Bác sĩ:ThS. BSNT Trịnh Thị Nga
Chuyên khoa:Cơ xương khớp
Năm kinh nghiệm:04 năm
Năm 1753, Carlo Curzio lần đầu tiên mô tả một trường hợp xơ cứng bì, khi đó được cho là phù nề.Thuật ngữ "Xơ cứng bì" lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1836 để mô tả những thay đổi về da ở người lớn bởi Fantonetti, một bác sĩ người Milan. Từ thời điểm đó ngày càng có nhiều nghiên cứu về bệnh lý này.
Xơ cứng bì có 2 nhóm chính là xơ cứng bì khu trú và xơ cứng bì hệ thống.
Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn có tính chất hệ thống với đặc trưng và viêm và xơ hóa gây ra tổn thương nghiêm trọng ở da, gân, khớp, đường tiêu hóa, phổi, tim mạch, thận,… có thể dẫn đến suy đa cơ quan. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ (tỷ lệ nữ: nam là 4: 1-10: 1, tùy thuộc vào độ tuổi và dân tộc).
Xơ cứng bì được chia thành 2 nhóm chính. Xơ cứng bì khu trú và xơ cứng bì hệ thống (xơ cứng bì toàn thân). Tổn thương chủ yếu của xơ cứng bì khu trú là xơ hóa da mà không có hiện tượng Raynaud cũng như không tổn thương các cơ quan khác. 50% xơ cứng bì khu trú có mặt kháng thể kháng nhân, tuy nhiên các kháng thể đặc hiệu như Anti-centromere, anti-scl70, anti-RNA polymerase III lại âm tính. Xơ cứng bì khu trú tiên lượng tốt, không tăng tỷ lệ tử vong ở người mắc. Xơ cứng bì hệ thống có liên quan đến các cơ quan nội tạng và làm tăng tỷ lệ tử vong.
Xơ cứng bì hệ thống được chia thành hai nhóm: xơ cứng bì toàn thân hạn chế và xơ cứng bì toàn thân lan tỏa. Xơ cứng bì toàn thân hạn chế là những trường hợp xơ hóa da ở mặt và đầu xa các chi (từ khớp gối- khuỷu trở ra), còn xơ cứng bì lan tỏa để chỉ các trường hợp xơ hóa da thân mình đầu gần các chi. Người bệnh xơ cứng bì toàn thân hạn chế thường bắt đầu với hiện tượng Raynaud, tổn thương da xuất hiện sau hiện tượng Raynaud một thời gian dài, thường liên quan đến thực quản và phổi. Các cơ quan tổn thương tương đối muộn trong xơ cứng bì toàn thân hạn chế nên thể này tiên lượng tốt hơn, tỷ lệ sống thêm 10 năm >90%. Trong khi đó, người bệnh xơ cứng bì toàn thân lan tỏa có tiên lượng xấu hơn vì tiến triển nhanh tổn thương da cũng như các cơ quan (tim mạch, phổi, thận, đường tiêu hóa, hệ thần kinh…). Tỷ lệ sống thêm 10 năm ở bệnh nhân nhóm này dao động 65-82%, đó là kết quả của một loạt biến chứng toàn thân. Các tổn thương gây đe dọa tính mạng trong xơ cứng bì là tim, phổi, thận. 5% người bệnh xơ cứng bì không có xơ hóa da nhưng có đầy đủ các triệu chứng khác (tự kháng thể dương tính, hiện tượng Raynaud, tổn thương phổi….)
Tuy đã được mô tả từ lâu song căn nguyên chính xác của xơ cứng bì vẫn chưa được hiểu hoàn toàn. Người ta cho rằng có 3 yếu tố chính đóng góp vào nguyên nhân của xơ cứng bì là: Yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch.
Có 3 yếu tố chính đóng góp vào nguyên nhân của xơ cứng bì là: Yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch.
Yếu tố di truyền
Xơ cứng bì có tính chất gia đình. Các nghiên cứu về mối liên hệ trên toàn bộ gen người đã xác nhận mối liên quan của gen liên quan yếu tố hòa hợp mô chủ yếu (MHC) với xơ cứng bì, tương tự như các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp. Các gen này quy định kháng nguyên bạch cầu người (HLA), bao gồm: HLA DRB1- 1104, DQA1-0501 và DQB1-0301. Một số gen không phải HLA đã được nghiên cứu như PTPN22, NLRP1, STAT4 và IRF5 cũng có liên quan đến căn nguyên của xơ cứng bì.
