Từ điển bệnh lý

Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (bệnh Bejel, bệnh giang mai lưu hành) do xoắn khuẩnTreponema endemicumgây bệnh. Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực khô hạn của Sahel (biên giới phía nam sa mạc Sahara), cũng như các người dân du mục ở bán đảo Ả Rập (Ả Rập Xê-út, Iraq và Syria). Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường ít mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh chưa rõ ràng, thường từ 9 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày). Khi mắc bệnh, bệnh nhân xuất hiện các vết loét nông, không đau vùng hầu họng và trên môi, có thể đau xương liên quan đến viêm màng ngoài xương (thường ở xương dài ở chân). Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tiến triển đến thời kỳ muộn của bệnh. Biến chứng của bệnh có thể xuất hiện các nốt sẩn cạnh khớp và tổn thương phá hủy, đặc biệt vùng mũi, hầu họng.

Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (bệnh Bejel, bệnh giang mai lưu hành) do xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh

Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (bệnh Bejel, bệnh giang mai lưu hành) do xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh


Nguyên nhân Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Căn nguyên gây bệnh ghẻ cóc do xoắn khuẩnTreponema endemicumgây bệnh. Xoắn khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, điều kiện môi trường khô và tiếp xúc với không khí. Vi khuẩn nhân lên chậm và không thể tồn tại ngoài cơ thể vật chủ. Xoắn khuẩn thuộc nhómTreponema pallidumdo đó không nuôi cấy được, kháng sinh đồ chỉ được thực hiện qua các phương pháp xét nghiệm gián tiếp hay PCR phát hiện đột biến kháng kháng sinh.

Xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh

Xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh

Bệnh nhân sau khi tiếp xúc với tổn thương, xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua da và lớp tế bào biểu mô, gắn với bề mặt phủ fibronectin trên chất nền ngoại bào của tế bào chủ. Tổn thương xuất hiện khi có từ 107vi khuẩn/ mg mô. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn xuất hiện ở hạch lympho sau vài phút và phân tán rộng trong vòng vài giờ, di chuyển tới các vùng da và niêm mạc ở xa, tăng nguy cơ các lần lây truyền tiếp theo. Mặc dù xoắn khuẩn có các cơ chế chống lại phản ứng miễn dịch của vật chủ, tổn thương ghẻ cóc mới hiếm khi phát hiện thấy ở người lớn, cho thấy miễn dịch có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng tái nhiễm.

Tổn thương mô bệnh học trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gần tương tự với bệnh giang mai lây qua đường tình dục. Quá trình thâm nhiễm viêm chủ yếu quanh mạch máu và bao gồm tế bào lympho và tương bào. U hạt chủ yếu gồm tế bào biểu mô và có thể có tế bào đa nhân khổng lồ.


Triệu chứng Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gồm thời kỳ tiên phát, thứ phát và thời kỳ thứ ba. Phần lớn bệnh nhân mắc giang mai không lây qua đường tình dục khi còn nhỏ với một hoặc nhiều tổn thương ở niêm mạc miệng và đau xương dài của chi dưới. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển gây tổn thương mũi và vòm họng.

Tổn thương tiên phát trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục hiếm khi thấy được do kích thước nhỏ và khu trú ở niêm mạc miệng và hầu họng.

Ở người lớn, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể gây loét

Ở người lớn, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể gây loét

Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở giai đoạn thứ phát gồm tổn thương niêm mạc (vết loét nông, không đau ở hầu họng và trên môi) và đau xương do viêm màng xương (đặc biệt xương dài ở chân). Các biểu hiện khác bao gồm khan tiếng do viêm thanh quản, tổn thương da (nốt sẩn hoặc loét ở vùng mép, môi hay sẩn ướt ở các vùng nếp gấp của da).

Ở thời kỳ muộn của bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt sẩn cạnh khớp và tổn thương phá hủy, đặc biệt vùng mũi, hầu họng. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai không lây qua đường tình dục lan truyền theo đường máu và hạch bạch huyết; do đó, bệnh có thể gây tổn thương thần kinh hay tổn thương mắt.

Ở người lớn, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể gây loét sinh dục; khó phân biệt với giang mai lây truyền qua quan hệ tình dục.


