Bác sĩ:ThS.BS Dương Thị Thuỷ
Chuyên khoa:Nhi khoa
Năm kinh nghiệm:15 năm
Ống động mạch là một kết nối mạch máu quan trọng của thai nhi giữa động mạch phổi và động mạch chủ để chuyển máu ra khỏi giường phổi. Sau khi sinh, ống động mạch trải qua quá trình co thắt tích cực và thoái biến tạo thành dây chằng động mạch.Bệnh còn ống động mạchxảy ra khi ống động mạch không đóng hoàn toàn sau trẻ ra đời.
Còn ống động mạch được mô tả lần đầu tiên bởi Galen. Harvey đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh lý tuần hoàn thai nhi và phát hiện ra chức năng huyết động của ống động mạch vào thế kỷ 17.
Tỷ lệ mắc còn ống động mạchđơn độc được báo cáo ở trẻ đủ tháng dao động từ 3 đến 8 trên 10.000 trẻ đẻ sống. Trong một nghiên cứu dựa trên dân số trên 400.000 trẻ sinh đủ tháng ở Atlanta từ 1998 đến 2005, tỷ lệ còn ống động mạch được báo cáo là 2,9 trên 10.000 trẻ sinh sống. Trong nghiên cứu này, chẩn đoán được xác định là còn ống động mạch tồn tại đến hoặc hơn sáu tuần sau khi sinh ở trẻ có tuổi thai bằng hoặc lớn hơn 36 tuần và loại trừ những bệnh nhân có tổn thương shunt bắt buộc do bệnh tim bẩm sinh phức tạp hoặc những bệnh nhân được điều trị bằng prostaglandin liệu pháp.
Còn ống động mạch chiếm ưu thế là nữ, với tỷ lệ nữ trên nam là 2: 1 trong hầu hết các trường hợp là trẻ đủ tháng. Tỷ lệ mắc còn ống động mạch cũng cao hơn ở trẻ sinh ra ở độ cao so với trẻ sinhraởmựcnướcbiển,vàởtrẻ bị rubella bẩm sinh. Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với còn ống động mạch là sinh non. Còn ống động mạch có thể xuất hiện cùng với các tổn thương tim bẩm sinh khác, đặc biệt là những tổn thương liên quan đến giảm oxy máu. Còn ống động mạch nên được xem xét khi các đặc điểm lâm sàng của shunt từ trái sang phải dường như không tương xứng với tổn thương cụ thể đang được xem xét.
Còn ống động mạch thường xảy ra ở nữ giới
Còn ống động mạchtạo nên sự thông thương bất thường giữa tiểu tuần hoàn và đại tuần hoàn, cụ thể là luồng thông trái-phải khiến tăng lưu lượng tuần hoàn phổi. Mức độ nặng và diễn biến của bệnh phụ thuộc vào kích thước ống động mạch, độ chênh áp lực giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Độ chênh áp này phụ thuộc vào mức độ kháng lực động mạch phổi và động mạch hệ thống. Điều này giải thích tại sao có những bệnh nhi xuất hiện triệu chứng suy tim ứ huyết, suy hô hấp sớm ngay sau sinh, lại có những bệnh nhân được phát hiện bệnh khi đã lớn tuổi, khi các thay đổi sinh lý bệnh được tích lũy theo thời gian gây triệu chứng.
Ở bào thai, tâm thất phải bơm và nhận khoảng 2/3 tổng cung lượng tim. Tuy nhiên, do sức cản của phổi còn rất cao trong thời kỳ bào thai (cao gấp 5 lần sức cản hệ thống), nên phần lớn máu từ thất phải bơm lên động mạch phổi sẽ qua ống động mạch đổ vào động mạch chủ xuống, 65% cung lượng tim vào động mạch phổi, nhưng chỉ có 8% máu qua phổi. Trong thời kỳ này, do đường kính ống động mạch rất lớn nên áp lực động mạch phổi tương đương như động mạch chủ.
Tình trạng hoạt động của ống động mạch của thai nhi được duy trì bởi hàm lượng oxy trong động mạch thấp và lượng prostaglandin E2 (PGE2) tuần hoàn, được sản xuất một phần bởi nhau thai.
