Bác sĩ:BSCKII. Nguyễn Đình Tuấn
Chuyên khoa:Thần kinh
Năm kinh nghiệm:10 năm
Bệnh parkinson
Mặc dù bệnh được mô tả năm 1817 nhưng đến nay nguyên nhân của bệnh Parkinson chưa được biết rõ, nó được cho là liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường.
Vai trò yếu tố môi trường trong bệnh Parkinson
Các tác nhân nhiễm khuẩn: Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác nhân nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus có thể gây bệnh Parkinson.
Vai trò của chấn thương:chưa có cơ sở rõ ràng để nói rằng chấn thương sọ não có thể gây ra bệnh parkinson. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy tiền sử chấn thương sọ não làm tăng nguy cơ mắc bệnh parkinson hơn nhóm khác.
Các tác nhân nhiễm độc:Người ta nói đến vai trò của 1-methyl-4 phenyl-1,2,3,6-tetrahydropyridine (MTTP: thành phần hóa chất trong thuốc diệt cỏ dại) trong bệnh Parkinson, quá trình tiếp xúc với MPTP cần phải có thời gian mới xuất hiện triệu chứng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh parkinson tăng cao ở các trung tâm công nghiệp lớn (sử dụng nhiều hóa chất) và các vùng nông thôn có sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt côn trùng có hóa chất MPTP hoặc hóa chất có cấu trúc giống MPTP.
Nguyên nhân gây ra bệnh parkingson đến từ nhiều phía
Yếu tố di truyền:
Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh parkinson. Tác giả Burn (năm 1992) đã thấy số cặp sinh đôi cùng trứng (giống nhau 100% về yếu tố di truyền) cùng mắc bệnh Parkinson chiếm đến 45% trong khi các cặp sinh đôi khác trứng (giống nhu 50 % về các yếu tố di truyền) chỉ chiếm 29%. Năm 1997, Leroy đã phân lập được một gen nằm trên nhiễm sắc thể số bốn, người mang gen nà biểu hiện lâm sàng giống bệnh Parkinson . Có một số nghiên cứu tìm thấy đột biến gen Parkins ở nhiễm sắc thể số 6 và biểu hiện lâm sàng giống bệnh Parkinson. Do vậy yếu tố di truyền có thể tham gia cơ chế bệnh sinh parkinson .
Cho đến nay, mối quan tâm nhiều nhất tập trung vào các đột biến trong các gen SNCA, LRRK2, PRKN, PINK1 và GBA trong bệnh parkinson. Các đặc điểm chung của tất cả các đột biến là tuổi khởi phát bệnh sớm hơn, các dấu hiệu vận động tiến triển nhanh hơn và sự suy giảm nhận thức tiến triển nhanh hơn.
Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của pa đến nay còn tiếp tục được nhiên cứu, nhưng gần đây nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiện tượng chết các neuron thuộc hệ tiết dopamine có vai trò quan trọng trong cơ chế gây ra bệnh Parkinson. Trong bênh parkinson sự giảm số lượng tế bào sắc tố ở phần đặc của liềm đen dẫn đến giảm sản xuất dopamine
Dopamine có chức năng vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể. Ở bệnh Parkinson, do lượng dopamine giảm gây mất cân bằng sự hưng phấn và ức chế trong hệ thống nhân xám, làm giảm hoạt hoá vỏ não, gây rối loạn vận động
Điều hòa hoạt động bình thường của hệ thống nhân xám cần đến cả Dopamin và Acetylcholine (Dopamine ức chế hoạt tính còn acetylcholin thì kích thích hoạt tính của nhân xám, vai trò của hai chất này trong hoạt động nhân xám bình thường là cân bằng nhau). Do vậy, sự giảm nồng độ dopamine trong não trong khi nồng độ Acetylcholine (ACh) trong não bình thường, mặt khác acetylcholin là một chất dẫn truyền kiểu kích thích sẽ gây nên các triệu chứng căng cứng trong bệnh Parkinson.
Ngoài dopamine, trong bệnh Parkinson còn có thể thấy rối loạn của nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác: serotonin, cholecystokinin, chất P, enkephalin,…
Giai đoạn đầu các triệu chứng thường kín đáo, tiến triển nặng dần theo thời gian. Có thể hồi cứu thấy bệnh nhân có triệu chứng cứng vùng lưng, cổ, vai, háng không rõ ràng và không được giải thích đầy đủ bằng bệnh lý khớp khác trước đó nhiều năm khi được chẩn đoán parkinson.
