Bác sĩ:Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Nga
Chuyên khoa:Hồi Sức - Cấp Cứu
Năm kinh nghiệm:05 năm
Trong ngày, do phụ thuộc nhiều yếu tố nên lượng đường trong máu sẽ thay đổi. Nếu ngưỡng dao động trong phạm vi bình thường thì bệnh nhân sẽ không cảm nhận được. Nhưng nếu nó xuống dưới ngưỡng bình thường và không được điều trị thì bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm, ví dụ như hôn mê hoặc tử vong. Thông thường, triệu chứng hạ đường huyết sẽ xuất hiện rõ ràng khi đường máu xuống dưới ngưỡng 3.3mmol/l, khi đường máu xuống dưới 2.7mmol/l thì được coi là hạ đường huyết mức độ nặng, cần phải xử trí cấp cứu.
Hạ đường huyết là một tình trạng mà có đặc điểm tương xứng với mức đường huyết thấp bất thường. Điều này thường xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL tương đương với 3,9mmol/l. Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh nhân tiểu đường hoặc có bệnh lý nền đặc biệt, mức đường huyết tối thiểu cho hoạt động có thể khác ngưỡng này.
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL tương đương với 3,9mmol/l
Tình trạng hạ đường huyết có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, kể cả có đái tháo đường hay không đái tháo đường, và hiếm gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không điều trị. Tình trạng này chỉ được coi là một triệu chứng chứ không được đánh giá là một bệnh mặc dù nó có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Theo ước tính, có tới 2 – 4% người bị đái tháo đường type I tử vong do hạ đường huyết. Cơ chế gây tử vong đột ngột của hạ đường huyết là gây tổn thương thần kinh và chết não, rối loạn nhịp tim, QT kéo dài.
Ở bệnh nhân đái tháo đường type II, tình trạng hạ đường huyết xảy ra ít thường xuyên hơn. Theo nghiên cứu của Anh, bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị Insulin dưới 2 năm hoặc trên 5 năm có tỷ lệ hạ đường huyết mức độ nặng là 7 – 25%, tần suất là 10 – 70 cơn/ 100 bệnh nhân/năm.
Hạ đường máu có triệu chứng lâm sàng có thể gây nguy hiểm do có thể gây té ngã, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, ngoài ra ở những người cao tuổi đái tháo đường type II đã từng có hơn hạ đường huyết mức độ nặng có thể gây suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức.
Nguyên nhân hạ đường huyết có thể chia thành hai nhóm chính:
Thiếu hụt một số hormon chống hạ đường huyết: hormon cortisol, GH
Thường xảy ra sau bữa ăn khoảng 2 giờ, gặp ở một số trường hợp:
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân hạ đường huyết khác nhau tùy từng bệnh nhân và mức đường trong máu của họ, đáp ứng của cơ thể với ngưỡng đường đó
Triệu chứng hạ đường huyết
Ngoài ra, có một số tình trạng hạ đường huyết không có triệu chứng, tình trạng này sẽ để lại một số tác hại như sau:
Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà nắm được các triệu chứng và cách xử trí hạ đường huyết sớm tại nhà, tránh để tình trạng nặng hơn, đặc biệt là ở các bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, nếu xuất hiện các dấu hiệu của cơn hạ đường huyết cần ngưng thuốc hạ đường huyết, bổ sung nước đường, kẹo hoặc các chế phẩm chứa carbohydrat và kiểm tra đường máu mao mạch.
Nếu xuất hiện hạ đường huyết nhiều lần, cần xác định và tìm thời điểm glucose thấp thường xuyên và thay đổi lối sống để tránh tình trạng này.
Nếu đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết, cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn.
Kiểm soát đường máu tốt, theo dõi lượng đường trong máu bằng máy test đường máu mao mạch hoặc máy theo dõi đường huyết liên tục CGM để phát hiện sớm các tình trạng hạ đường huyết và xử trí sớm.
Kiểm soát đường máu tốt, theo dõi lượng đường trong máu bằng máy test đường máu mao mạch
Một số thời điểm nên kiểm tra đường máu:
Một số lưu ý khác:
Chẩn đoán xác định
Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC để xét nghiệm đường máu ngay tại nhà
1. Mức độ nhẹ:
- Giai đoạn này thường bệnh nhân chỉ có một số biểu hiện nhẹ như vã mồ hôi, run tay chân, cảm giác đói và hoàn toàn có thể tự điều trị được.
- Nếu tình trạng xảy ra khi đang làm việc hoặc khi lái xe cần ngừng lại nghỉ cho tới khi hết các triệu chứng.
- Điều trị theo “Quy tắc 15 – 15”
Quy tắc 15 - 15 tức là dùng 15 gam carbohydrate để tăng lượng đường trong máu và kiểm tra lại sau 15 phút. Nếu kết quả vẫn dưới 3,9 mmol/l (tương đương 70mg/dl) tiếp tục sử dụng 1 lần nữa. Tiếp tục lặp lại các bước này cho tới khi lượng đường trong máu tối thiểu là 3,9 mmol/l và không xuất hiện các triệu chứng nặng hơn. Khi lượng đường máu trở về bình thường, ăn thêm một bữa nhẹ để đảm bảo đường máu không giảm trở lại. Quy tắc này đảm bảo bệnh nhân không ăn quá nhiều đồ ngọt làm cho lượng đường trong máu tăng cao.
Một số chế phẩm có thể dùng: Viên nén hoặc tube glucose định mức, ½ cốc nước trái cây, 1 thìa đường hoặc 1 thìa mật ong, các loại kẹo ngọt, nước đường…
- Chú ý:
2. Mức độ trung bình
Biểu hiện chủ yếu ở giai đoạn này là tình trạng kém tỉnh táo, mệt lả, đau đầu. Giai đoạn này có thể điều trị bằng cách bổ sung glucose đường uống ở liều lớn hơn nhưng thường hiệu quả không cao.
3. Mức độ nặng
Giai đoạn này thường bệnh nhân xuất hiện mất ý thức, các dấu hiệu thần kinh ngoại vi, co giật hoặc hôn mê và cần được đưa đến cơ sở y tế và xử trí càng sớm càng tốt.
Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng Insulin không chính xác (quá liều hoặc không ăn sau tiêm Insulin) và có nhiều trường hợp xuất hiện cơn hạ đường huyết nhiều lần.
Lúc này bệnh nhân đã có rối loạn tri giác nên việc sử dụng glucose đường uống có thể làm bệnh nhân sặc vào đường thở. Lúc này buộc phải sử dụng glucose đường tĩnh mạch kèm glucagon tiêm bắp hoặc dưới da.
Sử dụng glucose đường tĩnh mạch kèm glucagon tiêm bắp hoặc dưới da cho những bệnh nhân hạ đường huyết mức độ nặng
* Truyền glucose tĩnh mạch
* Lưu ý:
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!