Bác sĩ:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa:Hô hấp
Năm kinh nghiệm:7 năm
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD, là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu. Người bệnh mắc phải khi hút thuốc lào, thuốc lá hoặc hít phải khói bụi độc hại trong một khoảng thời gian dài đã khiến cho hệ thống dẫn khí của phổi bị tổn thương, từ đó gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến nhiều hậu quả khác. Tình trạng bệnh này sẽ tiến triển từ từ, tăng dần và không hồi phục gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh cũng sẽ có những lúc tiến triển thành những đợt cấp xuất hiện đột ngột làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh hay thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD, là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được hiểu là tình trạng chuyển biến bệnh xấu đi một cách đột ngột ở bệnh nhân bị COPD. Người bệnh cần được xử lý ngay bằng các phương pháp điều trị đợt cấp chứ không phải chỉ đơn thuần sử dụng thuốc điều trị COPD duy trì như thường ngày. Nếu không được xử trí kịp thời thì các biến chứng nặng có thể xuất hiện như suy hô hấp, suy tim hay thậm chí là dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây ra các đợt cấp bệnh phổi mạn tính thường bắt nguồn từ việc đường hô hấp bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vốn đã bị tổn thương hệ hô hấp dù có đang điều trị bệnh hay không, vì vậy nguy cơ bị viêm nhiễm đường hô hấp sẽ cao hơn người bình thường. Một số loài vi khuẩn, virus thường xâm nhập vào cơ thể và gây ra các đợt cấp bệnh phổi mạn tính là:
Phế cầu khuẩn - Streptococcus Pneumoniae là một trong những nguyên nhân có thể gây bệnh
Ngoài ra, cũng sẽ có các yếu tố khác co thể gây ra tình trạng đợt cấp bệnh phổi mạn tính như sau:
Thông thường bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ khó khăn trong việc hít thở sâu, đặc biệt là khi vận động mạnh. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có biểu hiện ho tăng, khạc đờm tăng và khó thở tăng thì bệnh nhân đang có diễn biến của một đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau một tác động như gắng sức, nhiễm khuẩn, sự thay đổi của môi trường sống hay hít phải khói bụi độc hại,...
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bên cạnh đó, ngoài triệu chứng khó thở tăng đột biến, bệnh nhân bị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể có những triệu chứng khác như:
- Khi đường thở sẽ bị xuất tiết nhiều các chất nhầy hay mủ, bệnh nhân có thể xuất hiện tiếng thở sẽ khò khè.
- Các cơn ho tăng dần: Ho liên tục và sẽ tăng dần mức độ ho, đặc biệt các cơn ho sẽ khó chịu hơn khi người bệnh đang ở tư thế nằm ngửa. Có thể ho khan hoặc ho có đờm. Đối với các trường hợp có bội nhiễm phổi thì đờm có thể đổi màu thành màu xanh, vàng, nâu, mủ,...
- Màu sắc da cũng có thể bị biến đổi khi có tình trạng thiếu Oxy máu trầm trọng: Da chuyển vàng hoặc xám xịt, móng tay chuyển tím, da xung quanh vùng môi chuyển sang màu hơi xanh.
- Thường bị mất ngủ và chán ăn.
- Sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài khi có hiện tượng bội nhiễm.
Bệnh nhân mắcbệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhsẽ có phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thường phải sử dụng thuốc hàng ngày để kiểm soát các triệu chứng của bệnh đồng thời giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Tuy nhiên, khi người bệnh xuất hiện đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc xử lý sẽ phải sử dụng phương pháp khác chứ không thể tiếp tục dùng thuốc hàng ngày để điều trị. Trung bình mỗi đợt cấp sẽ phải điều trị mất khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày mới khỏi vì vậy chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng đồng thời làm tăng chi phí điều trị bệnh.
Nếu bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà gặp phải nhiều lần đợt cấp sẽ khiến các chức năng hệ hô hấp bị suy giảm dần, nguy cơ bị mắc bệnh về đường hô hấp sẽ tăng dần.
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tử vong ngay sau đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do không được kịp thời xử lý bệnh dẫn tới tình trạng suy hô hấp hoặc suy tim nặng.
Biến chứng tử vong ngay sau đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nghiên cứu từ nhiều trung tâm y tế cho thấy rằng số lượng người bệnh gặp phải đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ tử vong sau 2 năm có thể chiếm hơn 50%. Các trường hợp còn lại thì bị suy giảm các chức năng hô hấp.
Bên cạnh đó, trải qua nhiều đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ làm tăng gánh nặng cho tim mạch và các cơ quan khác, gây thiếu Oxy các tổ chức, nhất là não,... từ đó gây ra các tác động tiêu cực đến toàn cơ thể.
Hầu hết những bệnh nhân bị COPD đều có thể gặp phải tình trạng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh, việc tuân thủ quá trình điều trị bệnh và lối sống của người bệnh mà các đợt cấp sẽ xuất hiện ít hoặc nhiều. Có nhiều trường hợp bệnh nhân COPD có thể gặp phải trường hợp bị đợt cấp bệnh phổi mạn tính nhiều hơn 2 lần trong 1 năm.
