Từ điển bệnh lý

Rách tầng sinh môn khi sinh : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 07-07-2023

Tổng quan Rách tầng sinh môn khi sinh

Tầng sinh môn chính là phần mô mềm nằm giữa hậu môn và âm đạo của người phụ nữ, chiều dài khoảng từ 2-5cm tùy từng đối tượng.

Tầng sinh môn chính là phần mô mềm nằm giữa hậu môn và âm đạo của người phụ nữ

Tầng sinh môn chính là phần mô mềm nằm giữa hậu môn và âm đạo của người phụ nữ

Trường hợp rách tầng sinh môn thường chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai đến giai đoạn chuyển dạ. Tại giai đoạn này, các lớp cơ và da bên trong hoặc xung quanh âm đạo đều rất nhạy cảm, căng mọng và mỏng nên rất dễ bị rách nhằm mở rộng lối ra cho em bé chào đời. Đây là tình trạng phổ biến không quá nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ, tuy nhiên nếu tầng sinh môn bị rách quá sâu mà không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng về sau.

Nguyên nhân rách tầng sinh môn có thể đến từ phía người mẹ, thai nhi, người hộ sinh hoặc các thủ thuật can thiệp sản khoa đường dưới. Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân mà mức độ rách ít hay nhiều có thể xảy ra, nếu rách tầng sinh môn cấp độ nhẹ có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe người mẹ, nhưng nếu rách tầng sinh môn cấp độ nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Chính vì vậy, mỗi người mẹ khi sinh con đều cần tìm hiểu thêm về tình trạng rách tầng sinh môn nhằm phòng ngừa tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng.


Nguyên nhân Rách tầng sinh môn khi sinh

Tình trạng rách tầng sinh môn khi sinh có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Nguyên nhân từ phía người mẹ: Tầng sinh môn dài trong khi âm đạo lại hẹp, tầng sinh môn có sẹo từ đợt sinh trước (chất lượng khâu không tốt), tầng sinh môn bị phù nề (do chuyển dạ lâu hoặc do nhiễm độc thai nghén), người mẹ sinh con so khi tuổi đã cao,...

- Nguyên nhân rách tầng sinh môn từ phía thai nhi: Kích thước thai nhi quá to, thai nhỏ nhưng lại sổ quá nhanh khiến cho tầng sinh môn không kịp giãn nở, cách sổ chẩm cùng, ngôi bất thường (đầu sau của ngôi mông, ngôi mặt)

- Nguyên nhân do người hộ sinh: Người hộ sinh có kỹ thuật đỡ đầu không tốt, không hướng cho mặt em bé ngửa từ từ, không giúp cho đầu em bé cúi hết, kỹ thuật đỡ vai sau không thực hiện đúng. Ngoài ra, người hộ sinh nếu không phối hợp tốt với người mẹ, giúp người mẹ biết cách rặn đẻ thì nguy cơ cao tầng sinh môn sẽ bị rách nhiều.

- Rách tầng sinh môn do can thiệp sản khoa đường dưới: Giác hút, Forceps là hai thủ thuật dễ gây rách tầng sinh môn (đặc biệt đối với thủ thuật forceps).

Rách tầng sinh môn do can thiệp sản khoa đường dưới

Rách tầng sinh môn do can thiệp sản khoa đường dưới


Triệu chứng Rách tầng sinh môn khi sinh

Các trường hợp rách tầng sinh môn khi sinh sẽ được phân loại theo độ rộng của vết rách và các mô bị tổn thương. Rách tầng sinh môn được chia thành 4 cấp độ từ rách độ 1 cho đến rách độ 4.

- Rách tầng sinh môn độ 1: Vùng đáy chậu chỉ bị sầy da hoặc rách một đoạn rất ngắn. Thông thường đối với trường hợp này, quá trình sinh nở và sức khỏe người mẹ không bị ảnh hưởng, chỉ cần 1 vài mũi khâu đơn giản có thể xử lý được hoặc không cần điều trị.

- Rách tầng sinh môn độ 2: Vết rách kéo dài hơn độ 1 và một phần da, mô cơ bị thương tổn. Đối với trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải khâu vết thương lại sau khi sinh, một số triệu chứng đau nhức hoặc khó chịu tại tầng sinh môn có thể kéo dài khoảng 2 tháng sau khi sinh. Chính vì vậy, quá trình sinh hoạt vệ sinh hàng ngày hoặc chuyện giường chiếu có thể bị ảnh hưởng.

Trường hợp tầng sinh môn không bị rách nhưng âm đạo người mẹ quá hẹp gây cản trở quá trình sinh nở thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện rạch tầng sinh môn nhằm mở rộng lối ra cho em bé. Tiểu phẫu thuật này có thể gây thương tổn đến mô cơ và da tương tự như tình trạng rách tầng sinh môn độ 2.

