Bác sĩ:Bác sĩ Lê Thị Lan Anh
Chuyên khoa:Da liễu
Năm kinh nghiệm:04 năm
Trước đây, người ta dùng “Á vảy nến” để chỉ 3 bệnh da bao gồm:
- Á vảy nến thể giọt (ngày nay chính là Vảy phấn dạng lichen)
- Á vảy nến thể mảng.
- Á vảy nến dạng lichen.
Nhóm bệnh này khác hẳn về triệu chứng lâm sàng so với nhóm bệnh đỏ da bong vảy nói chung và bệnh vảy nến nói riêng. Tuy nhiên chúng đều là những bệnh diễn biến với tính chất dai dẳng mạn tính, nguyên nhân thì chưa được giải thích rõ ràng.
Ngày nay cũng chưa có sự thống nhất cuối cùng về phân loại các bệnh này, đa số các quan điểm chia thành 2 bệnh:
- Bệnh Á vảy nến.
- Bệnh Vảy phấn dạng lichen (thuộc nhóm Bệnh da có sẩn).
Cụ thể:
- Vảy phấn dạng lichen có hai dạng:
+ Vảy phấn dạng lichen mạn tính (Á vảy nến thể giọt).
+ Vảy phấn dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính.
- Á vảy nến thể mảng sẽ bao gồm:
+ Á vảy nến thể mảng nhỏ (Á vảy nến thể mảng dạng ngón tay).
+ Á vảy nến thể mảng lớn (Á vảy nến dạng lichen).
Bệnh Á vảy nến
Chủ yếu gặp ở độ tuổi trung niên, cao nhất là 50 tuổi.
Bệnh gặp nhiều ở nam giới. Theo thống kê, tỷ lệ nữ/ nam = 1/3.
Bệnh Vảy phấn dạng lichen
Bệnh Vảy phấn dạng lichen
Bệnh Á vảy nến
Nguyên nhân gây bệnh Á vảy nến cho đến nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Bệnh Vảy phấn dạng lichen
Cho đến ngày nay, điều nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Người ta thấy rằng, bệnh hoàn toàn có thể khởi phát 1 cách đột ngột, đôi khi có thể xuất hiện sau một đợt cảm cúm, sốt nhiễm trùng hoặc khai thác kĩ có thể có liên quan đến việc dùng thuốc trước đó. Bởi vậy, họ cho rằng đó có thể là phản ứng tăng nhạy cảm của cơ thể người bệnh với một số những dị nguyên đóng vai trò là các kháng nguyên được đưa vào cơ thể thông qua các đường xâm nhập như da, hô hấp, tiêu hóa…
Bệnh Á vảy nến
Á vảy nến được chia thành 2 dạng: Á vảy nến thể mảng lớn và Á vảy nến thể mảng nhỏ.
- Á vảy nến thể mảng nhỏ:
Đây là một bệnh lành tính, diễn biến kéo dài không có quy luật cụ thể, một số trường hợp có thể tự thoái lui sau nhiều năm.
+ Những dải thương tổn bằng với mặt da, trên bề mặt thương tổn có vảy da mỏng, giới hạn rõ với vùng da lành còn lại. Các dải này có màu hồng nâu hoặc màu đỏ, hình ovan, kích thước 2-5cm. Trường hợp điển hình, các dải thương tổn trông như các ngón tay, phân bố theo 1 hướng ở vùng mạn sườn, vùng ngực, mặt trong các chi.
Những dải thương tổn bằng với mặt da, trên bề mặt thương tổn có vảy da mỏng, giới hạn rõ với vùng da lành còn lại
+ Ngứa: Triệu chứng không đặc hiệu, người bệnh có hoặc không ngứa.
- Á vảy nến thể mảng lớn
Bệnh hay gặp ở nam giới độ tuổi trưởng thành, hiếm gặp ở trẻ lớn. Bệnh diễn biến mạn tính, kéo dài và đặc biệt người ta còn xếp nó là giai đoạn sớm của u lympho không Hodgkin( MF). Khoảng 10% các trường hợp Á vảy nến thể mảng lớn sẽ diễn biến thành tiền ung thư hạch không hodgkin mỗi thập kỷ
+ Những mảng thương tổn kích thước tương đối lớn, dao động từ 10 -20 cm, màu đỏ hoặc nâu, ranh giới không rõ ràng, trên bề mặt mảng thương tổn có vảy.
