Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Cũng giống như các thể lao khác,lao kêlà do vi khuẩn lao có tên khoa học làMycobacterium tuberculosisgây nên.Lao kêcó khả năng lan toả khắp cơ thể người bệnh, tạo ra những tổn thương với kích thước nhỏ từ 1-5mm. Sở dĩ gọi là lao kê vì khi gây nên các thương tổn, lao kê để lại các đốm nhỏ nằm rải rác trong phế trường có hình dáng rất giống với hạt kê. Điều này có thể quan sát được trên phim chụp X-quang ngực của bệnh nhân bị lao kê. Không chỉ gây bệnh tại một hệ cơ quan nhất định, lao kê có thể lây lan đến bất kỳ một bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm cả phổi, lá lách và gan.
Mức độ nguy hiểm của bệnh lao kê
Trong tổng số những ca bệnh lao nói chung, lao kê chiếm tỷ lệ 2% và chiếm 20% trong số những trường hợp bị lao phổi.
Lao kêvốn là bệnh lý đường máu nên rất nghiêm trọng. Nếu lao kê gây tổn thương ở nhiều cơ quan và bệnh nhân không được điều trị cũng như chăm sóc cẩn thận, nguy cơ tử vong là rất lớn. Đây là thể cấp tính của lao tản mạn - thể hiện qua việc trực khuẩn lao lan tràn từ một tổn thương lao có trước, lây theo con đường máu hoặc bạch huyết với số lượng lớn. Vi khuẩn lao càn quét tới đâu sẽ để lại nhiều tổn thương ở nơi đó: phổi, màng phổi, màng não, màng bụng, gan, hạch, tuỷ xương, lá lách,...
Số liệu về lao kê:
Trực khuẩn laolànguyên nhânchính dẫn đếnlao kê. Sau khi gây tổn thương ở phổi và các cơ quan khác ngoài phổi, vi khuẩn lao tiến vào đại tuần hoàn bằng đường máu và bạch huyết chu du khắp cơ thể để gieo rắc bệnh tật.
Trực khuẩn lao là nguyên nhân chính dẫn đến lao kê.
Khi các tế bào bị nhiễm vi khuẩn lao, phương thức đáp ứng miễn dịch chống lại những tế bào bị bệnh được kích hoạt, thông qua tác động của tế bào trung gian - Lympho T. Nơi bị nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng bị đại thực bào bao vây, từ đó hình thành nên những u hạt cho thấy sự hiện diện đặc trưng của lao kê.
Đặc biệt sau khi cơ thể đã hoặc đang phải trải qua những bệnh như sởi, viêm phổi, suy dinh dưỡng, mang thai, đái tháo đường, nhiễm HIV/AIDS,... thì thường dễ nhiễm lao kê. Thông thường trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 4 - 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh lao kê, tỷ lệ này ở người lớn sẽ ít hơn.
Vi khuẩn lao sau khi vào cơ thể sẽ tiến triển thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là nhiễm lao, giai đoạn lao là phát triển thành bệnh lao. Điều này còn phụ thuộc vào tải lượng vi khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Các dấu hiệu không đặc hiệu ở bệnh nhân mắc lao kê đó là ho, hạch bạch huyết sưng to.
Những biểu hiện khác ở người bị lao kê đó là:
Triệu chứng của người bị lao kê
Triệu chứng điển hình của lao kê ở trẻ em:
Những bệnh nhân bị lao kê ở giai đoạn nặng có những biểu hiện như sau:
- Tổn thương da: Đốm sẩn màu hồng ban mụn nước, thậm chí loét chảy mủ rồi đóng vảy khô cứng, xuất hiện áp xe dưới bề mặt da;
- Suy hô hấp nặng dẫn đến nhiễm trùng bào tử;
- Suy thận cấp;
- Tổn thương võng mạc, tổn thương hạch ngoại biên;
- Triệu chứng ít gặp hơn (hay còn gọi là lao kê thể ẩn):
Người bệnh không nên chủ quan với triệu chứng thường gặp của bệnh lao
Các triệu chứng của bệnh lao kê khá phong phú và thường hay bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường, dễ dẫn tới tâm lý chủ quan, người bệnh được phát hiện và điều trị khá muộn hoặc áp dụng liệu trình điều trị sai hướng gây nhiều khó khăn khiến bệnh để lại nhiều biến chứng
Cũng giống như những bệnh lý khác, bệnh lao kê nếu không được điều trị kịp thời thì dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em và thậm chí có thể gây tử vong. Không chỉ gây tổn thương ở phổi, là thể bệnh lao lan tỏa đường máu dễ gây bệnh nguy hiểm ở cả cơ quan khác.
Các biến chứng có thể kể đến như các triệu chứng đã liệt kê bên trên: Gây suy hô hấp và khó thở kéo dài, tổn thương đa tạng, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm là gây tổn thương màng não.
Cùng nằm trong danh sách các bệnh do vi khuẩn lao nên lao kê cũng có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Có những trường hợp bị nhiễm khuẩn lao nhưng lại không bị mắc bệnh lao do hệ thống miễn dịch tốt.
Bệnh lao kê thường lây qua đường hô hấp: Trong không khí có vi khuẩn lao, lây qua đường máu hoặc qua sữa mẹ. Nếu người bệnh không sớm được chẩn đoán và có biện pháp phòng ngừa thì rất dễ lây lan cho gia đình và cộng đồng.
Các đối tượng sau đây rất dễ mắc bệnh lao kê:
Tiêm phòng lao vắc xin BCG để phòng lao kê
Ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân cần được triển khai các xét nghiệm tương tự như khi chẩn đoán các bệnh lao khác. Cụ thể là:
Phim chụp X-quang thu được hình ảnh tổn thương hạt, nốt kê
Bệnh lao kê được áp dụng phương pháp điều trị ngắn ngày và theo dõi trực tiếp có thể đạt hiệu quả đến 90%. Nguyên tắc trong điều trị bệnh lao kê quan trọng nhất vẫn là dùng kết hợp các loại thuốc kháng lao:
Thuốc Corticoid không được khuyến khích sử dụng trong việc điều trị những tổn thương nặng ở phổi cũng như những cơ quan khác, đặc biệt là ở màng não.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!