Bác sĩ:ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa:Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm:04 năm
Bệnh do Bartonella là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm Bartonella gây ra, bệnh được biết đến với nhiều thể bệnh như bệnh mèo cào (cat scratch disease), u mạch do trực khuẩn (bacillary angiomatosis), viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Bartonella,… Véc tơ trung gian truyền bệnh chính là bọ chét, chấy rận, bọ ve,… Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, đôi khi khó chẩn đoán với các bệnh lý khác. Các phương pháp chẩn đoán căn nguyên Bartonella trong phòng thí nghiệm bao gồm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, nuôi cấy phân lập vi khuẩn, kỹ thuật PCR,… Các kháng sinh thường được chỉ định điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn này như Doxycyclin, Azithromycin, Gentamicin, Rifampin,…
Bệnh do Bartonella là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm Bartonella gây ra
Bartonella là vi khuẩn Gram âm, hình dạng đa dạng, thuộc phân nhóm α2 của ngành Proteobacteria và có liên quan chặt chẽ với các chi Brucella và Agrobacterium. Có nhiều loài Bartonella gây bệnh ở ngươi trong đó 3 loài hay gặp nhất là B. bacilliformis , B. quintana và B.henselae. Vi khuẩn bắt màu khá kém với phương pháp nhuộm Gram âm, do đó thường sử dụng phương pháp nhuộm đặc biệt để nhận biết vi khuẩn. Trong môi trường nuôi cấy thông thường, vi khuẩn cần một thời gian dài để phát triển.
Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn có thể được tìm thấy ở một số loài động vật có vú bao gồm cả động vật nuôi và động vật hoang dã, bao gồm mèo, chó, các loài chuột,…
Bệnh doBartonellacó thể biểu hiện toàn thân và nhiều cơ quan của cơ thể với biểu hiện lâm sàng đa dạng. Một số thể bệnh được quan tâm nhiều đó là:
-Bệnh mèo cào: biểu hiện ban đầu thường là biểu hiện trên da gần vị trí vết cắn, vết cào, thời gian xuất hiện thường sau khi bị phơi nhiễm khoảng 3 – 10 ngày. Các thương tổn bao gồm tổn thương mụn nước, ban đỏ và sẩn; mụn mủ, hồng ban đa dạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu,… thường ít gặp hơn.
Bệnh mèo cào
Người bệnh có dấu hiệu thường gặp khác là nổi hạch, vị trí lân cận với vết cắn, vết cào,… Hạch thường sưng trong khoảng 2 tuần của bệnh, đôi khi có thể tồn tại lâu hơn,… Tính chất hạch thường sưng nhiều hạch cùng lúc, ít khi gặp hạch đơn độc, mềm, dễ di động. Bệnh hạch toàn thân thường ít gặp hơn.
Các cơ quan khác ngoài da và hạch có thể bị tổn thương, đó là gan, lách,.. Người bệnh sốt cao kéo dài hoặc sốt thất thường, kèm theo mệt mỏi, gầy sút cân, đau bụng vùng gan, vùng lách. Thăm khám có thể thấy gan to, lách to. Trên siêu âm thấy tổn thương giảm âm ở gan lách, trên CT ổ bụng thấy các ổ hoại tử nhu mô gan, lách.
Triệu chứng ít gặp hơn như viêm dây thần kinh, viêm tủy cắt ngang, xuất huyết võng mạc, đau cơ, đau khớp, viêm khớp, viêm tủy xương,… Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể tổn thương đa cơ quan, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng calci máu thậm chí sốc nhiễm khuẩn.
- Viêm nội tâm mạc do Bartonella: triệu chứng lâm sàng khá tương tự so với các căn nguyên vi khuẩn khác. Người bệnh thường có biểu hiện cấp tính hoặc bán cấp với các triệu chứng như: sốt thất thường, sốt kéo dài, từng cơn sốt rét run, kèm theo mệt mỏi, gầy sút cân, cơ thể suy nhược, biểu hiện thiếu máu, thăm khám nghe thấy tiếng thổi bất thường tại tim. Đa số viêm nội tâm mạc do Bartonella xảy ra trên các van tim tự nhiên, mặc dù tổn thương van tim nhân tạo cũng được báo cáo. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, có thể gây biến chứng thủng van tim và suy tim.
Siêu âm tim thấy hình ảnh sùi van tim, trong đó tổn thương có thể xảy ra cùng lúc nhiều van tim như van động mạch chủ và van hai lá hoặc van động mạch chủ và van ba lá.