+ Vị trí: vùng thân mình (đặc biệt ở mông), vùng gốc chi (đặc biệt là ở đùi, ở phụ nữ thương tổn thường tập trung ở ngực.
+ Á vảy nến thể mảng lớn lại chia thành 2 hình thái:
Á vảy nến dạng mảng lớn, không teo: có những mảng thương tổn dát đỏ hơi thâm nhiễm, màu nâu xám hoặc mờ xỉn, trên nền có vảy phấn bong.
Á vảy nến dạng mảng lớn, teo: có những mảng thương tổn teo da không đồng đều, tạo thành vệt da teo, có thể kèm theo hiện thương giãn mạch, tăng sắc tố xen kẽ cũng tạo thành những vệt giãn mạch, tăng sắc tố vằn vèo tạo nên những đám loang lổ dạng mạng lưới.
+ Người bệnh có thể có ngứa ít.
Bệnh Vảy phấn dạng lichen
Bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc sau một trong những yếu tố thuận lợi như một đợt cảm cúm, sốt nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nào đó.
- Vảy phấn dạng lichen mạn tính
Đây là 1 bệnh lành tính. Tuy nhiên, diễn biến bệnh có tính chất dai dẳng, bệnh tái phát liên tục khi có điều kiện thuận lợi gây nên tình trạng từng đợt thương tổn nối tiếp nhau, thương tổn cũ mất đi lại xuất hiện thêm những thương tổn mới. Có số ít trường hợp, có 1 khoảng thời gian người bệnh thấy hết sạch thương tổn, và người ta gọi đây là khoảng thời gian ổn định của bệnh.
+ Toàn thân: thường không có thay đổi gì đặc biệt
+ Thương tổn dạng sẩn chắc, nổi gờ trên da, trên bề mặt sẩn có thể xuất hiện vảy da, khô, dính
+ Màu sắc sẩn: có thể đỏ hồng( thương tổn đợt cấp) hoặc nâu thẫm( thương tổn mạn tính)
+ Kích thước: nhỏ sau đó tăng dần
+ Vị trí thương tổn: vùng chi, thân mình
+ Cạo vảy theo phương pháp Brocq, kết quả thu được khác hoàn toàn với bệnh vảy nến
Ở bệnh nhân vảy nến: vảy da bong ra thành từng lớp mỏng, sau lớp vảy cuối cùng bong ra ta sẽ thấy hình ảnh giọt sương máu.
Ở Vảy phấn dạng lichen: vảy da bong ra cả mảng nhưng còn dính một bên không bong hết, đây gọi là dấu hiệu kẹp chì hay dấu hiệu gắn xi.
+ Thương tổn trên da đôi khi khá đa dạng: ngoài sẩn kể trên, ta có thể bắt gặp các thương tổn khác như:
Dát đỏ bằng với mặt da, trên nền có vảy
Vảy da, vảy tiết
Cơ năng: Bệnh nhân thường không có triệu chứng ngứa
- Vảy phấn dạng lichen và đậu mùa cấp tính
Diễn biến bệnh gồm các giai đoạn cấp, bán cấp hoặc mạn tính. Theo quan điểm cũ thì đây là bệnh lành tính, có thể tự thoái lui sau vài tháng hoặc vài năm. Nhưng mới đây, người ta lại tìm thấy những đặc điểm của một bệnh mạn tính, xen kẽ những đợt diễn biến nặng, cấp tính.
+ Toàn thân: có thể có biểu hiện giống với 1 đợt nhiễm virus cấp: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi...
+ Thương tổn ban đầu là những dát đỏ vùng thân mình, bằng với mặt da
+ Tiếp đến là sẩn phù mọc trên nền dát đỏ. Bề mặt sẩn sẽ xuất hiện các mụn nước hoặc nốt xuất huyết
+ Những mụn nước này có tính chất giống với mụn nước do virus, lõm giữa
Bệnh Á vảy nến và bệnh Vảy phấn dạng lichen
+ Diễn biến tiếp theo, các mụn nước vỡ ra, hình thành các sẩn loét, hoại tử, khô dần đóng vảy tiết thâm, và cuối cùng hình thành nên sẹo lõm, có thể tăng hoặc giảm sắc tố.