Ngay sau một vài nhịp thở đầu tiên, phổi trẻ phồng lên và chứa oxy, sự giảm sức cản mạch phổi đã làm tăng nhanh chóng lưu lượng máu lên phổi. Sự tách tuần hoàn rau thai ra khỏi tuần hoàn hệ thống của trẻ làm tăng dần sức cản mạch hệ thống. Sự thay đổi này gây ra sự giảm ngay lập tức lượng máu từ phải sang trái qua ống động mạch. Do lưu lượng máu lên phổi tăng, làm tăng áp lực nhĩ trái, và sự giảm lưu lượng máu của tĩnh mạch chủ dưới làm giảm áp lực nhĩ phải, kết quả làm đóng cơ năng lỗ bầu dục và làm ngừng shunt qua nhĩ. Do sự ngừng shunt qua lỗ bầu dục và ống động mạch, tâm thất bắt đầu thực hiện chức năng một cách hệ thống. Ống động mạch đóng sau một thời gian ngắn sau sinh do sự tăng của phân áp nồng độ oxy trong động mạch hệ thống và giảm lượng prostaglandin E2 trong máu.
Nhiều con đường liên quan đến sự co thắt của ống chủ động bao gồm cảm ứng endothelin 1, sản xuất isoprostanes, và ức chế các kênh kali nhạy cảm với oxy.
Các chất trung gian tiềm năng khác có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy co thắt ống bao gồm angiotensin II, yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, kênh nhạy cảm với oxy, các thành viên họ RH1 kinase, và kích thích thần kinh cholinergic và adrenergic. Sau khi sinh, nồng độ PGE2 trong tuần hoàn giảm do sản xuất giảm sau khi loại bỏ nhau thai và tăng độ thanh thải PGE2 do tăng mức lưu hành của prostaglandin dehydrogenase. Việc loại bỏ tác dụng giãn mạch mạnh của PGE2 được cảm nhận bởi thụ thể PGE2 (EP4) và thúc đẩy sự co thắt thêm của ống dẫn. Sự co thắt của ống động mạch thường dẫn đến đóng ống chức năng trong vòng 10 đến 15 giờ sau khi sinh. Sự đóng lại bắt đầu ở phần cuối của ống động mạch đầu phổi, tiến tới phần cuối của động mạch chủ, và thường hoàn thành sau hai đến ba tuần tuổi. Sau sự co thắt ban đầu, một loạt các thay đổi về mô học dẫn đến sự tắc nghẽn của ống dẫn và chuyển thành dây chằng động mạch.
Trong còn ống động mạch những thay đổi này không xảy ra có nghĩa là không có sự tăng của phân áp nồng độ oxy trong động mạch hệ thống và giảm lượng prostaglandin E2 trong máu. Vậy bất cứ một nguyên nhân gì gây giảm nồng độ oxy trong động mạch hệ thống và tăng hàm lượng prostaglandin E2 trong máu thì ống động mạch sẽ tồn tại.
Ngoài ra người ta thấy rằng tuổi thai có tác động lớn đến việc đóng ống động mạch:
Khi đủ tháng, sự co thắt của ống dẫn đến đóng huyết động chức năng ở 50% trẻ trong vòng 24 giờ sau khi sinh, 90% ở 48 giờ và hầu như ở tất cả các bệnh nhân sau 72 giờ.
Việc đóng ống động mạch bị chậm lại ở trẻ sinh non và nguy cơ còn ống động mạch thay đổi tỷ lệ nghịch với tuổi thai.Tỷ lệ còn ống động mạch cao hơn ở trẻ sinh noncó thể được giải thích là do ảnh hưởng của sinh non đối với các cơ quan điều hòa trương lực ống động mạch (ví dụ, oxy).
Một cơ chế khác nữa là sự mở lại của ống động mạch sau đóng. Những thay đổi mô học sau khi ống động mạch bị co thắt xảy ra nhanh chóng ở trẻ đủ tháng và ngăn cản việc mở lại sau đó. Tuy nhiên, ở trẻ sinh non, ống động mạch có thể mở lại sau khi đóng lại xảy ra một cách tự nhiên hoặc sau khi điều trị bằng indomethacin. Việc mở lại ống động mạch có thể là do tác động tương tự của việc sinh non làm giảm phản ứng của ống động mạch với các yếu tố thúc đẩy co thắt ban đầu tại thời điểm sinh. Trong một nghiên cứu trên 77 trẻ sinh non đã đóng ống động mạch hoàn toàn về mặt lâm sàng sau khi điều trị indomethacin, còn ống động mạch có ý nghĩa lâm sàng tái phát ở 23% bệnh nhân. Tỷ lệ mở lại tăng khi trẻ đẻ non, xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ dưới 27 tuần tuổi thai so với 27 đến 33 tuần đó (37 so với 11%)
Các biểu hiện lâm sàng của còn ống động mạch phụ thuộc vào kích thước của shunt, đáp ứng của tim, phổi và các cơ quan khác với shunt.
Còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng có thể không có triệu chứng (không có tiếng thổi liên tục), hoặc có triệu chứng (có tiếng thổi liên tục). Người ta sử dụng thuật ngữ còn ống động mạch không ý nghĩa để chỉ những ống động mạch nhỏ không gây rối loạn chức năng tim mạch hoặc còn ống động mạch lớn với shunt có ý nghĩa để chỉ những ống động mạch lớn gây rối loạn chức năng tim mạch.
Còn ống động mạch có triệu chứng phụ thuộc vào kích thước của shunt
Còn ống động mạch không triệu chứnghay còn gọi là còn ống động mạch “câm”: Biểu hiện lâm sàng là không có tiếng thổi liên tục, còn ống động mạch được chẩn đoán bằng siêu âm tim. Những trẻ còn ống động mạch “câm” thường phối hợp với các yếu tố nguy cơ cao như cân nặng dưới 1500 gram, trẻ có suy hô hấp, ngạt chu sinh, có nhu cầu thở máy hỗ trợ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Còn ống động mạch “câm” thường do ống lớn, áp lực giữa hệ thống động mạch phổi và động mạch chủ tương đương nhau do bệnh lý phổi nặng như bệnh màng trong, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh. Nặng hơn nữa shunt trái - phải qua ống động mạch chuyển thành shunt phải - trái và kèm theo bệnh nhân có tím, nghĩa là shunt đổi chiều (hội chứng trở về tuần hoàn thai nhi), lúc này duy trì còn ống động mạch có giá trị bảo vệ phổi, giúp giảm bớt áp lực cho phổi.
Còn ống động mạch có triệu chứng, nhưng shunt qua ống động mạch không có ý nghĩa: Có thể nghe thấy tiếng thổi liên tục ở những trẻ này. Ở những trẻ không suy hô hấp có thể phát hiện tiếng thổi liên tục nghe ở liên sườn II cạnh bờ trái xương ức và vùng dưới đòn trái. Ở những trẻ có suy hô hấp phải thở máy, tiếng thổi liên tục có thể khó phát hiện do tiếng máy thở, lúc đó ta có thể ngắt tạm thời bệnh nhân ra khỏi máy thở để nghe rõ tiếng tim. Tỉ lệ mắc còn ống động mạch cao trong 7 ngày đầu sau sinh đặc biệt ở trẻ có suy hô hấp, vì vậy việc thăm khám lâm sàng cẩn thận là bước đầu tiên chẩn đoán còn ống động mạch. Ở những trẻ này thường không có các rối loạn về khí máu, không có các dấu hiệu về rối loạn chức năng tim mạch. Còn ống động mạch được khẳng định bằng siêu âm Doppler tim, shunt nhỏ qua ống động mạch và không có các dấu hiệu rối loạn huyết động.
Bên cạnh dấu hiệu thổi iên tục, những trẻ này thường kèm theo các dấu hiệu như
-Mỏm tim đập mạnh vào lồng ngực:Do hiện tượng bù trừ của tim bằng cách tăng thể tích tống máu khi thể tích và áp lực thất trái tăng. Tuy nhiên đây cũng là một triệu chứng không đặc hiệu, có thể gặp trong nhiễm trùng huyết, tăng PCO2 máu, dùng thuốc vận mạch, thuốc giãn mạch...
-Mạch ngoại biên nảy mạnh và chìm sâu:Bắt mạch bẹn, mạch quay, đôi khi mạch nảy mạnh có thể cảm nhận tới cả mạch ở mu chân. Khi không có triệu chứng này có thể là dấu hiệu nặng do không thể duy trì áp lực động mạch chủ.
-Nhịp tim tăng nhanh (trên 170 lần/phút):ít gặp và không đặc hiệu,
-Suy hô hấp:Suy hô hấp có thể xuất hiện ngay sau đẻ hoặc sau một thời gian trẻ thở bình thường vài giờ hoặc vài ngày mà không tìm được nguyên nhân tại phổi:
Tăng nhu cầu hỗ trợ hô hấp hoặc phụ thuộc oxy sau 3 ngày tuổi, nguy cơ phát triển bệnh phổi mãn tính.
