Bác sĩ:ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa:Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm:04 năm
* Thuật ngữ khác (tên gọi khác) củađiếclànghe kém.
*Nghe kém(điếc) là tình trạng suy giảm khả năng nghe so với ngưỡng nghe bình thường.
* Cấu trúc giải phẫu bình thường của cơ quan thính giác bao gồm:
- Hệ thống dẫn truyền âm:
- Hệ thống tiếp nhận âm:
Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận
* Tai người nghe bằng cả hai đường, đường khí và đường xương nhưng chủ yếu là nghe bằng đường khí.
- Đường dẫn truyền sóng âm từ không khí qua vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ, theo chuỗi xương con vào dịch tai trong gọi là đường dẫn truyền khí.
- Dẫn truyền đường xương: Xương sọ rung động do kích thích âm, các kích thích này không đi theo đường tai ngoài, tai giữa nhưng trực tiếp kích thích lên dịch tai trong và dẫn truyền theo đường mô tả trên.
* Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20 - 20000Hz
* Để xác định nghe kém ta cần thực hiện:
- Đo sức nghe đơn giản: Đo bằng tiếng nói (tiếng nói thầm, tiếng nói thường), đo bằng âm thoa , đo bằng dụng cụ đơn giản (trống, còi, chuông, mõ).
- Đo sức nghe hoàn chỉnh: Còn gọi là đo Thính lực đơn âm (là tìm ngưỡng nghe tức là cường độ âm thanh tối thiểu để có thể nghe được âm đơn ở các tần số khác nhau, theo đường khí và đường xương của từng tai để lập nên Thính lực đồ) bằng thiết bị, máy móc chuyên ngành.
* Ngày nay đo sức nghe bằng máy (đo thính lực đơn âm) được phổ cập và ứng dụng rộng rãi trong chuyên ngành Tai Mũi Họng để chẩn đoán, phân loại và xác định mức độ nghe kém của một bệnh nhân trên lâm sàng
* Người bình thường: Ngưỡng nghe đường xương và đường khí ⩽ 20 dB ở tất cả các tần số đo trên bảng thính lực đồ
* Phân loại nghe kém: Theo dạng các biểu đồ đường khí và đường xương của Thính lực đồ, nghe kém được chia làm 3 loại:
- Nghe kém truyền âm (Nghe kém dẫn truyền)
- Nghe kém tiếp âm (Nghe kém tiếp nhận)
- Nghe kém hỗn hợp
* Nghe kém dẫn truyền: Là nghe kém với ngưỡng nghe đường xương bình thường ⩽ 20dB, ngưỡng nghe đường khí tăng trên 20dB.
* Nghe kém tiếp nhận: Là nghe kém với ngưỡng nghe đường khí và đường xương đều tăng trên 20dB nhưng đường khí đạo và cốt đạo luôn đi song hành nhau, ở từng tần số khoảng Rinne không vượt quá 10dB .
* Nghe kém hỗn hợp: Là ngưỡng nghe đường xương và đường khí đều tăng trên 20 dB nhưng ở từng tần số khoảng Rinne > 10dB.
* Phân độ nghe kém: Dựa vào sự suy giảm ngưỡng nghe ở các mức độ khác nhau trên Thính lực đồ, ta phân nghe kém thành 4 mức độ:
Tất cả các nguyên nhân gây gián đoạn quá trình dẫn truyền âm và tiếp nhận âm đều dẫn đến tình trạng nghe kém:
Nghe kém dẫn truyền |
Nghe kém tiếp nhận |
1. Bệnh tích ở tai ngoài - Nút ráy, dị vật ống tai ngoài - Viêm tấy lan tỏa, nhọt ống tai ngoài - U ống tai ngoài - Chấn thương làm hẹp ống tai ngoài 2. Bệnh tích ở tai giữa - Tắc vòi, bán tắc vòi Eustachi - Viêm tai giữa thanh dịch - Viêm tai giữa cấp mủ,vỡ mủ - Viêm tai giữa mạn tính thủng hoặc không thủng màng nhĩ - Viêm tai xương chũm cấp/ mạn tính - Xốp xơ tai - Dị dạng chuỗi xương con - Chấn thương làm gián đoạn chuỗi xương con |
1. Bệnh tích ở loa đạo - Viêm mê nhĩ do nhiễm khuẩn, virus - Nhiễm độc do thuốc (Aminoglycosides , streptomycin, quinin, Salicylates , acetaminophen, erythromycin…) do hóa chất, CO, As - Thay đổi áp lực nội dịch: Bệnh Ménière… - Chấn thương :
- Di truyền :
- Bất thường tai trong: bất thường Scheibe, bất thường Mondini, hội chứng cống tiền đình giãn rộng 2. Tổn thương ở thần kinh thính giác
(giang mai, sốt Rocky Mountain do Rickettsia…), bệnh Lyme
3. Bệnh tích ở thần kinh trung ương
4. Nghe kém liên quan đến tuổi tác: Thường gặp > 65 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ 5. Bệnh lý xương
6. Bệnh lý miễn dịch
7. Bệnh lý mạn tính, rối loạn chuyển hóa: Xơ động mạch nhỏ và lớn do ĐTĐ, suy giáp bẩm sinh, tăng huyết áp, suy thận , tăng lipid máu làm gia tăng nguy cơ nghe kém tiếp nhận |
Người bệnh ù tai, nghe tiếng trầm như tiếng cối xay thóc
a. Triệu chứng cơ năng
- Ù tai: Tiếng trầm như tiếng cối xay thóc
- Cảm giác nặng tức trong tai đặc biệt khi có nước vào ống tai trong trường hợp nút ráy tai
- Nghe kém:
b. Triệu chứng thực thể
- Ống tai sưng nề chít hẹp, có nhọt, có lồi xương hoặc nút ráy tai, nút biểu bì hoặc tổ chức nấm.
