huyết áp cao, bạn nên ăn nhạt, ăn nhiều thực phẩm giàu kali, tránh dùng kali ở dạng bổ sung.

      Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi nhằm giúp cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cùng lượng chất điện giải cao, bao gồm cả kali. Bơ, chuối, khoai lang, dưa chuột… là những thực phẩm mà bạn nên ưu tiên để ngăn ngừa tiền sản giật.

      Duy trì cân nặng:

      Bổ sung vitim và các khoáng chất cần thiết: Để bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể uống viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm: các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…

      Đối với sức khỏe mẹ bầu, các vitamin nhóm B rất quan trọng giúp tăng khả năng sinh sản và thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Trong khi đó, trái cây họ cam quýt là một nguồn giàu vitamin C và E, giúp tăng sức đề kháng…


      Lựa chọn dịch vụ

      Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

      Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

      Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

      Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

      Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
      Baidu
      map