- Dấu hiệu suy tim, suy tuần hoàn, sốc: phù, tiểu ít hoặc không có nước tiểu, gan to. X quang lồng ngực thấy diện tim to.
- Hậu quả của hiện tượng đảo ngược phổ tâm trương lên các cơ quan:Tổn thương não: Xuất huyết trong não thất, thiếu máu não. Viêm ruột hoại tử, thủng ruột, Suy gan, suy thận ...
Những người bị còn ống động mạch tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, chủ yếu do suy tim và hiếm khi là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng đến phổi :Các nghiên cứu trên thai nhi cho thấy lưu lượng máu quá lớn qua ống động mạch sẽ làm gia tăng áp lực thủy tĩnh và dịch lọc phổi trong mao mạch phổi, dẫn đến suy giảm chức năng phổi. Ở trẻ sơ sinh non tháng, một ống động mạch đáng kể sẽ làm tăng nguy cơ phù phổi, xuất huyết phổi, loạn sản phế quản phổi và làm giảm chức năng phổi.
Người bị còn ống động mạch tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
Trẻ sơ sinh bị còn ống động mạchcó nguy cơ bị phù phổi. Các cơ chế cơ bản được đề xuất bao gồm tăng lọc dịch phổi vào khoang giữa do tăng lưu lượng máu phổi và / hoặc tăng tải áp lực tâm nhĩ trái với tăng áp tĩnh mạch phổi thứ phát.
Còn ống động mạch lớn hơn với lưu lượng máu phổi tăng và ống dẫn lưu có liên quan đến xuất huyết phổi. Trong một nghiên cứu trên 126 trẻ sinh trước 30 tuần tuổi thai, 12 bệnh nhân bị xuất huyết phổi so với những trẻ không bị xuất huyết phổi có đường kính còn ống động mạch trung bình lớn hơn (2 so với 0,5 mm) và lưu lượng máu đến phổi (326 so với 237 mL / kg mỗi phút). Đường kính ống động mạch đo được lúc 5 giờ tuổi cũng lớn hơn ở những trẻ sau đó bị xuất huyết phổi.
Còn ống động mạch có ý nghĩa về mặt huyết động có thể liên quan đến sự phát triển của loạn sản phế quản phổi tiếp theo.
Còn ống động mạch được chẩn đoán trong tuần đầu tiên sau khi sinh có liên quan đến việc tăng loạn sản phế quản phổi lên 4,5 lần. Nguy cơ loạn sản phế quản phổi và các di chứng lâu dài ở phổi có thể liên quan đến thời gian thở máy, ngay cả khi còn ống động mạch không có triệu chứng.
- Ảnh hưởng đến lưu lượng máu não và hệ thống:Ở trẻ sơ sinh non tháng với một ống động mạch lớn sẽ gây tăng cung lượng tăng tim, nhưng lại giảm lưu lượng máu sau ống vì shunt trái - phải. Hậu quả của ống động mạch vừa và lớn là làm giảm vận chuyển oxy và tưới máu đến các cơ quan quan trọng ở những trẻ sơ sinh còn ống động mạch so với những trẻ không có ống động mạch. Shunt trái - phải trung bình hoặc lớn làm giảm lưu lượng và oxy hóa máu não.
Những thay đổi về lưu lượng máu não và oxy hóa có thể góp phần vào việc tăng nguy cơ xuất huyết não thất trên trẻ sinh non còn ống động mạch so với những trẻ không có ống động mạch .
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Viêm ruột hoại tử là một trong những bệnh lý nặng nhất ở trẻ sơ sinh
non tháng với tỷ lệ tử vong lên tới 24% cùng với những di chứng não nặng nề. Giảm lưu lượng tưới máu mạc treo ruột là một trong những yếu tố sinh bệnh học chính gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh non tháng.
Ở trẻ sơ sinh non tháng còn ống động mạch có tốc độ tưới máu tâm thu, cuối tâm trương của động mạch thân tạng giảm rõ rệt so với nhóm không có ống động mạch. Tốc độ tưới máu tâm trương và chỉ số sức cản mạch của động mạch mạc treo tràng trên cải thiện rõ rệt khi ống động mạch đóng. Còn ống động mạch làm tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh non tháng.