- Màng nhĩ màu trắng đục, lõm vào trong, cán xương búa nhô ra,nón sáng bị méo mó, đẩy lên cao
- Có thể thấy màng nhĩ teo mỏng, mất lớp sợi, kèm theo có dịch trong hòm nhĩ thường gặp trong viêm tai thanh dịch
- Có thể thấy sẹo nhĩ cũ hoặc lỗ thủng màng nhĩ ở các kích thước khác nhau
- Nghiệm pháp Valsava (-) trong trường hợp bán tắc/ tắc vòi nhĩ kèm đọng dịch mủ viêm vòm, Viêm VA, đọng dịch mủ xoang.
- Màng nhĩ xung huyết, hòm nhĩ có máu đọng, sập thành ống tai ngoài trong trường hợp chấn thương
a. Triệu chứng cơ năng
b. Triệu chứng thực thể
Nghe kém dẫn truyền |
Nghe kém tiếp nhận |
|
|
Trẻ em, người già dễ bị nút ráy tai, dị vật ống tai ngoài
Bệnh nhân cần đến khám tại các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm nhất có thể ngay khi phát hiện các biểu hiện: ù tai, đau tai, cảm giác nặng tức trong tai, nghe kém đột ngột hoặc chóng mặt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Nghe kém dẫn truyền |
Nghe kém tiếp nhận |
|
|
Nghe kém dẫn truyền
a. Cơ năng:
- Ù tai, nghe kém từ từ tăng dần một hoặc hai bên
- Có thể kèm theo đau tai hoặc chảy dịch tai
b. Triệu chứng thực thể:
- Ống tai sưng nề chít hẹp, có nhọt, có lồi xương hoặc nút ráy tai, nút biểu bì hoặc tổ chức nấm.
- Màng nhĩ lõm vào trong, thấy rõ cán xương búa
- Màng nhĩ teo mỏng, có thể có dịch trong hòm nhĩ
- Có thể có sẹo nhĩ ,lỗ thủng màng nhĩ nhiều kích thước
- Nghiệm pháp Valsava (-) trong trường hợp bán tắc/ tắc vòi nhĩ kèm đọng dịch mủ viêm vòm, Viêm VA, đọng dịch mủ xoang.
- Màng nhĩ xung huyết, hòm nhĩ có máu đọng, sập thành ống tai ngoài trong trường hợp chấn thương
Để chẩn đoán, người bệnh cần được đo thính lực đồ
c. Cận lâm sàng:
- Thính lực đồ: điếc dẫn truyền ở các mức độ khác nhau
a. Triệu chứng cơ năng:
- Ù tai, nghe kém từ từ tăng dần hoặc đột ngột một hoặc hai bên
- Có thể kèm theo chóng mặt
b. Triệu chứng thực thể
- Ống tai sạch, màng nhĩ sáng, hòm nhĩ không có dịch
c. Cận lâm sàng:
- Thính lực đồ: điếc tiếp nhận ở các mức độ khác nhau
- Chẩn đoán điếc đột ngột (một bệnh lý điếc tiếp nhận có tính chất điều trị cấp cứu)
Mức độ nghe kém không phù hợp với triệu chứng lâm sàng, không phù hợp giữa ngưỡng nghe lời và trung bình âm đơn. Các xét nghiệm chuyên sâu ABR, OAEs giúp chẩn đoán phân biệt.
Điều trị nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận đều phải dựa vào nguyên nhân, nếu có nguyên nhân rõ ràng thì điều trị cụ thể như sau:
- Điều trị nội khoa
- Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, nạo VA khi viêm tai giữa tái phát nhiều lần
- Kháng sinh với nguyên nhân nhiễm trùng
- Ngưng sử dụng thuốc độc cho tai
- Do phần lớn không rõ nguyên nhân vì vậy điều trị dựa vào kinh nghiệm
- Quan trọng là không làm bệnh nặng thêm
- Điều trị ổn định các bệnh lý nền, bệnh lý toàn thân
- Steroid được sử dụng rộng rãi: Dexamethasone hoặc methylprednisolon đường uống/tiêm hoặc kết hợp tiêm xuyên màng nhĩ
- Cải thiện tưới máu và tăng cường oxy tai trong:
- Giới hạn muối: Lợi tiểu
- Kháng virus
- Dùng máy trợ thính: Với các trường hợp không điều trị được như điếc người già, điếc nghề nghiệp, nghe kém do bẩm sinh
- Cấy điện cực ốc tai: Với các trường hợp nghe kém nặng, không có tổn thương thần kinh thính giác, dùng máy trợ thính không có tác dụng.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!