Yếu tố môi trường
Một số yếu tố môi trường có vai trò kích hoạt một loạt phản ứng miễn dịch trong xơ cứng bì. Các tác nhân môi trường đã được biết đến bao gồm
Các yếu tố di truyền và môi trường để khởi phát xơ cứng bì cần qua một loạt các phản ứng sinh hóa. Cơ chế chính gây tổn thương trong xơ cứng bì là: tổn thương mạch máu, hiện tượng tự miễn dịch, xơ hóa mô.
Ban đầu các yếu tố kích hoạt (virus, hóa chất, tự kháng thể, enzyme tiêu protein, cytokine viêm…) gây hoạt hóa tế bào nội mô dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu. Hiện tượng này gây co mạch, kết dính bạch cầu, tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, tế bào nội mô chuyển hóa thành tế bào trung mô mạch máu; làm giảm khả năng đáp ứng với các chất giãn mạch như NO, prostacyclins. Tiểu cầu được kích hoạt giải phóng thromboxane A2 và TGF-β, kích hoạt thrombin gây rối loạn động máu, tạo huyết khôi, co mạch máu. Do đó, gây ra tình trạng thiếu oxy ở các mô cũng như các stress oxy hóa.
Rối loạn điều hòa miễn dịch và viêm của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì, với sự tham gia của cả hệ thống miễn dịch tế bào và dịch thể. Các tế bào lympho T (đặc biệt là Th1 và Th2), lympho B sau khi được hoạt hóa bởi các đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, … sẽ tiết các cytokine tiền xơ và tiền viêm. Kết quả cuối cùng của tổn thương mạch máu và viêm do tự miễn dịch dẫn đến xơ hóa mô. Sự xơ hóa mô diễn ra do kích hoạt và biệt hóa tế bào trung mô, tích tụ chất nền ngoài tế bào không thể đảo ngược, kích hoạt nguyên bào sợi không kiểm soát, ngăn ngừa chuyển đổi biểu mô- trung mô bệnh lý.
Triệu chứng lâm sàng
a. Da, móng
Tổn thương tại da là biểu hiện lâm sàng đặc trưng nhất của xơ cứng bì.
Ban đầu, bàn tay sưng nề nhưng không rỗ. Trong giai đoạn này người bệnh hay có triệu chứng ngứa, đau rát,ban đỏ hoặc những mảng trắng- muối tiêu hay bị chẩn đoán nhầm với lang ben. Tình trạng phù nề có thể chèn ép dây thần kinh giữa gây hội chứng ống cổ tay. Da khô, dày lên và bắt đầu xơ hóa nhưng không thấy rõ trên lâm sàng. Khi xơ hóa tiến triển một thời gian người bệnh bắt đầu nhận biết rõ tình trạng dày da, cứng, mất khả năng đàn hồi gây hạn chế vận động, loạn dưỡng mỡ. Da xơ hóa có thể bắt đầu ở vùng mặt, bàn ngón tay (xơ cứng bì toàn thân hạn chế) hay ở thân mình (xơ cứng bì toàn thân lan tỏa). Trên khuôn mặt người bệnh mất các nếp nhăn, biểu cảm kém do xơ cứng da (giống mặt nạ), khẩu hình miệng nhỏ (miệng cá).
Tổn thương tại da là biểu hiện lâm sàng đặc trưng nhất của xơ cứng bì.
Trong giai đoạn xơ hóa kéo dài thứ hai này, quá trình xơ hóa và dày da bắt đầu từ xa đến các khớp xương cánh tay (sclerodactyly) và tiến triển gần. Da dày như da và xơ hóa các cấu trúc dưới da sâu hơn dẫn đến co cứng vĩnh viễn và giảm khả năng vận động của các khớp ngoại vi. Mất thêm da phần phụ và mô mỡ dưới da (loạn dưỡng mỡ). Sự liên quan đến khuôn mặt gây ra khẩu hình miệng nhỏ (tướng miệng cá hoặc mặt nạ). Các vết loét trên da có thể phát triển tại các vị trí chấn thương như bề mặt mở rộng của khớp xương, giữa các não hoặc khớp khuỷu tay. Có thể nhìn thấy vẻ ngoài giống như muối và hạt tiêu do các vùng da bị giảm sắc tố giữa các vùng da có sắc tố bình thường. Sau giai đoạn này vài năm, một số bệnh nhân có biểu hiện mềm da trở lại mặc dù mô dưới da vẫn còn các sợ xơ hóa.