+ Các vị trí khác: vùng mặt, niêm mạc, lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không có tổn thương hoặc rất hiếm.
+ Bệnh có thể cải thiện dần theo hướng tích cực, có thể chuyển thành Vảy phấn dạng lichen mạn tính.
+ Hiếm gặp: trường hợp thương tổn loét hoại tử cấp tính, sốt cao.
Toàn thân biểu hiện như một tình trạng nhiễm trùng nặng: sốt cao, hạch to, đau mỏi cơ, khớp, thậm chí kèm theo có thay đổi tâm thần kinh...
Da: sẩn cục mọc lan tỏa, nhanh chóng loét, hoại tử và liên kết với nhau thành diện rộng, gây đau cho người bệnh.
Bờ thương tổn đỏ, gờ cao trên da, sau đó hình thành nên vảy tiết che phủ vùng thương tổn.
Trường hợp này gây tổn thương cả niêm mạc.
Biến chứng Á vảy nến
- Thể mảng nhỏ thì tương đối lành tính, hiếm khi có biến chứng.
- Thể mảng lớn, nếu không điều trị tích cực có thể dễ dàng chuyển thành giai doạn sớm của MF.
Biến chứng Vảy phấn dạng lichen
Cả 2 thể trong Vảy phấn dạng lichen đều tương đối lành tính, hiếm thấy có biến chứng.
Đây không phải là những căn bệnh truyền nhiễm, hay di truyền bởi vậy chúng không lây truyền cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
Hầu hết các trường hợp do tự phát hoặc khi cơ thể có phản ứng quá mức với các kháng nguyên: vi khuẩn, virus, thuốc...
Đối tượng nguy cơ cao bị Vảy phấn dạng lichen:
Bệnh hay gặp ở trẻ em và những người trưởng thành trẻ.
Yếu tố nguy cơ phát bệnh, tái bệnh: sự thay đổi thời tiết có thể làm nặng hoặc tái phát bệnh.
Bệnh Á vảy nến
- Cần điều trị tích cực đối với Vảy nến thể mảng lớn để ngăn chặn bệnh chuyển thành MF.
- Hạn chế các hoạt động căng thẳng, thức khuya, dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...
- Luôn tích cực thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao sức đề kháng: Thể dục đều đặn mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước...
Luôn tích cực thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao sức đề kháng
Biến chứng Vảy phấn dạng lichen
- Tuân thủ điều trị của bác sĩ để bệnh được kiểm soát tốt
- Hạn chế các hoạt động căng thẳng, thức khuya, dùng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...
- Luôn tích cực thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao sức đề kháng: Thể dục đều đặn mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước...
Á vảy nến thể mảng nhỏ
Xét nghiệm mô bệnh học:
- Hình ảnh Viêm da không đặc hiệu.
- Khoảng 1/3 số trường hợp vảy nến thể mảng nhỏ có sự thâm nhập các tế bào viêm ở thượng bì, rải rác tế bào sừng còn nhân, thoát dịch gây phù khoảng gian bào, tăng tế bào gai.
Á vảy nến thể mảng lớn
- Xét nghiệm mô bệnh học: đa dạng, có thể là hiện tượng viêm không đặc hiệu, xốp bào, trường hợp có hình ảnh của MF( Mycosis Gongoid).
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Giai đoạn sớm của U lympho không Hodgkin: Rất khó phân biệt. Vậy nên, khá nhiều ý kiến cho đây là giai đoạn sớm của MF.
+ Dermatomyosis: có tổn thương cơ đi kèm thương tổn da, men cơ tăng cao.
+ Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: ngoài thương tổn ở da biểu hiện chủ yếu vùng da hở, tiếp xúc ánh sáng mặt trời, còn có thể kèm theo thương tổn ở khớp, rụng tóc…, kháng thể kháng nhân dương tính.
Vảy phấn dạng lichen mạn tính
- Xét nghiệm: Mô bệnh học vùng thương tổn.
