Bác sĩ:ThS. BSNT Trịnh Thị Nga
Chuyên khoa:Cơ xương khớp
Năm kinh nghiệm:04 năm
Bệnh Legg-Calvé-Perthes là một bệnh lý phức tạp chưa rõ nguyên nhân chính xác, gây hoại tử chỏm xương đùi ở trẻ em. Chỏm xương đùi bị tổn thương trải qua các mức độ hoại tử khác nhau, dẫn đến một loạt bệnh lý và tiến triển, từ dạng nhẹ không có di chứng đến dạng nặng với hạn chế vận động nhiều và thoái hóa khớp háng sớm. Bệnh lý này được mô tả độc lập bởi Arthur Legg, Jacques Calve và Georg Perthes vào năm 1910. Nó còn được gọi với các tên gọi khác như: coxa plana, Legg-Perthes, Legg Calve hoặc bệnh Perthes.
Bệnh Legg-Calvé-Perthes là một bệnh lý phức tạp chưa rõ nguyên nhân chính xác, gây hoại tử chỏm xương đùi ở trẻ em
Bệnh Legg-Calvé-Perthes thường xảy ở trẻ em tuổi 3-12 tuổi, cao nhất là 5-7 tuổi. Tỷ lệ bệnh tùy thuộc từng quần thể. Dịch tễ chung của bệnh là 0,4/100.000-29,0/ 100000 trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ nam với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 đến 5/1. 10-20% trẻ có biểu hiện cả hai bên
Nguyên nhân của bệnh Legg-Calve-Perthes vẫn chưa được biết rõ ràng. Nó có thể là vô căn hoặc do căn nguyên khác có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến xương đùi. Một số nguyên nhân có thể đã được đề xuất, bao gồm:
Các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ của bệnh như sau:
Cơ chế bệnh sinh
Do các nguyên nhân khác nhau, chỏm xương đùi bị tổn thương kết hợp giảm/mất lưu lượng máu qua chỏm xương đùi, từ đó gây hoại tử chỏm xương đùi.
Thông thường, bệnh Legg-Calve-Perthes bao gồm bốn giai đoạn:
- Hoại tử: Sự cung cấp máu bị gián đoạn dẫn đến nhồi máu ở xương đùi, đặc biệt là xương dưới sụn. Điều này dẫn đến sự ngừng phát triển xương dưới sụn. Xương bị nhồi máu mềm và hoại tử.
- Phân mảnh: Cơ thể tái hấp thu phần xương bị nhồi máu.
- Phục hồi: Tạo cốt bào tiếp tục hoạt động, và phần biểu sinh của xương đùi phục hồi trở lại.
- Tái tạo: Chỏm xương đùi mới có thể to ra hoặc dẹt. Nó định hình lại trong quá trình tăng trưởng. Những người đáp ứng với điều trị bảo tồn thường sẽ lành lại sau 2 đến 4 năm.
Triệu chứng lâm sàng
Trong giai đoạn đầu khởi phát bệnh (1-3 tháng) trẻ thường không đau, hoặc đau âm ỉ. Khi có triệu chứng đau, trẻ có thể đau vùng hông, đùi hoặc khớp gối, đau tăng khi vận động
Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm máu hoàn toàn bình thường trong bệnh Legg-Calve-Perthes. Song, bác sĩ vẫn cần làm xét nghiệm (tổng phân tích máu ngoại vi, chỉ số viêm, calci, vitamin D, men gan, chức năng thận cơ bản) để chẩn đoán phân biệt cũng như xác nhận các tình trạng kèm theo trước khi dùng thuốc.
Hình ảnh Xquang thể hiện các giai đoạn của bệnh:
Giai đoạn 1: Hoại tử. Hình ảnh chỏm lệch nhẹ ra ngoài, mở rộng khe khớp, dấu hiệu lưỡi liềm.
Giai đoạn 2: Phân mảnh. Xẹp chỏm xương đùi.
Giai đoạn 3: Tái tạo. Tăng tạo xương cổ xương đùi.
Giai đoạn 4: Phục hồi. Phục hồi chỏm xương.
Các giai đoạn của bệnh Legg-Calve-Perthes trên Xquang.
Phân loại mức độ tổn thương trên Xquang:
Phân loại Salter và Thomson.Để đánh giá theo phân loại này chụp khi bệnh diễn biến ít nhất 4 tháng. Vì vậy đôi khi khó xác nhận.
Độ a: Tổn thương dưới 50%. Tiên lượng tốt.
Độ b: Tổn thương trên 50%. Tiên lượng xấu.
Phân loại Salter và Thomson
Phân loại Catterall.Đây là phân loại lâu đời nhất, ra đời từ năm 1971 và sửa đổi vào năm 2008. Phân loại gồm 4 nhóm. Nó có giá trị tiên lượng cao.
Nhóm 1: Tổn thương 0-25% chỏm. Tiên lượng tốt ở mọi lứa tuổi.
Nhóm 2: Tổn thương 25-50% chỏm. Tiên lượng tốt ở trẻ <4 tuổi. Tiên lượng xấu 50% ở trẻ > 4 tuổi.
Nhóm 3: Tổn thương 50-75% chỏm. Tiên lượng xấu.
Nhóm 4: Tổn thương >75% chỏm. Tiên lượng xấu.
