Bác sĩ:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chuyên khoa:Sản khoa
Năm kinh nghiệm:10 năm
Hiện nay, tỷ lệ chửa ngoài tử cung đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt có liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục, những người phụ nữ có tiền sử nạo phá thai, viêm nhiễm tiểu khung,… Chửa ngoài tử cung là 1 bệnh lý sản phụ khoa cấp tính, đặc biệt khi vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của chị em phụ nữ. Vậy chửa ngoài tử cung là gì, cũng các chuyên gia sản phụ khoa tìm hiểu về bệnh lý này.
Hình ảnh chửa ngoài tử cung
Chửa ngoài tử cung là gì?
Chửa ngoài tử cung là trưởng hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài tử cung. Thông thường trứng được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, rồi di chuyển về buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển hoặc di chuyển về hướng tử cung rồi dừng lại giữa đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ ngoài tử cung, sẽ gây ra chửa ngoài tử cung.
Để biết được thai đã vào tử cung hay chưa, chị em phụ nữ sau khi biết mình mang thai thông qua biện pháp test que thông thường thì cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra xem thai nằm trong hay ngoài tử cung giúp mẹ an tâm hơn trong hành trình làm mẹ của mình.
Cũng chính bởi vậy, việc cần biết được các vị trí khi mang thai ngoài tử cung sau khi thăm khám là điều đặc biệt cần thiết đối với mẹ bầu.
Các vị trí chửa ngoài tử cung
Theo các chuyên gia y tế, chửa ngoài tử cung có thể xảy ra ở vòi trứng (chiếm tỷ lệ 95 - 98%), buồng trứng (chiếm tỷ lệ 0.7 - 1%), ống cổ tử cung (chiếm tỷ lệ 0.5 - 1%), hy hữu có trường hợp chửa trong ổ bụng.
Nếu chửa ở vòi trứng, trứng có thể làm tổ ở 4 vị trí khác nhau: chửa ở loa vòi, chửa ở đoạn bóng, chửa ở đoạn eo, chửa ở đoạn kẽ,... Dù là ở vị trí nào thì mang thai ngoài tử cung đều là bệnh lý sản phụ khoa cấp tính cần được chẩn đoán và xử trí sớm để tránh đe dọa đên tính mạng và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Thông thường, nguyên nhân gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung là do các biến dạng ở vòi trứng, cụ thể:
Theo đó, có thể thấy được có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, để hạn chế gặp phải trường hợp mang thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ cần quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, đặc biệt phòng tránh trường hợp nạo hút thai hay do viêm nhiễm vùng chậu gây nên,... Cùng với đó, việc tìm hiểu các trường hợp dễ có những yếu tố nguy cơ gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung có lẽ là điều chị em phụ nữ đang băn khoăn, thắc mắc.
Chửa ngoài tử cung chưa vỡ
Chậm kinh có thể là triệu chứng đầu tiên của mang thai ngoài tử cung, đôi khi chỉ chậm kinh vài ngày hoặc có rối loạn kinh nguyệt. Đôi khi, có một số chị em đến viện trong tình trạng cơ thể bị choáng nặng do hiện tượng chửa ngoài tử cung vỡ mà không có dấu hiệu chậm kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
Ra huyết hay còn gọi là chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến nhất, thường sau chậm kinh vài ngày nhưng đã thấy ra huyết. Ra huyết số lượng ít, màu nâu đen, màu socola, có khi lẫn màng, khối lượng và màu sắc bất thường không giống như hành kinh thông thường.
Một trong số những triệu chứng thường gặp nhất khi mang thai ngoài tử cung đó chính là hiện tượng đau bụng. Đặc điểm nổi bật của đau bụng khi mang thai ngoài tử cung là đau bụng hạ vị, đau âm ỉ, có khi đau thành cơn, mỗi cơn đau lại ra kèm một ít huyết (máu).
Không phải trường hợp chửa ngoài tử cung nào cũng điển hình đầy đủ triệu chứng như trình bày ở trên. Do vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để khám.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi mang thai ngoài tử cung
Chửa ngoài tử cung vỡ
Một số chị em đến viện muộn trong tình trạng chửa ngoài tử cung đã vỡ. Đây là tai biến của chửa ngoài tử cung, nó diễn ra đột ngột và rầm rộ.
Mang thai ngoài tử cung đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện tại. Đồng thời, hiện tượng này khi đã là phụ nữ, ai cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, cũng giống như một số bệnh lý thông thường khác, có người sẽ có nguy cơ mắc ít, hoặc mắc nhiều hơn, chính bởi thế một số đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn cả.
Cho dù bạn nằm trong nhóm đối tượng nào trên đây thì khả năng mang thai ngoài tử cung là rất cao. Do đó, khi thấy cơ thể báo “tín hiệu” mang bầu, bạn cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra xem bạn đang mai thai ngoài tử cung hay bên trong tử cung.
Các xét nghiệm, phương pháp thăm dò chửa ngoài tử cung.
Hiện nay với nền y tế ngày càng hiện đại giúp bác sỹ có thể sớm phát hiện chửa ngoài tử cung như:
Siêu âm đầu dò âm đạo chẩn đoán chửa ngoài tử cung
Tùy theo toàn trạng bệnh nhân, tính chất khối chửa ngoài mà bác sỹ chuyên khoa sẽ lựa chọn hướng xử trí
Theo dõi chửa ngoài tử cung thoái triển
Đối với những khối chửa ngoài tử cung có nồng độ βhCG ≤ 1000 mUI/mL sẽ không vỡ tự nhiên mà thường thoái triển tự nhiên, vì vậy bác sỹ có thể khuyến cáo theo dõi mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên phương pháp này chỉ ap dụng cho các trường hợp sau đây:
Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung bằng Methotrexat (MTX) khi bệnh nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Điều trị ngoại khoa:
Được chỉ định trong các trường hợp :
Bao gồm : Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở
Chửa ngoài tử cung là một bệnh lý sản phụ khoa cấp tính. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất kỳ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, có thể khiến người bệnh bị ngất xỉu hoặc tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện hoặc nếu sống được thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chức năng sinh sản sau này. Vì vậy phụ nữ khi có bất kì dấu hiệu mang thai nào cần được đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn, phát hiện sớm các trường hợp bất thường của thai kì để có biện pháp xử trí nhanh chóng, kịp thời.
Với những chia sẻ của bài viết, bạn đọc đã có thể trang bị cho mình một số kiến thức về chửa ngoài tử cung.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!