Từ điển bệnh lý

Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới

- Đám rối thắt lưng cùng có hai thành phần chính: đám rối thắt lưng (cấu tạo bởi các sợi thần kinh từ rễ L1 đến rễ L4) và đám rối xương cùng (cấu tạo lên của các sợi thần kinh từ rễ L5, S1 và một phần rễ S2, S3). Từ đám rối thắt lưng-cùng cho các dây thần kinh chi phối (vận động, cảm giác) chi dưới.

Đám rối thắt lưng cùng có hai thành phần chính: đám rối thắt lưng và đám rối xương cùng

Đám rối thắt lưng cùng có hai thành phần chính: đám rối thắt lưng và đám rối xương cùng

- Bệnh thần kinh ngoại biên rất phổ biến, thường gây giảm chất lượng cuộc sống, và đôi khi gây tàn phế hoặc thậm chí gây tử vong. Tỷ lệ lưu hành dân số là khoảng 2400 trên 100.000 (2,4%), tăng theo độ tuổi lên 8000 trên 100.000 (8%). Ở châu Âu, nguyên nhân phổ biến nhất là tổn thương thần kinh bệnh đái tháo đường.

- Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới thuộc nhóm bệnh lý thần kinh ngoại biên, với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh.


Nguyên nhân Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới

- Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi dưới. Sự chèn ép có thể ảnh hưởng đến các đoạn dây thần kinh ở xa, như xảy ra trong hội chứng ống cổ chân, nhưng thậm chí còn phổ biến hơn ở gần nơi đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép rễ thần kinh cột sống. Chèn ép thường gặp nhất thường là gãy xương, can xương sau gãy, hội chứng đường hầm ống cổ chân ….

+ Sự chèn ép có thể kèm theo thiếu máu cục bộ làm tổn thương thần kinh càng trầm trọng hơn.

Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi dưới

Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi dưới

+ Trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ đoạn xa của dây thần kinh có thể bị thoái hóa, tương tự như những gì sẽ thấy trong một đoạn dây thần kinh.

+ Kết quản sự dẫn truyền thần kinh chậm lại. Sự chèn ép ngày càng trầm trọng hơn dẫn đến sự tắc nghẽn dẫn truyền của ngày càng nhiều sợi thần kinh. Cuối cùng hầu như không có xung động nào đi qua vùng bị chèn ép, sự thoái hóa thần kinh xa đồng thời bắt đầu diễn ra.

- Cắt ngang thần kinh có thể xảy ra với chấn thương ở chân (ví dụ, vết thương do tai nạn, do hỏa khí…) vì dây thần kinh xa bị tách hoàn toàn khỏi phần gần. Không giống như các trường hợp chèn ép dây thần kinh thậm chí nghiêm trọng, mỗi sợi thần kinh riêng lẻ không còn nguyên vẹn sau quá trình cắt bỏ; Sự mọc lại của dây thần kinh là không thể nếu không có sự can thiệp.

- Thiếu máu cục bộ dây thần kinh: thường chỉ xảy ra liên quan đến viêm mạch và bệnh xơ vữa động mạch, mặc dù nó cũng được cho là có vai trò trong chứng tổn thương thần kinh do đái tháo đường.

- Tổn thương do bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ, thường trong bối cảnh xạ trị cho bệnh ung thư, có thể dẫn đến tổn thương thần kinh có thể không xuất hiện trên lâm sàng trong nhiều năm sau thủ thuật. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng nó cũng có thể xảy ra ở chi dưới sau khi được chiếu xạ vùng chậu (ví dụ: đối với ung thư cổ tử cung).

- Viêm: Các quá trình viêm của dây thần kinh hoặc rễ cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Các rối loạn truyền nhiễm như herpes simplex, vi rút Epstein-Barr và phổ biến nhất là vi rút herpes zoster có thể tạo ra các hội chứng mất cảm giác và rối loạn chức năng vận động.

- Thoái hóa:

+ Thoái hóa xa của tế bào thần kinh là dấu hiệu của hầu hết các bệnh đa dây thần kinh trục. Sự suy giảm dần dần của các tế bào thần kinh xảy ra theo kiểu từ xa đến gần, với các dây thần kinh dài nhất bị ảnh hưởng đầu tiên. Lý do được đề xuất cho hiện tượng này là các đoạn xa nhất của dây thần kinh dễ bị tổn thương nhất bởi các yếu tố dinh dưỡng.

