Bác sĩ:ThS. BSNT Trịnh Thị Nga
Chuyên khoa:Cơ xương khớp
Năm kinh nghiệm:04 năm
Hội chứng Sjögren được biết đến đầu tiên vào năm 1900, khi bác sĩ người Thụy Điển Henrik Sjögren mô tả về nhóm các phụ nữ bị viêm khớp mạn tính kèm theo triệu chứng khô mắt và khô miệng. Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu về hội chứng này, song vẫn còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ về cơ chế sinh bệnh, điều trị.
Hội chứng Sjögren là một rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự xâm nhập tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết dẫn đến rối loạn chức năng tuyến, đặc biệt là tuyến nước bọt và tuyến lệ. Người ta chia hội chứng Sjögren thành hai loại: hội chứng Sjögren nguyên phát và hội chứng Sjögren thứ phát. Hội chứng Sjögren nguyên phát xảy ra khi không có các bệnh tự miễn khác và được đặc trưng bởi triệu chứng khô mắt (keratoconjunctiva sicca) và khô miệng (xerostomia), được gọi chung là hội chứng sicca. Ngược lại, hội chứng Sjögren thứ phát lại được biểu hiện cùng các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì…
Hội chứng Sjögren là một rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự xâm nhập tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết dẫn đến rối loạn chức năng tuyến, đặc biệt là tuyến nước bọt và tuyến lệ
Hội chứng Sjogren không phải là một rối loạn hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh gần bằng một nửa của bệnh viêm khớp dạng thấp, ảnh hưởng đến 0,5% đến 1,0% dân số. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng các triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 đến 55. Tỷ lệ hiện mắc hội chứng Sjögren ước tính khoảng 3% ở những người ≥ 50 tuổi, với tỷ lệ nữ : nam là 9:1. Các biểu hiện lâm sàng của hội chứng Sjögren thường mơ hồ, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Do đó, chẩn đoán hội chứng Sjögren không chính xác rất phổ biến và khoảng một nửa số bệnh nhân Sjögren chưa được chẩn đoán.
Có 3 yếu tố chính góp phần thúc đẩy hội chứng Sjögren đó là yếu tố di truyền, môi trường và gen:
Khuynh hướng di truyền đối với hội chứng Sjögren liên quan đến các gen lớp II của phức hợp hòa hợp mô chủ yếu (MHC), đặc biệt là gen HLA-DR và HLA-DQ. Các gen này thay đổi theo các chủng tộc. Người da trắng mắc hội chứng Sjögren hay gặp các gen HLA-DRB1.0301, HLA-DRB3.0101, HLA-DQA1.0501, HLA-DQB1.0201…. Trong khi đó, phụ nữ da vàng mắc hội chứng Sjögren lại hay gặp gen HLA-DRB1.0405, HLA-DRB4.0101, HLA-DQA1.0301, HLA-DQB1.0401…
Yếu tố môi trường bao gồm các tác nhân lây nhiễm, đặc biệt virus đã được nghiên cứu có mối liên quan đến cơ chế sinh bệnh của hội chứng Sjögren. Giả thiết cho rằng virus khi xâm nhập vào cơ thể đã thúc đẩy sản xuất tự kháng thể do có khả năng bắt chước các gen của cơ thể dẫn đến phá hủy mô. Các virus đã được nghiên cứu bao gồm: HCV (virus viêm gan C), EBV, virus gây bệnh bạch cầu lympho T ở người (HTLV-1).
Vai trò của sự thiếu hụt estrogen có thể giải thích tại sao hội chứng Sjögren thường gặp ở nữ giới, đặc biệt nữ giới 45-55 tuổi. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy mối tương quan giữa giảm nồng độ estrogen và các triệu chứng giống hội chứng Sjögren. Những con chuột bị bất hoạt gen aromatase dẫn đến không có khả năng tổng hợp estrogen, đã phát triển các dấu hiệu tự miễn dịch giống như hội chứng Sjögren.
Cơ chế bệnh sinh
Tổn thương đặc trưng của hội chứng Sjögren là viêm các tuyến do khu trú tế bào lympho T.
Dưới tác động của các yếu tố môi trường trên những người nhạy cảm di truyền, đặc biệt phụ nữ tuổi mãn kinh gây tình trạng viêm do kích hoạt các tế bào lympho T và tiết cytokine viêm. Các tế bào đơn nhân, chủ yếu là lympho T sau khi được kích hoạt sẽ xâm nhập vào các tuyến/ống ngoại tiết qua đường mạch máu, cùng với đó các kháng thể và cytokine viêm cũng đến gây các phản ứng viêm, phản ứng miễn dịch tại chỗ làm rối loạn chức năng tuyến ngoại tiết, dẫn đến giảm sản xuất nước mắt ở tuyến lệ và giảm giản xuất nước bọt của tuyến nước bọt. Ngoài ra các tuyến ngoại tiết ở nơi khác như da, khí quản, âm đạo cũng rối loạn. Các phức hợp miễn dịch trên có thể lắng đọng ở da, khớp, cơ quan khác gây viêm mạch hệ thống.
Triệu chứng tuyến ngoại tiết
Người bệnh có cảm giác khô miệng gây ra tình trạng khó nhai, khó nuốt thức ăn. Bên cạnh đó, có thể nhiễm trùng răng miệng kèm theo, nhiễm nấm miệng
Triệu chứng ngoài tuyến ngoại tiết
Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm
Chẩn đoán hình ảnh
Hiện chưa có phương pháp dự phòng hội chứng Sjögren.
Tiên lượng
Nhìn chung, tiên lượng của hội chứng Sjögren là thuận lợi. Tuổi thọ của bệnh nhân mắc hội chứng Sjögren tương đương với tuổi thọ của dân số chung. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút bởi những biểu hiện đa dạng của bệnh. Nhiễm trùng và ung thư hạch là những nguyên nhân chính gây tử vong.
Có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng Sjögren.
Tiêu chuẩn phân loại Mỹ- Châu Âu 2002
Các triệu chứng về mắt (ít nhất một)
Các triệu chứng về miệng (ít nhất một)
Bằng chứng khách quan của chứng khô mắt (ít nhất một)
Bằng chứng khách quan về tổn thương của tuyến nước bọt (ít nhất một)
Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán bệnh
Đặc điểm mô học
Tự kháng thể
Tiêu chuẩn ACR 2012
Bao gồm 3 tiêu chí chính. Khi có 2/3 tiêu chí được chẩn đoán là hội chứng Sjögren.
Cần loại loại trừ các bệnh sau trước khi chẩn đoán: tiền sử điều trị bức xạ vùng đầu cổ, nhiễm HCV, HIV, bệnh sarcoidosis, bệnh amyloidosis, bệnh liên quan đến IgG4, sau ghép tạng.
Điều trị triệu chứng các tuyến
Điều trị toàn thân
Điều trị hội chứng kèm theo (trong hội chứng Sjögren thứ phát): Điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì theo phác đồ.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!