- Suy tim
Nếu không được điều trị, bệnh còn ống động mạch lớn có thể gây quá tải thể tích tim đáng kể, dẫn đến suy tim. Điều này thường xảy ra nhất ở trẻ nhỏ và bệnh nhân lớn tuổi, những người có chức năng tâm nhĩ trái và tâm thất đã bị suy giảm.
Trẻ sơ sinh bị suy tim sẽ có biểu hiện không phát triển, bú kém và suy hô hấp.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Đây là một biến chứng hiếm gặp của bệnh còn ống động mạch. Các ước tính về mức độ nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở bệnh nhân còn ống động mạch khác nhau. Hầu hết bệnh nhân còn ống động mạch đơn thuần không cần điều trị bằng kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
- Tăng áp động mạch phổi
Còn ống động mạch lớn đơn thuần, cũng như bất kỳ bệnh tim có shunt từ trái sang phải lớn khác là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch máu phổi không hồi phục. Ở những bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi sẽ không có tiếng thổi liên tục và nghe tim thai cho thấy một âm thanh tống máu phổi, một tiếng tim thứ hai lớn.
- Tăng áp động mạch phổi cố định (tức là hội chứng Eisenmenger) có thể dẫn đến co giật, tím tái.
- Tuổi thai:Tỷ lệ trẻ còn ống động mạch cũng cao hơn ở trẻ sinh non và cân nặng sau sinh thấp. Ở trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới 1500 g, tỷ lệ còn ống động mạch là khoảng 30 phần trăm
- Sinh thiếu tháng là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh còn ống động mạch.
Sinh thiếu tháng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh còn ống động mạch
- Giới tính:Còn ống động mạch chiếm ưu thế là nữ, với tỷ lệ nữ trên nam là 2: 1 trong hầu hết các trường hợp trẻ đủ tháng.
- Yếu tố vùng:Tỷ lệ mắc còn ống động mạch cũng cao hơn ở trẻ sinh ra ở độ cao so mực nước biển.
- Bệnh lý:Trẻ bị rubella bẩm sinh có tỷ lệ mắc còn ống động mạch cao hơn
- Tim bẩm sinh khác:Ống động mạch có thể xuất hiện cùng với các tổn thương tim bẩm sinh khác, đặc biệt là những tổn thương liên quan đến giảm oxy máu.
- Yếu tố di truyền góp phần vào một số trường hợp trẻ còn ống động mạch.
Còn ống động mạch có thể xảy ra trong một số hội chứng di truyền, bao gồm: Hội chứng CHARGE, hội chứng Cri-du-chat, hội chứng DiGeorge, hội chứng Down, hội chứng Holt-Oram, hội chứng Marfan, hội chứng Noonan...
Bệnh còn ống động mạch không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu.
Để hạn chế mắc bệnh còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh, cha mẹ trẻ cần được thăm khám tiền hôn nhân, phát hiện một số đột biến nhiễm sắc thể như trên.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện thăm khám thường xuyên là cách để phòng ngừa bệnh
Bà mẹ cần chuẩn bị sức khỏe tốt, tiêm phòng đầy đủ trước trong mang thai và sau sinh, cũng như khám và sàng lọc bất thường bẩm sinh thai nhi trong quá trình mang thai, ngay sau sinh.
Các biện pháp giảm thiểu sinh non và thiếu oxy sau sinh cũng góp phần hạn chế còn ống động mạch
Khi trẻ được chẩn đoán còn ống động mạch sau sinh cần theo dõi sát và xử trí theo hướng dẫn của bác sĩ tránh biến chứng sau này.
Chẩn đoán còn ống động mạch thường dựa trên những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng và xác định bằng siêu âm tim.
Siêu âm tim giúp xác định kích thước ống động mạch và shunt qua ống động mạch:
Xác định đường kính, chiều dài, hình thái ống động mạch trên 2D, và siêu âm Doppler mầu. Dùng mặt cắt cao cạnh ức trái hay trên hõm ức, đường kính ống nên đo tại nơi ống động mạch nhỏ nhất trên 2D và trên siêu âm mầu. Đường kính ống động mạch tỉ lệ thuận với mức độ nặng của shunt.
Độ lớn của shunt qua ống động mạch: phụ thuộc vào đường kính ống động mạch
+ Nếu ống động mạch nhỏ: vận tốc máu qua ống động mạch phụ thuộc vào sự khác biệt về áp lực của hệ thống phổi và chủ. Vận tốc máu qua ống động mạch thường lớn.