Calci hóa dưới da. Do lắng động calci hydroxyapaatide da vùng khuỷu, bànngón tay. Tình trạng calci hóa có thể dẫn đến nhiễm trùng và loét.
Móng giảm kích thước, cong lại và đôi khi biến mất.
Giãn mao mạch dưới da thường gặp ở bàn tay, mặt, đôi khi ở thân mình. Dấu hiệu này thường đi kèm tăng áp lực động mạch phổi.
b. Mạch máu
Hội chứng Raynaud. Hiện tượng Raynaud là thứ phát do co thắt tiểu động mạch sau khi tiếp xúc lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ. Đây là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh xơ cứng bì toàn thân lan tỏa (95%). Triệu chứng Raynaud điển hình bao gồm ba giai đoạn: da xanh sau đó trắng nhợt, tím tái dị cảm và giai đoạn ban đỏ muộn, đau đớn. Những triệu chứng này sẽ cải thiện khi được sưởi ấm. Tình trạng co mạch gây rối loạn dinh dưỡn, loét thậm chí hoại tử đầu chi phải cắt cụt. Soi mao mạch giường móng có thể phát hiện sớm các tổn thương mạch máu như: mạch máu lộn xộn mất cấu trúc, mao mạch khổng lồ, xuất huyết.
Người bệnh xơ cứng bì không chi có tổn thương mạch máu ngoại vi mà còn tổn thương các mạch máu tạng gây suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, suy thận…
c. Cơ xương khớp
Các triệu chứng về cơ xương khớp gặp ở hầu hết bệnh nhân bị xơ cứng bì.
Đau khớp, viêm bao hoạt dịch khớp thường gặp ở các khớp nhỏ. Các khớp giảm vận động do đau và xơ cứng da. Tuy nhiên, ít khi có biểu hiện bào mòn trên Xquang. Ở giai đoạn muộn có thể thấy tiêu xương đốt ngón xa. 5% người bệnh xơ cứng bì mắc viêm khớp dạng thấp phối hợp.
Viêm gân cũng thường gặp do tình trạng phù nề, xơ hóa.
Yếu cơ gặp ở 10% bệnh nhân xơ cứng bì. Yếu cơ có thể tiến triển nhanh trong trường hợp có viêm cơ kèm theo. Bệnh cạnh đó, người bệnh xơ cứng bì do giảm vận động và dinh dưỡng kém dẫn đến giảm khối cơ.
d. Tổn thương tạng
- Tổn thương phổi bao gồm bệnh phổi kẽ (ILD) và tăng áp động mạch phổi (PAH). Hai biến chứng này là nguyên nhân tử vong hàng đầu của người bệnh xơ cứng bì.
- Bệnh phổi kẽ: 90% bệnh nhân cơ cứng bì có tổn thương phổi kẽ trên phìm chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao. Nguồi bệnh có thể thấy khó thở khi gắng sức, ho khan. Nghe phổi có rale nổ. Đo chức năng hô hấp có tình trạng rối loạn thông khí hạn chế. Tiến triển bệnh phổi kẽ chậm song có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp nghiêm trọng ở giai đoạn cuối.
- Tăng áp lực động mạch phổi gặp ở 13% bệnh nhân bị xơ cứng bì toàn thân. Bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi có thể không có triệu chứng trong một thời gian dài, đặc biệt nếu họ không hoạt động thể chất ở mức độ cao. Trường hợp nặng người bệnh có biểu hiện ngất, ho ra máu và khó thở (hội chứng Ortner). Khám có thể thấy tiếng thổi tâm thu của hở van ba lá hoặc thổi tâm trương của của hở van động mạch phổi, tiếng T2 mạnh.
- Người bệnh xơ cứng bì có thể tổn thương bất cứ vị trí nào của đường tiêu hóa. 75-90% người bệnh có trào ngược dạ dày thực quản. Giảm khả năng co thắt thực quản- dạ dày, ruột non gây tình trạng khó nuốt, chậm tiêu, giảm khả năng hấp thụ tại ruột non, tắc ruột. Tổn thương tại hậu môn trực tràng gây tình trạng đại tiện không tự chủ, sa trực tràng.
- Tổn thương tim mạch tương đối phổ biến ở người bệnh xơ cứng bì. 15% bệnh nhân có triệu chứng và sau đó có tiên lượng xấu (tỷ lệ tử vong ước tính trong 2 năm: 60%). Các tổn thương tim bao gồm: bệnh cơ tim, khiếm khuyết hệ thống dẫn truyền, rối loạn nhịp tim hoặc viêm màng ngoài tim. Thông thường, hệ thống mạch vành không bị ảnh hưởng ở người bệnh xơ cứng bì.