Phân loại Catterall
Phân loại Herring.Đây là phân loại có nhiều ý nghĩa trong thực hành lâm sàng. Nó còn được gọi là “phân loại trụ bên”. Phân loại chia 3 nhóm.
Nhóm A: Không tổn thương trụ bên. Tiên lượng tốt.
Nhóm B: Tổn thương trụ bên <50%. Tiên lượng tốt nếu <9 tuổi.
Nhóm C: Tổn thương trụ bên >50%, gồm C1 (50-75%) và C2 (>75%). Tiên lượng xấu.
Phân loại Herring
Biến chứng:
Khi bệnh Legg-Calve-Perthes tiến triển, các biến dạng khác nhau của chỏm xương đùi có thể phát triển. Phổ biến nhất là coxa magna (mở rộng chỏm xương đùi) và coxa plana (làm phẳng chỏm xương đùi). Nếu chỏm xương đùi bị tổn thương, nó có thể dẫn đến ngừng phát triển sớm dẫn đến chênh lệch chiều dài chân (chân ngắn- chân dài). Chỏm xương đùi được hình thành kém cũng có thể dẫn đến loạn sản khớp háng và hậu quả là hông lệch. Một biến chứng muộn của căn bệnh thời thơ ấu này là thoái hóa khớp háng sớm.
Tiên lượng
Các nghiên cứu hồi cứu về kết quả muộn đã chỉ ra rằng hơn 80% trường hợp chỏm xương đùi bị ảnh hưởng có kết quả tốt hoặc rất tốt kéo dài những năm 40 tuổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu hồi cứu của McAndrew và cộng sự cho thấy rằng một nửa số bệnh nhân cuối cùng phải thay khớp háng nhân tạo sau 50 năm mắc bệnh. Các yếu tố có giá trị tiên lượng bệnh bao gồm
Đây là yếu tố lâm sàng tiên lượng chính. Trong y văn, độ tuổi ranh giới giữa tiên lượng tốt và xấu dao động trong khoảng từ 6 đến 9 tuổi ( hoặc từ 3 đến 8 tuổi tùy tài liệu). Nó thực sự liên quan đến tuổi xương hơn là tuổi tính theo thời gian sinh ra. Theo Herring, giới hạn mà tiên lượng xấu hơn là tuổi > 8 tuổi (tính theo thời gian sinh ra) hoặc tuổi xương > 6 năm. Tuổi khởi phát càng muộn thì sự phục hồi tổn thương chỏm xương đùi càng kém do phần xương dưới sụn phát triển kém hơn, trẻ dễ bị biến dạng chỏm, ngắn chi, lệch trục khớp hơn.
Giới tính nữ là một yếu tố nguy cơ không thuận lợi cho tiên lượng xấu. Có một sự chênh lệch liên quan đến tiến độ của quá trình trưởng thành xương ở trẻ nữ so với trẻ nam cùng tuổi, làm giảm thời gian tu sửa chỏm xương đùi theo độ tuổi tương ứng. Do đó, khi trẻ nữ mắc bệnh, chỏm xương đùi khó hồi phục được như trẻ nam,
Nó là một yếu tố nguy cơ cho tiên lượng xấu. Thừa cân làm tăng trọng lực lên khớp háng. Với áp lực cao, chỏm xương đùi sẽ kém hoàn thiện hơn.
Cứng khớp háng và đặc biệt là co rút khi ngồi thêm hoặc không nằm sấp được là các yếu tố gây hại.
Herring B-C sẽ có tiên lượng xấu hơn Herring A. Tương tự Salter và Thompson B hay Catterall 3-4 cũng có tiên lượng xấu hơn.
Chẩn đoán bệnh Legg-Calve-Perthes chủ yếu dựa vào X- quang khớp háng thẳng nghiêng. Các hình ảnh Xquang được mô tả ở phần chẩn đoán hình ảnh.
Hình ảnh X-quang của bệnh
Chẩn đoán phân biệt
Các chẩn đoán phân biệt chính của bệnh Perthes bao gồm:
Mục tiêu điều trị bao gồm: (1) Kiểm soát cơn đau, giảm triệu chứng, (2) phục hồi tầm vận động khớp háng (3) Giữ chỏm xương đùi trong ổ cối.
Điều trị bảo tồn hiệu quả ở trẻ nhỏ, dưới 8 tuổi, tổn thương khớp háng Herring A-B, tầm vận động khớp háng còn duy trì tương đối.
Trước đây, người ta đã ngăn chặn biến dạng của chỏm xương đùi bằng cách bất động và kéo khớp háng liên tục. Trẻ nằm lâu dài trên giường, khi đi phải chống nạng hoặc dùng các dụng cụ chỉnh hình cồng kềnh trong suốt thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, việc bất động lâu dài có thể làm tăng áp lực trong khớp, teo cơ, cứng khớp, tăng cân, và mặc cảm xã hội. Do đó, phương pháp này không còn sử dụng ngày nay. Các phương pháp điều trị bảo tồn hiện nay bao gồm:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả
Phẫu thuật với mục đích chính là cắt xương, sửa trục, đưa chỏm xương đùi vào trong ổ cối giúp chỏm xương phát triển tốt hơn, tránh xẹp chỏm cũng như ngắn chi.
Phẫu thuật ở các giai đoạn đầu sẽ tốt hơn cho sự phát triển chỏm xương đùi của trẻ. Sau phẫu thuật, trẻ cần tập phục hồi chức năng phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!