Tin tức
Xuất huyết giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 06/11/2019 |Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu gồm những gì và thực hiện thế nào
- 14/04/2020 |Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu được tiến hành như thế nào?
- 15/09/2020 |Những thông tin liên quan đến hiện tượng giảm tiểu cầu
1. Tìm hiểu về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Những khái niệm về tiểu cầu, vai trò cũng như dấu hiệu của trạng tháigiảm tiểu cầusẽ giúp bạn nhận biết kịp thời về những dấu hiệu của bệnh.
Tiểu cầu là gì? Tầm quan trọng của chúng đối với cơ thể
Tiểu cầu được tạo ra từ tủy xương và truyền đi khắp nơi trong cơ thể, chúng là một thành phần tế bào của máu.
Vai trò của tiểu cầu:
Tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông cầm máu giúp chúng ta không bị mất máu quá nhiều khi tổn thương và đảm bảo sự nguyên vẹn của mạch máu khi bình thường.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng: Bằng cách trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn hay hỗ trợ các tế bàobạch cầutăng hiệu quả bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài như vi sinh vật.
Số lượng các tế bào tiểu cầu đo được thông qua thiết bị xét nghiệm huyết học trong cơ thể chúng ta sẽ nằm trong khoảng từ 150.000/mcL đến 400.000/mcL.
Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
Hình ảnh của bệnh nhân với những nốt xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu là trạng thái xuất huyết do giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương hay tiểu cầu bị phá hủy quá nhiều ở máu ngoại vi gây ra những biến chứng khá nặng nề như: chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu,xuất huyết não,... Căn bệnh này khá nguy hiểm, quá trình điều trị cũng cần một khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe thậm chí là tính mạng chúng ta. Bệnh lý này thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người trẻ tuổi, nữ giới.
Dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu là căn bệnh khá phức tạp, chúng có thể không biểu hiện một triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh như sau:
Chảy máu kéo dài ở vết thương bị cắt da
Người bệnh rất dễ bị chảy máu mũi, răng lợi thường xuyên
Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân
Cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi
Ở phụ nữ, thời kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn
Rất dễ bị bầm tím hoặc ban xuất huyết
Xuất hiện các nốt xuất huyết có kích thước nhỏ màu tím hoặc đỏ, thường sẽ xuất hiện ở cẳng chân
Dấu hiệu da bị xuất huyết do giảm tiểu cầu ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lý này là tên gọi tắt của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Theo bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh.
Chẳng hạn khi cơ thể bị vi trùng, virus, ký sinh trùng,… tấn công thì tế bào bạch cầu sẽ tự sinh ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các tác nhân trên. Trường hợp bệnh tự miễn, do nhận diện sai về tác nhân gây hại là một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể, kháng thể được sinh ra lại chống lại tiểu cầu. Kháng thể phá vỡ tiểu cầu và làm giảm số lượng của tiểu cầu trong máu, do đó cơ thể người bệnh rất dễ bị chảy máu khi gặp tác động nhẹ, hoặc có dấu hiệu xuất huyết dưới da.
Ngoài ra, có một số trường hợp bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn do không xác định được nguyên nhân.
2. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh
Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Từ đó, gây nên nhiều biến chứng khá nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bạn như: Chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, thậm chí có thể gây ra xuất huyết não - màng não ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, khi phát bệnh bạn phải thật cẩn thận trong sinh hoạt, không nên chạy nhảy và hoạt động nặng, hạn chế đánh răng hoặc xỉa răng, không nên ăn những vật cứng như mía, xương.
Khi phát hiện những triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu nướu răng, giác mạc thì nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra số lượng tiểu cầu, tránh trường hợp xuất huyết do giảm tiểu cầu và tìm ra nguyên nhân, cách điều trị dứt điểm nhằm không xảy ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Quá trình tiến triển của bệnh đối với trường hợp mạn tính có thể kéo dài trong vài năm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh nếu biết cách quản lý tình trạng bệnh tốt, thậm chí cả với những trường hợp nặng.
3. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào?
Phác đồ điều trị tình trạng này nhằm mục đích giữ lượng tiểu cầu ổn định nhằm ngăn chặn xuất huyết. Dưới đây là các phương pháp điều trị đúng cách:
Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em có thể tự khỏi hoàn toàn trong vòng 6 tháng. Với các trường hợp mạn tính vẫn có thể tự bình phục trong vài năm. Vì thế, nếu bạn đang thắc mắc bệnh lý mạn tính này có chữa được không thì câu trả lời là có thể.
Đối với người lớn trường hợp mắc bệnh nhẹ cần theo dõi và kiểm tra định kỳ tránh tình trạng bệnh phát triển nặng hơn. Tuy nhiên, nếu tiên lượng xấu đi thì cần phải có biện pháp điều trị. Liệu trình điều trị bệnh có thể bao gồm dùng thuốc, ngoại khoa (cắt lách).
Sử dụng thuốc có phải giải pháp tốt nhất?
Trường hợp bệnh tự phát nặng thì bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật.
Xuất huyết giảm tiểu cầu là căn bệnh nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nên những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe bạn. Vì vậy, nếu có biểu hiện của bệnh lý này hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tốt nhất để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và có liệu trình điều trị phù hợp.
Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín, chất lượng thì MEDLATEC là sự lựa chọn phù hợp với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và cơ sở vật chất tiên tiến nhất. Hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay từ bây giờ. Để được tư vấn và đặt lịch khám tại bệnh viện hãy liên hệ qua hotline1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!