Từ điển bệnh lý

Lao ở trẻ em : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Lao ở trẻ em

Năm 1882,vi khuẩn laođã được phát hiện và công bố trên toàn thế giới bởi bác sĩ người Đức Robert Koch. Khi đó tại Châu Âu và Châu Mỹ, bệnh lao đã hoành hành và tàn phá sức khoẻ con người với tỷ lệ đầy chết chóc: Cứ 7 người sống thì trong đó có 1 người tử vong vì lao. Từ đó loài người đã tìm ra một kỷ nguyên mới hiểu biết về căn bệnh này và phát triển những công nghệ tiến bộ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh lao.

Vi khuẩn lao đã được phát hiện và công bố trên toàn thế giới bởi bác sĩ người Đức Robert Koch năm 1882

Vi khuẩn lao đã được phát hiện và công bố trên toàn thế giới bởi bác sĩ người Đức Robert Koch năm 1882

Đến nay bệnh lao đã không còn là cái tên xa lạ đối với mọi người. Căn bệnh truyền nhiễm này từ lâu vẫn luôn gây nên những vấn đề nan giải liên quan đến sức khoẻ con người, thậm chí còn gây tử vong cho bệnh nhân nếu không kịp thời cứu chữa. Không chỉ gây ảnh hưởng tới người lớn,bệnh lao ở trẻ emcũng rất đáng quan tâm. Đặc biệt đây còn là thế hệ tương lai của nhân loại.

Trực khuẩn lao(viết tắt là BK, tên khoa học: Mycobacterium tuberculosis) là mầm mống gây nên bệnh lao. Một điều đáng chú ý đó là loại vi khuẩn này có thể khu trú từ rất lâu sâu bên trong cơ thể con người, trước khi chúng được kích hoạt và phát triển thành bệnh lao.

Đối tượng trẻ em có thể bị mắc hầu hết các thể loại bệnh lao, trong đó phổ biến nhất là: lao sơ nhiễm, lao hô hấp sau sơ nhiễm, lao cấp tính, lao màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi (bệnh lao ở các cơ quan khác trong cơ thể). Cụ thể như sau:

- Lao sơ nhiễm:Có thể nói đây là thể lao hay gặp nhất ở trẻ em. Đối tượng dễ mắc nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và chưa được tiêm phòng vắc xin BCG. Các triệu chứng trẻ gặp phải khi mắc thể lao này đó là: cảm cúm (sốt, cơ thể mệt mỏi), hoặc thậm chí không biểu hiện triệu chứng nào. Những trẻ mà có hệ miễn dịch tốt thì có thể tự khỏi bệnh sau thời gian ngắn.

- Lao cấp tính:Thể lao này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt hay xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin BCG. Lao kê cấp tính và lao màng não được cho là 2 biến chứng nghiêm trọng nhất của lao cấp tính. Các di chứng của 2 loại lao này gây nên rất nặng, thậm chí có thể tước đi mạng sống của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị muộn.

- Lao đường hô hấp:Bệnh lao phổi và lao màng phổi đều là bệnh lao đường hô hấp và hay gặp ở những trẻ lớn hoặc đang sắp bước vào giai đoạn tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Các dấu hiệu của lao đường hô hấp ở trẻ có thể là bị ho kéo dài, sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân.

- Lao kê:Đây là dạng lao cấp ở phổi và tiến triển sau thời gian đầu bị lao sơ nhiễm. Thể này có các biểu hiện đặc trưng đó là khiến cho bệnh nhân khó thở, sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mạch nhanh, tím tái. lao kê có mối liên quan đến lao màng não.

- Lao màng não:Cũng tương tự như lao kê, lao màng não thường xuất hiện sau thời gian lao sơ nhiễm từ 2 - 12 tháng, các biểu hiện kèm theo bao gồm: sốt nhẹ, tính nết thay đổi. Khoảng 1 tuần sau khi nhiễm, trẻ có các triệu chứng rõ ràng hơn như sốt 38 độ C, nhức đầu, ói mửa, thăm khám phát hiện dấu hiệu cứng cổ và có thể bị những tổn thương về thần kinh, co giật, động kinh, hôn mê, lé mắt hoặc bị sụp mí mắt. Trường hợp bệnh nhi không sớm được phát hiện và điều trị sẽ gây ra những thương tổn và di chứng nặng nề như: động kinh, co rút tay chân, rối loạn tính cách, mù mắt hoặc điếc, liệt nửa người, thiểu năng trí tuệ.