Xét nghiệm mô bệnh học vùng thương tổn
+ Lớp thượng bì: các tế bào sừng chưa biệt hóa hết, vẫn còn nhân, mào liên gai thuộc ranh giới phân chia giữa thượng bì và trung bì bị kéo dài. Lớp tế bào gai nằm giữa lớp tế bào hạt và tế bào mầm có sự huy động đến của các bạch cầu đơn nhân, gây hiện tượng thoát dịch và đứt cầu nối giữa các tế bào gai. Đặc biệt: lớp thượng bì cũng có các micro - abces tương tự như mô bệnh học của bệnh Vảy nến.
+ Lớp trung bì: nằm ngay dưới lớp thượng bì nên bị ảnh hưởng bởi sự thoát dịch ở lớp tế bào gai gây hiện tượng phù, sự xâm nhập của các tế bào viêm, Sự xâm nhập này ít hơn so với các thể Á vảy nến khác.
- Chẩn đoán phân biệt: Với các bệnh có sẩn khác, các bệnh có thương tổn dát đỏ, hồng.
+ Á lao sẩn hoại tử: Phản ứng mantoux thường dương tính, PCR dương tính với trực khuẩn lao.
+ Lichen phẳng: các sẩn dẹt, bóng, hình đa giác, màu tím hoa cà, trên bề mặt thường có những đường kẻ trắng.
+ Vảy phấn hồng Gilbert: trường hợp điển hình thương tổn dát hồng sắp xếp đối xứng 2 bên mạn sườn tạo nên hình ảnh cây thông noen, mô bệnh học.
+ Dị ứng thuốc dạng sẩn mủ: toàn trạng biểu hiện cấp tính, bệnh nhân ngứa nhiều, mô bệnh học.
+ Vảy nến thể giọt: nghiệm pháp Brocq dương tính, mô bệnh học.
+ Giang mai giai đoạn II: Bệnh nhân thường kèm thương tổn niêm mạc sinh dục hoặc miệng, xét nghiệm Syphilis dương tính.
Vảy phấn dạng lichen và đậu mùa cấp tính
- Xét nghiệm:
+ Mô bệnh học vùng thương tổn: lớp thượng bì hoại tử, lớp trung bì nông: hình ảnh xuất huyết và sự tập trung các tế bào viêm.
+ XN máu: Bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng...
- Chẩn đoán phân biệt với:
+ Thủy đậu: Xét nghiệm tìm được kháng thể của virus Varicella Zoster (VZV), PCR dịch vùng thương tổn dương tính với VZV.
+ Bệnh viêm mạch hoại tử: Làm mô bệnh học để phân biệt.
Á vảy nến thể mảng nhỏ
- Corticoid bôi, kem dưỡng ẩm làm mềm thương tổn, các sản phẩm bôi, dán, tắm làm chậm tăng sinh tế bào da: Polytar, Anthralin…
- Quang tuyến liệu pháp, chiếu tia UVB dải hẹp...
Corticoid bôi, kem dưỡng ẩm làm mềm thương tổn
Á vảy nến mảng lớn: Cần điều trị đặc biệt tích cực nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển thành MF
- Corticoid bôi loại mạnh.
- Quang tuyến liệu pháp, chiếu tia UVB dải hẹp…
- Dùng Vitamin A acid (Retinoid), ức chế miên dịch(methotrexat) đường toàn thân.
Cả 2 thể bệnh trên cần được kiểm tra định kỳ 3-6 tháng, đánh giá sự tiến triển của thương tổn, đặc biệt thể mảng lớn cần sinh thiết để theo dõi tiến triển của bệnh.
Bệnh Vảy phấn dạng lichen
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ dừng lại ở việc điều trị cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị cũng không rõ rệt.
Riêng với dạng Á vảy nến dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ nếu có: tình trạng nhiễm trùng, thuốc người bệnh đã dùng...
- Tại chỗ: dùng kem dưỡng ẩm như kẽm oxyd, hoặc bôi corticoid.
- Toàn thân:
+ Kháng sinh: Tetracyclin, Erythromycin liều 2g/ngày.
+ Quang hóa trị liệu
+ Chiếu UVB dải hẹp.
+ Pentoxifylline 400mg x 2 lần/ngày.
+ Trường hợp nặng phối hợp: quang hóa trị liệu, ức chế miễn dịch, kháng sinh, chống viêm.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!