- Tổn thương thận gặp ở 10% người bệnh xơ cứng bì, thường gặp ở bệnh nhân xơ cứng bì toàn thân lan tỏa và có kháng thể anti-RNA polymerase III. Trước khi có thuốc ức chế men chuyển, tổn thương thận là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất của bệnh nhân xơ cứng bì. Tổn thương nghiêm trọng nhất tại thận là tăng huyết áp ác tính, suy thận cấp. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy protein và hồng cầu niệu nhẹ.
- Tổn thương khác:
Triệu chứng cận lâm sàng
a. Xét nghiệm
- Xét nghiệm tự kháng thể:
- Xét nghiệm khác:
Giảm hồng cầu, tăng ure/creatinine, tăng CK. Protein, hồng cầu trong nước tiểu.
b. Thăm dò chức năng
c. Chẩn đoán hình ảnh
Hiện chưa có phương pháp dự phòng bệnh. Người bệnh khi có biểu hiện dày da bất thường cần đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng bệnh.
Hiện tại chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh xơ cứng bì.
Tiên lượng
- Tuổi thọ ở bệnh nhân xơ cứng phụ thuộc vào mức độ và mức độ tổn thương của các cơ quan nội tạng. Người mắc xơ cứng bì có tỷ lệ tử vong cao gấp 3,5 lần so với các người khỏe mạnh cùng độ tuổi. Tỷ lệ sống sót chung của bệnh nhân xơ cứng bì nằm trong khoảng 75 đến 80% sau 5 năm, 55% sau 10 năm, 35 đến 40% sau 15 năm và 25 đến 30% sau 20 năm. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn là tuổi cao khi được chẩn đoán, bệnh nhân nam, tổn thương lan tỏa trên da và tổn thương nội tạng (phổi, tim, thận). Tổn thương phổi là yếu tố tiên lượng chính: thời gian sống sót sau 5 năm lớn hơn 90% nếu không có bệnh phổi kẽ và khoảng 70% nếu có bệnh phổi kẽ. Các tự kháng thể cũng có giá trị tiên lượng: tỷ lệ sống sót sau 10 năm là 93% khi có kháng thể kháng tâm động, 66% ở bệnh nhân có kháng thể kháng Scl70 và chỉ 30% ở bệnh nhân có kháng thể kháng RNA-polymerase III. Việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) đã làm thay đổi tiên lượng của tổn thương thận ở bệnh nhân xơ cứng bì nhưng đây vẫn là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong.
- Trong bệnh xơ cứng bì khu trú, tình trạng dày cứng da thường chấm dứt sau hai năm kể từ khi bệnh khởi phát và các tổn thương không lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
Chẩn đoán xơ cứng bì trên lâm sàng dựa vào tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ năm 1980.
Có tổn thương dày và xơ hóa da vùng gân với khớp bàn ngón tay hoặc 2 trong số các dấu hiệu sau
- Có 3 trong số 5 biểu hiện của hội chứng CREST (calci hóa dưới da, hội chứng Raynaud, rối loạn vận động thực quản, viêm ngón, giãn mạch dưới da)
- Nếu người bệnh có hiện tượng Raynaud rõ, bất thường mao mạch giường móng, kháng thể tự miễn liên quan xơ cứng bì dương tính có thể được chẩn đoán xơ cứng bì giai đoạn sớm hoặc xơ cứng bì thể nhẹ.
Năm 2013, Hội thấp khớp học Hoa Kỳ đưa ra tiêu chuẩn mới cập nhật có độ nhạy cao hơn. Khi người bệnh có từ 9 điểm trở lên được chẩn đoán là xơ cứng bì.
- Dày da hai bên khớp bàn ngón tay: 9 điểm
- Dày da ngón tay (chỉ tính điểm cao hơn)
- Tổn thương đầu ngón tay (chỉ tính điểm cao hơn)
- Bất thường giường mao mạch móng tay: 2 điểm
- Hiện tượng Raynaud: 3 điểm
- Bệnh phổi (điểm tối đa là 2)
- Các kháng thể đặc hiệu với xơ cứng bì dương tính (kháng thể kháng CENP, kháng Scl-70, Anti-RNA polymerase III): 3 điểm
Chẩn đoán phân biệt
Xơ cứng toàn thân là một chẩn đoán lâm sàng, cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý
- Viêm gân sâu tăng bạch cầu ái toan (EF): Viêm gân sâu dẫn đến phù nề lan tỏa cẳng tay và chân, không có hiện tượng Raynaud.