Triệu chứng vận động
Run khi nghỉ:xuất hiện sớm, giai đoạn đầu khu trú 1 bên cơ thể, thường quan sát rõ ngọn chi, và thường ở tay. Sau đó run tiến triển theo thời gian lan dần sang cách chi, khác của cơ thể, ở môi thường gặp là môi dưới, đôi khi run ở đầu. Run ở tay có đặc điểm:
Giảm động:triệu chứng cơ bản và xuất hiên sớm ở bệnh nhân parkinson
Tăng trương lực cơ:Triệu chứng hằng định nhất
Co cứng cơ kiểu ngoại tháp: trong suốt quá trình thầy thuốc căng cơ thụ động hoặc vận động 1 khớp thì thầy thuốc luôn cảm nhận thấy có một lực đề kháng tương đương. Khi đề tay bệnh nhân ở một tư thế mới , người bệnh có xu hướn giữ nguyên và tay kém đung đưa.
Tư thế không vững
Rối loạn tư thế
- Tư thế đứng
- Khi đi:
Triệu chứng tâm thần:
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng khác
Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian, mặc dù tốc độ tiến triển nặng dần khác nhau giữa các cá thể, chưa có thuốc điều trị căn nguyên mà chủ yếu điều trị triệu chứng. Thời gian sống trung bình là 14-18 năm. Ngoài các tác dụng phụ của các thuốc có thể gặp phải trong quá trình điều trị tai biến, biến chứng thương găp sau:
Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian
Người chăm sóc bệnh nhân là hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như kéo dài thời gian sống bệnh nhân.
Người chăm sóc đóng vai trò then chốt trong giai đoạn nặng của bệnh, lúc này mọi sinh hoạt bệnh nhân đề phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Do vậy cũng cần chú ý đến chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng này.
Các triệu chứng rối loạn nhận thức và hành vi của bệnh nhân parkinson là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ức chế và trầm cảm ở người chăm sóc.
Chuyên khoa Thần kinh tại MEDLATEC
Bệnh nhân có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào thường gặp nói trên cần khám và tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh . Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ( với GS, BS chuyên khoa sâu) cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ.
Đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC
Xét nghiệm máu, dịch não tuỷ: kết quả các chỉ số thường nằm trong giới hạn bình thường
Xét nghiệm máu, dịch não tuỷ
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Trắc nghiệm thần kinh: Thường được sử dụng đánh giá rối loạn hành vi, rối loạn chức năng nhận thức của bệnh nhân.
* TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán bệnh Parkinson cho đến nay vẫn chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng. Chưa có xét nghiệm nào là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán bệnh Parkinson. Do vậy chẩn đoán bênh parkinson gồm:
* CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Bệnh parkinson cần được phân biệt với một số bệnh thường gặp
Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hay điệu trị kéo dài thời gian sống của bệnh mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng nhằm cải thiện triệu chứng bệnh nhân đang có, phòng ngừa biến chứng của bệnh, việc giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiểu rõ về bênh parkinson là vô cùng quan trọng, do vậy trước khi điều trị cần cân nhắc
Cần phải tiến hành điều trị bệnh sớm
Các phương pháp điều trị hiện nay là
1. Cân bằng sự thiếu hụt Dopamin: Phải cá thể hóa từng bệnh nhân parkinson khi điều trị , và thường đơn trị liệu với liều thấp nhất cho kết quả tốt nhất, đơn trị liệu thất bại mới lựa chọn đa trị liệu.
- Cung cấp nguồn Dopamine ngoại sinh.
- Cung cấp các chất có tác dụng giống Dopamine (Đồng vận Dopaminergic).
- Làm chậm quá trình giáng hóa Dopamine bằng các thuốc ức chế men chuyển hóa.
- Các thuốc khác ( Kháng cholinergic).
2. Dự phòng hoặc làm chậm quá trình mất tế bào thần kinh bằng thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.
3. Điều trị các triệu chứng không phải vận động: triệu chứng tâm thần, sa sút trí tuệ.
4. Điều trị bệnh đồng diễn: do bệnh nhân thuộc nhóm người già thường phối hợp nhiều bệnh lý mạn tính.
5. Các biện pháp khác: phẫu thuật, kích thích não sâu, tế bào gốc…
6. Chế độ dinh dưỡng: bệnh nhân pa là vô cùng cần thiết, đặc biệt giai đoạn cuối khi phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.
8. Phục hồi chức năng bao gồm:
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!