- Lao ngoài phổi:Các bệnh liên quan đến lao ngoài phổi có thể là lao xương khớp, lao cột sống, lao ruột, lao hạch, lao hệ niệu, lao ở mắt,... thường xảy ra muộn hơn sau lao sơ nhiễm


Triệu chứng Lao ở trẻ em

Mỗi trẻ sẽ biểu hiện các triệu chứng về bệnh lao khác nhau và điều này còn phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ mắc phải. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình khi trẻ bị bệnh lao:

  • Trẻ bị sốt;
  • Sụt cân, chán ăn;
  • Ho kéo dài;
  • Cơ thể mệt mỏi, kém phát triển;
  • Ớn lạnh;
  • Viêm tuyến.

Triệu chứng bệnh lao ở trẻ em

Triệu chứng bệnh lao ở trẻ em

Bước sang độ tuổi thanh thiếu niên, triệu chứng có thể thay đổi với các biểu hiện đặc trưng bao gồm:

  • Trẻ bị ho kéo dài (có thể hơn 3 tuần), ho ra đờm hoặc lẫn máu;
  • Không có cảm giác thèm ăn, giảm cân;
  • Đau ngực;
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, yếu đuối;
  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Viêm tuyến;
  • Ban đêm hay đổ mồ hôi.

Các bậc phụ huynh khi thấy con em mình xuất hiện những biểu hiện trên có thể hay bị nhầm lẫn với bệnh cảm sốt thông thường, vì thế có những trường hợp trẻ em không được phát hiện và đưa tới bệnh viện để sớm được tiếp nhận chẩn đoán và điều trị sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Các biểu hiện nguy hiểm có thể xảy ra đó là: Ho dai dẳng không khỏi, sốt, mệt mỏi, khó thở, thở nhanh thở gấp, kiệt sức, thể chất yếu kém, sưng hạch bạch huyết.

Có những bệnh nhi dưới 4 tuổi bị nhiễm bệnh, vi khuẩn lao còn lây lan sang các bộ phận khác, dần dần tàn phá cơ thể của trẻ. Nguy hiểm nhất đó là vi khuẩn lao tấn công vào khu vực não bộ, phát triển thành lao màng não gây nên những hậu quả ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Biến chứng của bệnh này đã được đề cập ở trên, gây cản trở nghiêm trọng tới tương lai phát triển trí tuệ cũng như thể chất ở trẻ em.


Đường lây truyền Lao ở trẻ em

Vi khuẩn laocó khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Nếu trẻ ở trong môi trường chứa vi khuẩn lao đang bay lơ lửng trong không khí, có khả năng cao sẽ bị hít phải chúng. Nguồn lây của vi khuẩn lao đến từ người bệnh bị lao khi họ ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện mà không có bất cứ thiết bị che chắn nào sẽ khiến cho vi khuẩn lao theo dịch tiết cơ thể lan tỏa ra ngoài không khí, bám vào người xung quanh.

Vi khuẩn lao có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp

Vi khuẩn lao có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp

Nếu lây theo đường hô hấp, vi khuẩn lao sẽ gây bệnh ở phổi trước tiên. Sau đó thông qua đường tuần hoàn máu và hạch bạch huyết, lao tấn công vào những “căn cứ” khác của cơ thể trẻ, gây nên các bệnh lao ngoài phổi như lao thận, lao não, lao cột sống,...


Đối tượng nguy cơ Lao ở trẻ em

Bệnh lao không ngoại trừ bất cứ một lứa tuổi hay giới tính nào, trong đó trẻ em vẫn nằm trong những nhóm có nguy cơ cao bị tổn thương bởi căn bệnh này, cụ thể là các đối tượng trẻ như sau:

  • Những trẻ sống trong gia đình có người thân đang bị mắc bệnh lao, hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao;
  • Trẻ không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế đảm bảo;
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu, như bị nhiễm HIV hoặc có các bệnh lý khác;
  • Trẻ chưa được tiếp nhận tiêm vắc xin phòng bệnh lao BCG;
  • Trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh lao;
  • Trẻ đang phải điều trị bệnh bằng những loại thuốc có tác dụng phụ là làm suy yếu hệ thống miễn dịch như hoá trị liệu hoặc corticosteroid.