+ Nếu ống động mạch lớn: áp lực phổi chủ cân bằng, lúc này chênh áp qua ống động mạch phụ thuộc vào sức cản của tuần hoàn phổi và sức cản tuần hoàn hệ thống.
Hướng shunt qua ống động mạch được xác định trên Doppler xung, Doppler liên tục, Doppler màu.
Áp lực tâm thu động mạch phổi:Xác định qua phổ hở ba lá hoặc chênh áp qua ống động mạch.
X quang tim phổi tùy thuốc vào ống động mạch lớn hay nhỏ, đã có suy tim và tăng áp động mạch phổi hay chưa mà có thể thấy được một số dấu hiệu gợi ý khác nhau
+ Ống động mạch nhỏ và chưa có tăng áp động mạch phổi, Xquang tim phổi bình thường.
+ Tăng gánh thất trái: Tim to vừa phải với giãn cung dưới trái, chỉ số tim ngực >55%.
+ Khi có tăng áp động mạch phổi: cung động mạch phổi phồng, các nhánh động mạch phổi hai bên rốn phổi giãn, tăng hình ảnh tưới máu phổi.
- Điện tâm đồ: Điện tâm đồ có thể thấy sóng P rộng ở DII (nhĩ trái giãn), ngoài ra có thể có sóng T đảo ngược, ST dẹt hoặc chênh xuống gợi ý tình trạng thiếu máu cơ tim thất trái, hay tình trạng tăng gánh tâm trương. (S-T chênh lên với tăng gánh tâm trương và thiếu máu của cơ tim thất trái). Tuy nhiên Shipton và cộng sự thấy rằng 78% trẻ còn ống động mạch với shunt lớn nhưng điện tâm đồ không có biểu hiện rõ rệt.
- Thông tim, chụp mạch: Không có chỉ định thông tim trong chẩn đoán bệnh còn còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng. Chỉ định thông tim khi nghi ngờ có tổn thương phối hợp tại tim, bệnh mạch máu phổi.
- Ức chế Cyclooxygenase
Prostaglandin E2 là một thuốc giãn mạch thúc đẩy mở ống. Trong những năm 1970, hai nghiên cứu đã chứng minh đóng ống động mạch bằng thuốc trong vòng 24h với indomethacin, một chất ức chế cyclooxygenase (COX) là enzyme quan trọng trong tổng hợp Prostaglandin E2. Hiện nay, 2 loại thuốc ức chế COX được sử dụng để đóng Prostaglandin E2 là indomethacin và ibuprofen.
Indomethacin
Indomethacin thường được tiêm tĩnh mạch với liều thay đổi từ 0,1 – 0,2 mg/kg/ một liều duy nhất hoặc cách nhau 12 giờ và tối đa 3 liều.
Một số khác khuyến cáo dùng liều dựa theo tuổi như sau:
+ Trẻ trước 48h tuổi: 0,1 mg/kg/liều
+ Trẻ > 48h tuổi nhưng < 7 ngày tuổi: 0,2 mg/kg/liều
+ Trẻ > 1 tuần tuổi: 0,25 mg/kg/liều
Ibuprofen: Liều của ibuprofen đóng ống động mạch (được khuyến cáo) là một liều đầu tiên 10 mg/kg sau đó thêm 2 liều 5mg/kg cách 24h.
Paracetamol
Chưa có khuyến cáo rõ rang về việc dung paracetamol nên cần thận trọng khi ứng dụng lâm sàng.
- Theo dõi đóng ống động mạch tự nhiên.
Ống động mạch có tỷ lệ tự đóng ống cao, hơn nữa tác dụng không mong muốn và bằng chứng về kết quả điều trị trong việc giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh của cả 2 phương pháp đóng ống bằng thuốc và can thiệp phẫu thuật chưa rõ ràng.
- Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật thắt ống: Phẫu thuật thắt ống có thể được thực hiện nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng sau 1 hoặc 2 liệu trình ức chế COX hoặc nếu có chống chỉ định với ức chế COX.
Đóng bằng chứng về kết quả điều trị trong việc giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh bằng phẫu thuật nội soi: Đóng ống động mạch bằng nội soi, nếu có thể, thường giảm thấp chấn thương hơn phẫu thuật thông thường. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện ở một số cơ sở nhi khoa lớn với đầy đủ trang thiết bị.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!