Tình trạng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiều hơn 2 lần trong 1 năm
Mức độ nghiêm trọng của đợt cấp bệnh phổi mạn tính cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh cũng như việc xử lý bệnh tình như thế nào. Một số nhóm đối tượng sau đây được xem là có nguy cơ xuất hiện đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường:
- Những bệnh nhân đang điều trị bệnh nhưng vẫn hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất cấm độc hại khác.
- Những người đang làm việc trong môi trường bị ảnh hưởng nặng từ khói bụi ô nhiễm hoặc các loại khí độc công nghiệp.
- Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không điều trị hoặc không tuân thủ điều trị hay điều trị không đúng phác đồ.
Để tránh gặp phải những đợt cấp bệnh phổi mạn tính nguy hiểm có nguy cơ đe dọa tính mạng thì trong quá trình điều trị bệnh COPD người bệnh cần phải thực hiện:
- Tiêm phòng vaccine các bệnh lý về hô hấp như bệnh viêm phổi và cúm.
- Tránh tiếp xúc với các nguồn gây ra các bệnh về hô hấp
- Tránh tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh
Tránh tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh để phòng ngừa đợt cấp COPD
- Tuân thủ việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (đúng liều lượng, đúng thời gian và duy trì)
- Tránh xa các loại khí độc hại và đặc biệt không được hút thuốc lá.
- Uống nhiều nước cũng sẽ là một phương pháp tốt có thể loại bỏ được nhiều loại vi khuẩn vi rút xâm nhập đường hô hấp.
Nhanh chóng tìm tới các cơ sở uy tín để xử lý bệnh tình khi có nguy cơ gặp phải đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà xuất hiện một cách đột ngột các triệu chứng như khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng sẽ được xác định COPD đợt cấp.
- Tùy từng trường hợp mà có thể có những đợt cấp khác nhau, có nhiều trường hợp kèm theo bội nhiễm phổi, có thể kèm theo triệu chứng của suy tim,...
- Các triệu chứng của đợt cấp COPD cũng sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng của bệnh nền khác nếu có.
- COPD đợt cấp mức độ nhẹ thường chỉ xuất hiện 1 triệu chứng là khó thở nhưng có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng không điển hình khác như sốt, ho, tim đập nhanh,...
Triệu chứng không điển hình của COPD đợt cấp mức độ nhẹ như sốt, ho, tim đập nhanh,...
- COPD đợt cấp mức độ trung bình khi xuất hiện 2 trong 3 triệu chứng bệnh.
- COPD đợt cấp mức độ nghiêm trọng sẽ xuất hiện cả 3 triệu chứng kể trên: Khó thở, lượng đờm ra nhiều, đờm có màu hoặc kèm mủ.
- Nguyên nhân thường gặp nhất của các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do tình trạng phế quản phổi bị nhiễm khuẩn (một số loại vi khuẩn hoặc virus gây ra).
- Do thay đổi môi trường: Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vô tình bị cảm lạnh, gặp phải khói bụi độc hại từ môi trường hay hít phải khói từ thuốc lá, thuốc lào.
- Ngoài ra, cũng sẽ có nhiều trường hợp người bệnh gặp phải đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
- Luôn đảm bảo thông khí và cung cấp Oxy đầy đủ.
- Sử dụng thuốc giãn phế quản nhằm làm thông thoáng đường thở
- Khai thông đường hô hấp của người bệnh
- Sử dụng kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh khi cần thiết
Sử dụng kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh khi cần thiết
- Điều trị đồng thời các bệnh lý kèm theo kết hợp dự phòng các biến chứng
- Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hít thở hay không thể thở thì cần phải sử dụng các thiết bị y tế giúp thông thoáng đường thở và cấp oxy cho bệnh nhân.
- Sử dụng thuốc các thuốc giãn phế quản như: Cường beta-2, kháng cholinergic, nhóm Methylxanthine, các thuốc Corticoid. Ưu tiên sử dụng các thuốc đường phun, hít, xịt. Giai đoạn nặng thì cần sử dụng đường tiêm, truyền.
- Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn đang gây viêm nhiễm đường hô hấp.
- Sử dụng máy trợ thở có thể thực hiện thông khí xâm nhập hoặc thông khí không xâm nhập, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và các bệnh lý nền có cho phép thực hiện phương pháp nào.
Sau việc xử lý ban đầu của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được nêu trên, bệnh nhân sẽ cần tiếp dụng sử dụng các loại thuốc được chỉ định cho đến khi tình trạng bệnh ổn định. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ những chỉ định dùng thuốc cũng như việc kiêng cữ để có kết quả điều trị tốt nhất. Đồng thời, các bài tập thở hay tập ho khạc cũng sẽ được khuyến cáo thực hiện nhằm giúp việc hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!