- B. Quintana là căn nguyên gây bệnh sốt chiến hào cổ điển đã biết từ lâu. Triệu chứng của bệnh thường cấp tính với các triệu chứng là sốt kéo dài, sốt thất thường, người mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau nhức cơ xương khớp, nôn, buồn nôn, lách to,…
- Ở bệnh nhân HIV/AIDS: ngày nay dưới sự phát triển của các thuốc ức chế virus HIV (ARV), nhiễm trùng Bartonella đã ghi nhận ít hơn, tuy nhiên ở một số người bệnh bị suy giảm miễn dịch nặng ( AIDS) thường có biểu hiện u mạch do trực khuẩn, tổn thương gan, tổn thương lách, viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc và nhiễm khuẩn huyết
Một số biến chứng của bệnh đó là: biến chứng nhiễm trùng tại mắt, viêm dây thần kinh, nhiễm trùng thần kinh trung ương, thủng van tim, suy tim, tổn thương gan, tổn thương lách,…
Các vector truyền bệnh quan trọng trong nhiễm khuẩn do Bartonella được biết đến như bọ chét, chấy rận, bọ ve. Bọ chét là vector truyền bệnh chính giữa các loài mèo, chúng thường tìm thấy trong lông, móng vuốt và cả nước bọt của mèo. Con người lây nhiễm Bartonella cho người qua các vết cào, vết cắn hoặc liếm. Vi khuẩn qua các vết xước, vết thương ở da xâm nhập vào cơ thể người. Đã có một số dữ liệu cho rằng bọ chét có thể lây truyền trực tiếp B. henselae cho con người tuy nhiên điều này còn tranh cãi nhiều. Chấy rận là vector trung gian truyền bệnh của loài B. Quintana.
Các vector truyền bệnh quan trọng trong nhiễm khuẩn do Bartonella được biết đến như bọ chét, chấy rận, bọ ve.
Chưa có bằng chứng rõ ràng ghi nhận sự lây truyền trực tiếp từ người sang người qua các con đường lây truyền thông thường
Như trên đã trình bày, bọ chét và chấy rận là vector truyền bệnh quan trọng. Vi khuẩn xâm nhập vào da và niêm mạc của người bệnh qua vết xước, vết thương do mèo cào, cắn và liếm, từ đó gây bệnh mèo cào. Bệnh chấy rận là bệnh dễ lây lan trong khu tập thể đông người, chật chội với điều kiện vệ sinh kém, từ đó dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm có vector truyền bệnh là chấy rận. Bên cạnh đó, những khu vực đông dân, chật chội kèm theo điều kiện sống nghèo nàn, vệ sinh kém cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài chuột phát triển, từ đó tăng nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch đặc biệt miễn dịch qua trung gian tế bào thường dễ mắc bệnh hơn
Hiện nay không có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, do đó các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là phòng các con đường lây nhiễm. Các biện pháp đó là:
- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch
- Giữ vệ sinh môi trường sống, môi trường làm việc và vệ sinh cá nhân
- Tiêu diệt các loài chuột, tiêu diệt chấy rận, bọ ve,…
Tiêu diệt các loài chuột, tiêu diệt chấy rận, bọ ve,…
- Chích ngừa các bệnh truyền nhiễm cho các loài mèo, hạn chế các vết cắn, vết cào do mèo gây ra, vệ sinh vết thương đúng cách,…
Chẩn đoán bệnh do Bartonella được chẩn đoán dựa vào các yếu tố bao gồm dịch tễ ( bị mèo cào, cắn,…), các triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi khuẩn. Các xét nghiệm đó là:
- Xét nghiệm huyết thanh học: một số cơ sở y tế có thể có xét nghiệm huyết thanh học đối với Bartonella gây bệnh mèo cào. Kháng thể IgM dương tính thường gợi ý tình trạng nhiễm trùng hiện tại, tuy nhiên IgM thường tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó được thay thế bằng IgG. Một số người bệnh chức năng hệ miễn dịch kém, xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ bệnh. Bên cạnh đó, phản ứng chéo giữa B. henselae và các loài Bartonella khác cũng xảy ra và kết quả dương tính giả cũng xảy ra.
- Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn: với các môi trường nuôi cấy vi khuẩn và điều kiện trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn Bartonella tương đối khó nuôi cấy và cần thời gian dài để phát triển. Thời gian trả lời kết quả nuôi cấy thường trên 21 ngày. Ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS kết quả nuôi cấy có thể sớm hơn.