- Phù xơ cứng (scleredema diabeticorum và scleredema of Buschke): Được đặc trưng bởi dày da gặp ở cổ, lưng, vai và thân mình. Không có hiện tượng Raynaud và tổn thương tạng.
- Bệnh xơ hóa thận toàn thể (NSF): Đây là một hiện tượng hiếm gặp ở những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối khi tiếp xúc với chất cản quang gadolinium. Nó được đặc trưng bởi các mảng nốt sần giống như đá cuội ở tứ chi, thân mình, bàn tay và bàn chân với số lượng ít trên khuôn mặt. Không có hiện tượng Raynaud, không tổn thương mao mạch giường móng. Các tự kháng thể âm tính. Sinh thiết da thường cho thấy xơ hóa bì mà không có viêm quanh mạch máu cùng với sự lắng đọng của mucin và tế bào sợi.
- Hội chứng đau cơ tăng bạch cầu ái toan: Là một dạng tăng bạch cầu ái toan liên quan đến sử dụng L-Tryptophan dẫn đến đau cơ nặng, tăng CK, tổn thương nội tạng.
- Hội chứng dầu độc: Hội chứng này cũng từng là một bệnh dịch ở Tây Ban Nha liên quan đến việc uống dầu hạt cải bị pha tạp chất, dẫn đến tổn thương dày da, tăng CK và tổn thương phổi
Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
Hiện tượng Raynaud.
Lựa chọn đầu tay là thuốc chẹn kênh calci không phải DHP. Cân nhắc các thuốc giãn mạch khác nếu không đáp ứng chẹn kênh calci: pentoxifyline, nitroglycerin, ức chế phosphodiesterase (sildenafil), kháng thụ thể nội mạc (bosentan). Người bệnh cần chú ý giữ ấm đầu chi, tránh khói thuốc, tránh sử dụng thuốc chẹn beta. Khi bị loét cần chăm sóc tránh nhiễm khuẩn, cắt cụt chi trong trường hợp hoại tử.
Tổn thương da.
Dưỡng ẩm cho da. Có thể sử dụng một số thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, hydroxychloroquine, mycophenolate mofetil và cyclophosphamide) giúp giảm tổn thương da song hiệu quả chưa thực sự rõ ràng.
Tổn thương cơ xương khớp.
Hầu hết bệnh nhân bị đau khớp nhẹ không cần điều trị hoặc đáp ứng tốt với thuốc kháng viêm không steroid. Những trường hợp nặng cần phối hợp HCQ, methotrexate, kháng TNF-α Vật lý trị liệu và vận động phù hợp rất quan trọng trong việc ngăn ngừa cứng khớp.
Tổn thương phổi.
Bệnh phổi kẽ: Phát hiện và xử trí sớm có thể là chìa khóa và quản lý bệnh phổi kẽ ở người bệnh xơ cứng bì. Các thuốc làm chậm tiến triển phổi kẽ bao gồm: Cyclophosphamide - azathioprine duy trì sau đó, Mycophenolate mofetil, Nintedanib (chất ức chế Tyrosine Kinase), truyền tế bào gốc.
Tăng áp lực động mạch phổi: Thuốc chẹn kênh canxi thường không có hiệu quả. Liệu pháp giãn mạch được khuyến cáo sử dụng bao gồm chất ức chế phosphodiesterase - 5 (tadalafil, sildenafil), chất đối kháng thụ thể endothelin (bosentan, sitaxsentan, ambrisentan, macitentan) và/hoặc chất tương tự prostacyclin (epoprostenol, treprostinil, beraprost), iloprost. Liệu pháp Prostacyclin được coi là hiệu quả nhất, mặc dù tất cả các tác nhân này đều cải thiện huyết động và chất lượng cuộc sống. Có thể phối hợp thuốc khi người bệnh tăng áp lực mạch phổi nặng, không đáp ứng đơn trị liệu.
Tổn thương tim.
Cho đến nay, không có bằng chứng về hiệu quả của bất kỳ thuốc ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp giãn mạch trong bệnh xơ cứng bì liên quan đến tim. Nếu người bệnh có rối loạn nhịp tim cần dùng thuốc chống loạn nhịp hoặc cấy máy tạo nhịp, đốt sóng cao tần nếu có chỉ định.
Tổn thương tiêu hóa.
Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc cải thiện nhu động (metoclopramide).
Tổn thương thận.
Thuốc ức chế men chuyển là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất cho bệnh nhân xơ cứng bì có tổn thương thận.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!