Những trẻ sống trong gia đình có người thân đang bị mắc bệnh lao, hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao

Những trẻ sống trong gia đình có người thân đang bị mắc bệnh lao, hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao


Phòng ngừa Lao ở trẻ em

Một trong những các hữu hiệu nhất để đề phòng bệnh lao xâm nhập vào cơ thể đó là tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ. Vắc xin này được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. tuy nhiên tác dụng của nó không thể đi theo ta suốt đời nên cần tiêm nhắc lại khi trẻ bước vào độ tuổi cấp I, cấp II, và vắc xin cũng không an toàn cho những trẻ bị nhiễm HIV.

Tiêm vắc xin phòng lao BCG là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ

Tiêm vắc xin phòng lao BCG là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ

Do vậy, việc tầm soát bệnh lao cho những trẻ dưới 5 tuổi, cơ địa suy dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch suy giảm là rất cần thiết. Liều vắc xin tiêm phòng giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống lại bệnh lao ở trẻ (giảm tới 80% khả năng mắc bệnh).

Ngoài tiêm phòng vắc xin lao, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để việc phòng ngừa bệnh lao ở trẻ đạt hiệu quả:

  • Chăm sóc và chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ;
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh;
  • Nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh loa, cần có biện pháp cách ly giữa người bệnh với người nhà, không để trẻ tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh;
  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng mặt trời;
  • Nếu phát hiện ra trẻ có các triệu chứng nghi nhiễm lao, cần ngay lập tức đưa trẻ đi thăm khám tại bệnh viện haowcj các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng nghiêm trọng cũng như bảo vệ tính mạng của trẻ.

Các biện pháp chẩn đoán Lao ở trẻ em

Những trẻ em có các yếu tố nguy cơ sau sẽ cần phải làm xét nghiệm test tuberculin trên da để xác định xem trẻ có bị nhiễm lao hay không:

  • Trẻ có các triệu chứng lâm sàng giống thể bệnh lao;
  • Trẻ đã từng tiếp xúc với bệnh lao trong vòng 5 năm qua;
  • Trẻ đến từ khu vực có dịch tễ lao;
  • Hình ảnh chụp X-quang của trẻ nghi nhiễm khuẩn lao.

Phương pháp tiến hành xét nghiệm lao trên da:

  • Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn lao đã được tinh chế, sau đó làm bất hoạt vùng da ở phần mặt trên của cánh tay của bệnh nhi. Trường hợp trẻ đã bị nhiễm khuẩn lao, tại vùng da ở vị trí tiêm sẽ xuất hiện phản ứng sưng và tấy đỏ;
  • Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và kiểm tra vùng da đã được tiêm trong khoảng từ 48 - 72h, đồng thời đo đạc đường kính của vết sưng đỏ. Xét nghiệm này giúp kiểm tra xem trẻ có tiền sử bị nhiễm lao hay không, ngay cả khi trẻ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Các kỹ thuật xét nghiệm khác:

  • Chụp X-quang ngực;
  • Xét nghiệm đờm;
  • Xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu chẩn đoán lao

Xét nghiệm máu chẩn đoán lao


Các biện pháp điều trị Lao ở trẻ em

Sau khi đã tiến hành xét nghiệm lao trên da và nếu cho ra kết quả dương tính với vi khuẩn lao, trẻ sẽ được chỉ định chụp thêm X-quang phổi để xem trẻ có bị nhiễm lao thể hoạt động không. Tìm khuẩn lao bằng xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu cũng được áp dụng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho trẻ.

Nếu trẻ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh nhưng lại có kết quả dương tính, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ dùng thuốc isoniazid (INH). Liều dùng: uống hàng ngày và liệu trình kéo dài trong ít nhất 9 tháng, phòng trường hợp bệnh lao tiến triển.

Những bệnh nhi mắc phải thể lao hoạt động sẽ pahir sử dụng kết hợp từ 3 - 4 loại thuốc khác nhau, liệu trình trong 6 - 12 tháng. Bên cạnh những hiệu quả trị bệnh mà thuốc chống lao đem lại cũng tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao việc dùng thuốc của trẻ, tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả điều trị và xử lý những tác dụng phụ do thuốc lao.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map