Các biến chứng Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Nếu không được điều trị, bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục có thể tiến triển đến thời kỳ muộn của bệnh. Biến chứng của bệnh có thể xuất hiện các nốt sẩn cạnh khớp và tổn thương phá hủy, đặc biệt vùng mũi, hầu họng. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai không lây qua đường tình dục lan truyền theo đường máu và hạch bạch huyết; do đó, bệnh cũng có thể gây tổn thương thần kinh hay tổn thương mắt.


Đường lây truyền Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục lây qua tiếp xúc trực tiếp da với da hoặc miệng với miệng; cũng có thể qua tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung vật dụng, ăn uống chung. Tổn thương ban đầu thường ở miệng hoặc xung quanh miệng, nhiễm xoắn khuẩn có thể lây lan khi trẻ lớn hôn trẻ nhỏ. Ngoài ra, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể được phát hiện ở tôn thương sinh dục tiên phát và lây truyền được khi quan hệ tình dục.

Lây qua tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung vật dụng, ăn uống chung

Lây qua tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung vật dụng, ăn uống chung

Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục không gây nhiễm trùng sơ sinh; có thể do phần lớn các ca mắc ở trẻ em, chứ không phải phụ nữ độ tuổi sinh sản


Đối tượng nguy cơ Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực khô hạn của Sahel (biên giới phía nam sa mạc Sahara), cũng như các người dân du mục ở bán đảo Ả Rập (Ả Rập Xê-út, Iraq và Syria). Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường ít mắc bệnh.


Phòng ngừa Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục cần được chẩn đoán sớm và điều trị kip thời đế tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Ngoài ra, các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân mắc giang mai không lây qua đường tình dục (thành viên trong gia đình, bạn cùng lớp,…) nên được điều trị theo kinh nghiệm để hạn chế tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng.

Do bệnh tập trung ở những nơi đông dân cư, vệ sinh kém; do đó, việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, nâng cao kiến thức của người dân về biểu hiện và phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng trong cộng đồng như:

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi tiếp xúc với tổn thương của người mắc bệnh).

Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng

Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng

  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà
  • Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn
  • Cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học khi đang mắc bệnh.
  • Cải thiện điều kiện sống, điều kiện nơi ở; đặc biệt là ở những nơi đông dân cư.
  • Trang bị kiến thức cho người dân về bệnh giang mai không lây qua đường tình dục. Từ đó, giúp mọi người phát hiện sớm về biểu hiện lâm sàng, đường lây truyền và phòng bệnh giang mai không lây qua đường tình dục; giúp bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Để chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục, cần phối hợp vào triệu chứng lâm sàng (vết loét nông, không đau vùng hầu họng và trên môi, đau xương liên quan đến viêm màng ngoài xương thường ở xương dài ở chân; chủ yếu xảy ra ở trẻ em), yếu tố dịch tễ và các xét nghiệm chẩn đoán (huyết thanh, PCR,…). Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gồm:

  • Xét nghiệm huyết thanh: tương tự xét nghiệm chẩn đoán giang mai; do đó, xét nghiệm này không thể chẩn đoán phân biệt bệnh giang mai không lây qua đường tình dục và giang mai lây qua đường tình dục.

Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm huyết thanh

  • Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu: RPR, VDRL dương tính ở bệnh nhân không điều trị và có thể sử dụng để theo dõi điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính giả trong trường hợp nhiễm sốt rét, bệnh phong hay bệnh lý khớp. Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu dương tính trong 2 đến 4 tuần kể từ lúc xuất hiện tổn thương đầu tiên.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: TPHA, TPPA, FTA-Abs,… có độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu; tuy nhiên, xét nghiệm này không phân biệt được tình trạng nhiễm xoắn khuẩn đã điều trị với tình trạng mắc mới chưa điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã điều trị khỏi.
  • Xét nghiệm test nhanh tại chỗ
  • PCR: được sử dụng để chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm và phân biệt với các bệnh lý khác. Bệnh phẩm là dịch vết loét hoặc dịch tiết tổn thương; không khuyến cáo làm xét nghiệm PCR với bệnh phẩm máu.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Giúp chẩn đoán các tổn thương xương kèm theo. Hình ảnh đặc trưng trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục là dày màng xương, gây tăng kích thước xương, hẹp khoang tủy. Biến dạng xương, cong xương thường thấy ở nhiễm xoắn khuẩn giai đoạn tiến triển.