- Mô bệnh học: bệnh phẩm sinh thiết da, sinh thiết hạch,… có thể hỗ trợ chẩn đoán.
- Xét nghiệm PCR: thời gian trả kết quả nhanh hơn so với phương pháp nuôi cấy vi khuẩn. Đây là xét nghiệm hứa hẹn và cần nghiên cứu, phát triển thêm.
Chẩn đoán phân biệt bệnh do Bartonella với một số bệnh khác như bệnh cảnh sốt không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng do một số căn nguyên khác như bệnh do Rickettisa, Leptosipra, nhiễm khuẩn huyết, bệnh lý hạch do lao, ung thư, tổn thương da trong bệnh lý u mạch khác
Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh doBartonellanhư doxycycline, tetracycline, aminoglycoside, nhóm macrolide, ceftriaxone,… Điều trị nhiễm trùng do Bartonellanhư sau:
Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh do Bartonella
-Bệnh mèo cào:Trường hợp nhẹ chỉ có biểu hiện tại hạch: dùng azithromycin trong 05 ngày, phác đồ thay thế dùng Rifampin, trimethoprim-sulfamethoxazole , Ciprofloxacin trong 7 – 10 ngày, cân nhắc dùng Coricoid hoặc chọc hút hạch trong những trường hợp đáp ứng kém. Trường hợp nặng hơn có thể kết hợp azithromycin với rifampin * Trưởng hợp bệnh mèo cào tổn thương cơ quan khác: thường kết hợp azithromycin với rifampin hoặc rifampin kết hợp với gentamicin trong khoảng 10 - 14 ngày. * Trường hợp có biến chứng tại mắt, viêm dây thần kinh,…: trẻ nhỏ từ 8 tuổi trở lên thường sử dụng Doxycyclin kết hợp với Rifampin; trẻ dưới 8 tuổi sử dụng Rifampin kết hợp với Azithromycin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole. Thời gian điều trị trung bình từ 10 đến 14 ngày, có thể kéo dài hơn khoảng 4 – 6 tuần nếu có tổn thương thần kinh. Có thể phối hợp Coricoid như Prednisolon 1 mg/kg trong 2 tuần sau đó giảm dần liều đối với trường hợp viêm dây thần kinh
-Nhiễm khuẩn doB. Quintana:không có viêm nội tậm mạc:khuyên dùngdoxycycline200 mg uống một lần mỗi ngày trong bốn tuần cộng vớigentamicin3 mg / kg IV một lần mỗi ngày trong hai tuần đầu Nếu không thể sử dụng gentamicin, thì nên thay thế bằngrifampin300 mg, uống hai lần mỗi ngày trong hai tuần.
-Viêm nội tâm mạc: nhìn chung viêm nội tâm mạc do Bartonella thường được chỉ định kết hợp doxycyclin hoặc tetracycline phối hợp với nhóm aminoglycosides( ví dụ gentamicin 3 mg/kg/ngày) , thời gian trong 14 ngày, chuyển phác đồ doxycycline uống 100 mg/lần x 2 lần/ ngày trong 6 tuần đến 3 tháng. Trường hợp người bệnh không thể sử dụng doxycyclin hoặc tetracycline , có thể thay thế doxycycline bằng azithromycin 500 mg/ngày. Trường hợp người bệnh không thể sử dụng nhóm aminoglycosides có thể thay thế bằng Rifampin 300 mg/lần x 2 lần/ngày. Trimethoprim-sulfamethoxazole, fluoroquinolones, penicillin và cephalosporin (trừ cephalosporin thế hệ thứ ba) thường không có khuyến cáo trong những trường hợp viêm nội tâm mạc do Bartonella. Chỉ định phẫu thuật tương tự đối với viêm nội tâm mạc do các căn nguyên khác.
-U mạch do trực khuẩn ở người bệnh HIV/AIDS:dùngdoxycycline(100 mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch hai lần mỗi ngày) cộng vớigentamicin(1 mg / kg IV mỗi tám giờ). Gentamicin chỉ được sử dụng trong 14 ngày đầu tiên; doxycycline nên được đưa ra trong ba tháng. Điều trị ức chế dài hạn với macrolide hoặcdoxycyclineđược khuyến cáo cho những bệnh nhân có tiền sử tái phát nhiễmBartonellavà nên tiếp tục điều trị cho đến khi số lượng CD4 tăng lên> 200 tế bào/µL trong ít nhất sáu tháng. Bên cạnh đó, cần điều trị sớm thuốc kháng virus HIV (ARV) ở người bệnh.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!