+ Thoái hóa gần của tế bào thần kinh cũng có thể xảy ra trong một số rối loạn nhất định, mặc dù điều này ít phổ biến hơn nhiều. Một dạng mất tế bào thần kinh vận động khu trú liên quan đến sự yếu dần của toàn bộ chi trong khoảng thời gian vài tháng, có thể đại diện cho một dạng khu trú của bệnh thần kinh vận động.


Triệu chứng Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới

Triệu chứng chung của bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới

- Yếu tố khởi phát triệu chứng là rất quan trọng, tiền sử chấn thương, tiền sử bệnh lý đi kèm cho biết định hướng nguyên nhân gây bệnh.

- Do là bệnh lý đơn dây thần kinh nên các triệu chứng thường xuất hiện khu trú một phần ở chân.

- Triệu chứng đôi khi chỉ biểu hiện chủ quan đơn thuần vận động hoặc cảm giác (phụ thuộc dây thần kinh).

- Khám thần kinh.

+ Yếu cơ: Thường yếu cơ ngọn chi, yếu cơ phần gốc chi phù hợp nhất với bệnh cơ hoặc rối loạn mối nối thần kinh cơ. Trong bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới thường tổn thương 1 nhóm cơ.

Yếu cơ

Yếu cơ

+ Teo cơ: teo khu trú nhóm cơ chi phối, nhưng tổn thương teo cơ thường xuất hiện muộn.

+ Giảm/ mất cảm giác: theo diện chi phối của dây thần kinh chi phối.

+ Mất phản xạ: Phản xạ gân gối (thần kinh đùi)...

+ Không có phản xạ bệnh lý bó tháp.

+ Không có rối loạn cơ tròn.

- Ngoài ra có triệu chứng bệnh lý gây ra tổn thương thần kinh.

Triệu chứng tổn thương dây thần kinh cụ thể

- Thần kinh bì đùi (Chức năng đơn thuần cảm giác):

+ Rối loạn cảm giác: loạn cảm, giảm các giác vùng da mặt ngoài đùi. Đau thường tăng khi đứng, khi đi, giảm khi nghỉ hoặc ngồi xuống.

- Thần kinh đùi

+ Vận động : liệt động tác gấp gáng, liệt duỗi đầu gối.

+ Cảm giác: giảm cảm giác mặt trước đùi, và mặt trong cẳng chân.

+ Mất phản xạ gân gối (gân cơ tứ đầu đùi).

+ Phân biệt tổn thương thần kinh đùi với các rễ L3, L4.

Tổn thương rễ L3, L4: giảm vận động không hoàn toàn.

Tổn thương rễ L3: còn cảm giác vùng cẳng chân.

Tổn thương rễ L4: Liệt cơ cẳng chân trước.

- Thần kinh hông khoeo ngoài.

+ Liệt vận động.

Liệt duỗi mu chân (cơ cẳng chân trước): dấu hiệu chân gà.

Liệt duỗi cac ngón chân (duỗi chung ngón chân, duỗi riêng ngón cái).

Liệt xoay bàn chân ra ngoài ( cơ mác bên).

+ Rối loạn cảm giác: mặt trước ngoài, sau ngoài cẳng chân và mu chân.

+ Phân biệt tổn thương dây hông khoeo ngoài và rễ L5: tổn thương rễ L5 gây liệt cơ mông nhỡ và rối loạn cảm giác mặt sau ngoài đùi.

- Thần kinh hông khoeo trong.

+ Liệt vận động:

Liệt gấp bàn chân (không đứng kiễng trên mũi bàn chân được).

Không xoay bàn chân vào trong được trong khi đang gấp bàn chân (cơ cẳng chân sau).

Liệt gấp và cử động sang 2 bên của các ngón chân.

+ Mất phản xạ gân gót (gân cơ tam đầu cẳng chân).

+ Rối loạn cảm giác: vùng gân gót, gót chân, bò ngoài bàn chân, gan bàn chân.

- Thần kinh hông to.

Tổn thương thần kinh hông to thường là bệnh cảnh lâm sàng tổn thương vận động và cảm giác do liệt cả thần kinh hông khoeo trong và thần kinh hông kheo ngoài kèm theo liệt gấp cẳng chân vào đùi.


Các biện pháp chẩn đoán Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới

- Các nghiên cứu về điện chẩn - điện cơ (EMG) và các nghiên cứu về dẫn truyền thần kinh (NCS) vẫn là phương tiện hiệu quả nhất để xác định và phân loại các bệnh lý đơn thần kinh nói chung. EMG có thể hữu ích trong việc đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh trong bệnh đơn dây thần kinh và giúp xác định tiên lượng phục hồi. EMG cho thấy số lượng đơn vị vận động được kích hoạt tăng dần khi thần kinh được cải thiện.

+ Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh thấy giảm hoặc mất hoàn toàn dẫn truyền thần kinh do dây thần kinh đó chi phổi ở đoạn cần thăm dò. Trong trường hợp đứt toàn toàn sẽ không có đáp ứng tại điện cực ghi. Trong trường hợp tổn thương nhẹ có thể chỉ thấy tổn thương cảm giác.

+ Điện cơ kim.

Tổn thương sợ trục cấp: Không thay đổi hình dáng điện thế vận động, nhưng giảm sự tuyển nạp (giảm số lượng các đơn vị vận động tham gia co cơ) và khi co cơ tối đa thấy có hình ảnh ”nghèo điện thế”.

Tổn thương sợi trục mạn:Thường xuất hiện sau tổn thương sợi trục cấp vài tuần, vài tháng hoặc hơn. Xuất hiện tái chi phối thần kinh (các sợi thần kinh mới mọc ra chi phối cho các sợi cơ của các đơn vị vận động bên cạnh) " tăng số lượng sợi cơ của mỗi đơn vị vận động.

- Chụp x-quang thường quy cho tổn thương thần kinh do chấn thương, do chèn ép (can xương sau gẫy..)

- Siêu âm cũng rất hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh lý đơn thần kinh do chèn ép, viêm . Với đầu dò siêu âm độ phân giải cao, các dây thần kinh ở chi dưới có thể được theo dõi từ vùng mông đến bàn chân, nhưng do đường kính của chân lớn và độ dày của bàn chân và lòng bàn chân, việc phân giải các dây thần kinh gần và cuối sẽ khó khăn hơn. Siêu âm độ phân giải cao đặc biệt cung cấp thông tin liên quan đến các hội chứng chèn ép dây thần kinh; mở rộng đường kính dây thần kinh khu trú (tăng diện tích mặt cắt ngang) và mất khả năng hồi âm là những dấu hiệu hữu ích của bệnh lý.

- MRI là thường cung cấp hình ảnh thần kinh tốt hơn. Trong bệnh gai cột sống, các chi tiết cụ thể về thoát vị đĩa đệm, thoái hóa và mức độ chèn ép của rễ thần kinh cụ thể đã làm cho công cụ này trở nên vô giá, đặc biệt khi xem xét lựa chọn phẫu thuật.

MRI là thường cung cấp hình ảnh thần kinh tốt hơn

MRI là thường cung cấp hình ảnh thần kinh tốt hơn

Ở những bệnh nhân tổn thương nghi nhờ ác tính, chụp MRI đánh giá sơ bộ tính chất khối u, chèn ép và xâm lấn thần kinh.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT) có một số tiện ích cho những bệnh nhân có máy tạo nhịp tim hoặc những người không thể sử dụng MRI vì những lý do khác. CT kết hợp với chụp tủy cho thông tin hữu ích liên quan đến rễ thần kinh ở những bệnh nhân bị bệnh đĩa đệm nhưng ngày nay hiếm khi được thực hiện. CT cũng có thể cung cấp thông tin tốt hơn về các yếu tố xương so với MRI.


Các biện pháp điều trị Bệnh lý đơn dây thần kinh chi dưới

- Điều trị phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh cụ thể:

+ Can thiệp phẫu thuật trong trường hớp đứt thần kinh, thần kinh bị chèn ép cần giải phóng thần kinh.

+ Điều trị giảm đau bằng: gabapentin, Pregabalin, amtytriptilin …

+ Liệu pháp corticoid trong hội chứng ống cổ chân.

+ Kháng sinh, thuốc ức chế vi rút trong trường hợp có nhiễm trùng.

- Dụng cụ thiết bị hỗ trợ cần thiết:

+ Nẹp chỉnh hình mắt cá chân - bàn chân, để giữ cho bàn chân được linh hoạt, nên được sử dụng cho đến khi phục hồi vận động tích cực.

Nẹp chỉnh hình mắt cá chân-bàn chân

Nẹp chỉnh hình mắt cá chân - bàn chân

+ Nạng hỗ trợ di chuyển.

- Vật lý trị liệu tiến triển từ phạm vi vận động thụ động đến tập thể dục hỗ trợ chủ động và chống chủ động dưới sự giám sát của bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map