Ngoài ra, cần chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục với các bệnh lý khác như: giang mai lây qua đường tình dục(tổn thương thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và có thể tổn thương thần kinh trung ương), bệnh hạ cam, loét hoại tử do vi khuẩn kỵ khí, bệnh bạch hầu da, tổn thương da do Leishmania, viêm da mủ hoại thư,…

Để chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục, cần phối hợp vào triệu chứng lâm sàng (vết loét nông, không đau vùng hầu họng và trên môi, đau xương liên quan đến viêm màng ngoài xương thường ở xương dài ở chân; chủ yếu xảy ra ở trẻ em), yếu tố dịch tễ và các xét nghiệm chẩn đoán (huyết thanh, PCR,…). Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gồm:

  • Xét nghiệm huyết thanh: tương tự xét nghiệm chẩn đoán giang mai; do đó, xét nghiệm này không thể chẩn đoán phân biệt bệnh giang mai không lây qua đường tình dục và giang mai lây qua đường tình dục.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu: RPR, VDRL dương tính ở bệnh nhân không điều trị và có thể sử dụng để theo dõi điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính giả trong trường hợp nhiễm sốt rét, bệnh phong hay bệnh lý khớp. Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu dương tính trong 2 đến 4 tuần kể từ lúc xuất hiện tổn thương đầu tiên.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: TPHA, TPPA, FTA-Abs,… có độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu; tuy nhiên, xét nghiệm này không phân biệt được tình trạng nhiễm xoắn khuẩn đã điều trị với tình trạng mắc mới chưa điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã điều trị khỏi.
  • Xét nghiệm test nhanh tại chỗ
  • PCR: được sử dụng để chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm và phân biệt với các bệnh lý khác. Bệnh phẩm là dịch vết loét hoặc dịch tiết tổn thương; không khuyến cáo làm xét nghiệm PCR với bệnh phẩm máu.

Xét nghiệm PCR chẩn đoán giang mai tại MEDLATEC

Xét nghiệm PCR chẩn đoán giang mai tại MEDLATEC

  • Chẩn đoán hình ảnh: Giúp chẩn đoán các tổn thương xương kèm theo. Hình ảnh đặc trưng trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục là dày màng xương, gây tăng kích thước xương, hẹp khoang tủy. Biến dạng xương, cong xương thường thấy ở nhiễm xoắn khuẩn giai đoạn tiến triển.

Ngoài ra, cần chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục với các bệnh lý khác như: giang mai lây qua đường tình dục(tổn thương thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và có thể tổn thương thần kinh trung ương), bệnh hạ cam, loét hoại tử do vi khuẩn kỵ khí, bệnh bạch hầu da, tổn thương da do Leishmania, viêm da mủ hoại thư,…


Các biện pháp điều trị Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục

Với bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục, phác đồ điều trị được ưu tiên là penicillin G benzathine tiêm (trẻ dưới 10 tuổi: liều duy nhất 1.2 triệu đơn vị; bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên: liều duy nhất 2.4 triệu đơn vị). Azithomycin cũng có thể được lựa chọn thay thể trong điều trị giang mai không lây qua đường tình dục. Ngoài ra, nhưng người tiếp xúc với bệnh nhân mắc giang mai không lây qua đường tình dục nên được điều trị theo kinh nghiệm bằng penicillin G benzathine để hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng.

Thay băng thường xuyên giúp tổn thương sạch và tránh chấn thương. Đau xương và khớp thường cải thiện sau 24 đến 72 giờ sau khi sử dụng kháng sinh; nếu cần thiết, có thể điều trị thuốc giảm đau hỗ trợ. Tổn thương da trong bệnh giang mai không lây qia đường tình dục không còn khả năng lây nhiễm sau 24 giờ điều trị. Thông thường, tổn thương tiên phát và thứ phát sẽ phục hồi hoàn toàn sau 2 đến 4 tuần sau điều trị.

Bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục cần được làm lại xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu sau 6 và 12 tháng sau điều trị để đánh giá hiệu quả điều trị.


Tài liệu tham khảo:

Oriol Mitjà, David Mabey. Yaws, bejel and pinta, Uptodate, 2019.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map