- Rách tầng sinh môn độ 3: vết rách kéo dài gây thương tổn đến lớp cơ bao quanh ống hậu môn và cơ đáy chậu. Thương tổn do tình trạng rách tầng sinh môn độ 3 cần phải sử dụng nhiều mũi khâu hơn cấp độ 1 và 2, thời gian lành lại và giúp cho người mẹ cảm thấy thoải mái hơn có thể kéo dài hơn 2 tháng. Mọi hoạt động vệ sinh hàng ngày cần phải chú ý tránh gây nhiễm trùng, kiêng cữ không quan hệ tình dục ít nhất 2 tháng sau khi sinh, chế độ ăn uống hạn chế các thực phẩm gây sưng tấy,...

- Rách tầng sinh môn độ 4: Vết rách có thể kéo dài xuyên qua cơ thắt hậu môn tới ống hậu môn hoặc trực tràng. Tương tự đối với trường hợp rách tầng sinh môn độ 3, vết thương được khâu cần khoảng thời gian ít nhất 2 tháng mới có thể lành lại và cảm giác đau nhức khó chịu mới hết hẳn. Ngoài ra, người bệnh có thể mau chóng hồi phục sức khỏe và không gặp phải biến chứng nguy hiểm nào nếu như được chăm sóc hợp lý: vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vật lý trị liệu, chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng thuốc giảm đau đúng lúc, thuốc nhuận tràng (làm mềm phân) giảm thiểu áp lực lên trực tràng. Trong một số trường hợp ít gặp, sản phụ có thể mắc phải một số biến chứng mất kiểm soát hành vi đại - tiểu tiện hoặc xì hơi, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi và điều trị sớm.

Rách tầng sinh môn đọ 3, độ 4

Rách tầng sinh môn đọ 3, độ 4


Các biến chứng Rách tầng sinh môn khi sinh

Một số biến chứng nặng có thể xuất hiện ở sản phụ khi bị rách tầng sinh môn:

- Rách tầng sinh môn gây rò trực tràng - âm đạo: mặc dù trường hợp biến chứng này xảy ra rất hiếm, nhưng tác hại mà biến chứng gây ra có thể ảnh hưởng cả về mặt tinh thần cũng như sức khỏe người bệnh. Một ống liên kết giữa trực tràng và âm đạo có thể hình thành gây ra hiện tượng phân và hơi dư từ trực tràng đi qua âm đạo. Sản phụ nếu có dấu hiệu bất thường như này cần phải tìm tới bác sĩ điều trị sớm nhất có thể, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.

- Biến chứng của trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4 có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang, ruột và cơ quan sinh dục của sản phụ. Một số trường hợp bị ảnh hưởng ngắn hạn trong một vài tháng sau sinh, hoặc có thể ảnh hưởng vĩnh viễn một số chức năng.

- Nguy cơ nhiễm trùng sau sinh: Quá trình sinh nở diễn ra quá lâu, y bác sĩ vệ sinh và khâu vết thương không cẩn thận, sản phụ không kiêng cữ sau sinh,... có rất nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương tầng sinh môn sau khi sinh. Bệnh nhân cần phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và tìm tới sự trợ giúp của các y bác sĩ nhằm chữa trị và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.


Các biện pháp điều trị Rách tầng sinh môn khi sinh

Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh

Tầng sinh môn sau khi sinh sẽ bị thương tổn nhiều, đặc biệt là khi bị rách độ 3 hoặc độ 4. Chính vì vậy quá trình chăm sóc tầng sinh môn của sản phụ cần được quan tâm chú ý nhằm hạn chế tối đa biến chứng nặng xuất hiện.

Biện pháp giảm đau tầng sinh môn:

- Luôn đảm bảo tầng sinh môn sạch sẽ, không nhiễm khuẩn.

- Trong 12 giờ đầu tiên sau sinh, thực hiện chườm đá tại vùng đáy chậu có thể giảm thiểu cơn đau nhức, giảm sưng tấy.

- Sử dụng một số loại bình xịt giảm đau tầng sinh môn chuyên dụng (ví dụ như New Mama Bottom Spray). Hiệu quả giảm đau nhau chóng, dễ sử dụng và khá an toàn.

- Hạn chế tư thế đứng và ngồi liên tục để giảm áp lực lên vùng tầng sinh môn (tư thế đứng hoặc ngồi đều có thể làm căng tầng sinh môn), ngay cả khi cho em bé bú người mẹ cũng nên thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi thành tư thế nằm cho con bú.

- Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành.

Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành

Cố gắng ít vận động, đặc biệt là phần thân dưới để vết khâu mau lành

- Hạn chế cử động hai chân, nâng đỡ vật nặng hoặc ngồi dậy nhanh, mục đích làm giảm căng thẳng cho vùng đáy chậu.

Cách vệ sinh sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng tầng sinh môn:

- Vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau sinh. Bác sĩ khuyến cáo sản phụ nên tắm ít nhất 1 lần/ngày và vệ sinh sạch sẽ vùng đáy chậu khoảng 3,4 lần/ngày. Có thể kết hợp bình xịt giảm đau tầng sinh môn sau khi vệ sinh.

- Thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ vết thương luôn sạch sẽ (khoảng 4 - 6 tiếng thay 1 lần).

- Sau khi tiểu - đại tiện cần phải rửa sạch sẽ và lau khô, không được giữ vùng đáy chậu bị ẩm ướt nguy cơ sản sinh vi khuẩn gây bệnh. Làm khô vùng đáy chậu sau vệ sinh là cần thiết nhưng chỉ nên sử dụng khăn mềm thấm hoặc giấy, không nên dùng máy sấy tóc để sấy (đặc biệt là chế độ nóng) vì vết thương có thể lâu lành hơn và nguy cơ bị bỏng vùng sinh dục.

- Một số loại thuốc kháng sinh ngừa viêm, nhiễm trùng có thể được bác sĩ chỉ định dùng.

Lưu ý khi đại - tiểu tiện sau khi bị rách tầng sinh môn

Tình trạng rách tầng sinh môn khi sinh có thể gây ra nhiều tổn thương tới các lớp mô cơ, da vùng đáy chậu bảo gồm cả bên trong đường âm đạo và ống trực tràng. Sau sinh sản phụ sẽ được xử lý vết thương cẩn thận, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vết thương và khâu vá lại giúp tầng sinh môn mau chóng lành lại. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhiễm có thể được sử dụng, tuy nhiên người bệnh vẫn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vấn đề đại -tiểu tiện sau sinh).

- Trong vài ngày đầu sau sinh, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống hạn chế chất xơ nhằm giảm bớt căng thẳng đến trực tràng trong mỗi lần đại tiện. Sản phụ nên hạn chế chất xơ ít nhất 2 ngày sau khi sinh, bắt đầu từ ngày thứ 3 có điều chỉnh chế độ ăn uống bình thường trở lại.

- Một số trường hợp bệnh nhân sau sinh không đi vệ sinh trong 48 giờ, người bệnh cần liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để kiểm tra tình trạng hoạt động của trực tràng.

- Trong giai đoạn vết thương rách tầng sinh môn chưa lành lại hoàn toàn, sản phụ cần chú ý các cử chỉ hành động hạn chế gây áp lực đến vùng đáy chậu. Ví dụ như biện pháp dùng tay đỡ vùng đáy chậu giảm áp lực khi cười rung, ho, hắt hơi, đi đại tiện,...

- Nhiều trường hợp sản phụ sau khi sinh bị táo bón, trong khi đó trực tràng rất dễ bị tổn thương vì rách tầng sinh môn, vì vậy người bệnh có thể sử dụng một số chất làm mềm phân để hạn chế áp lực lên ống trực tràng khi đại tiện.

Một số lưu ý khác cần chú ý sau khi bị rách tầng sinh môn

- Không nên quan hệ tình dục sau khi sinh trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần, trong trường hợp rách tầng sinh môn độ 3 hoặc độ 4 có thể phải kiêng cữ lâu hơn (khoảng 3 tháng). Đảm bảo vết thương đã lành lại hoàn toàn, nếu có dấu hiệu bị đau nhức khó chịu khi quan hệ tình dục cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để tư vấn kiểm tra.

- Sản phụ có thể tắm rửa hàng ngày nhưng không nên ngâm mình hoặc bơi lội khi vết thương chưa lành, nguy cơ nhiễm trùng cao.

- Chế độ ăn uống hạn chế chất xơ vài ngày đầu sau sinh, sau đó cần bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả tươi để chất lượng phân tốt.

- Sản phụ nên vận động sau khi sinh nhằm giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau, giảm sưng tấy. Bài tập Kegel nhẹ nhàng và một số bài tập trị liệu khác có thể hỗ trợ giảm đau tầng sinh môn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị rách tầng sinh môn không được tập các bài tập có ảnh hưởng đến vùng đáy chậu trong khoảng 6 tuần đầu tiên sau sinh.

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên nếu có dấu hiệu xuất hiện triệu chứng bất thường cần liên hệ bác sĩ điều trị sớm. Tái khám đúng hẹn kiểm tra vết thương, kịp thời phát hiện nguy cơ nhiễm trùng (nếu có).

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map