Tin tức
Xuất hiện khối u ở chân - Đừng chủ quan!
- 31/10/2020 |Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khi bị vết thương ở chân
- 28/04/2021 |Tất tần tật mọi thông tin cần nhớ về bệnh giãn tĩnh mạch ở chân
- 26/07/2023 |Mọc mụn nước ở chân và ngứa: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
1. Khối u ở chân nói lên điều gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nổi khối u ở chân. Đôi khi, đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, do đó, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Một số bệnh lý có biểu hiện nổi khối u ở chân mà bạn nên biết là:
Nang hạch chân
Nang hạch chân không phải là trường hợp hiếm gặp, thường xuất hiện ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Hầu hết các trường hợp nang hạch chân là lành tính. Nang có hình tròn hoặc bầu dục, bên trong chứa dịch như thạch. Mặc dù ít gây nguy hiểm nhưng khi nang hạch phát triển, kích thước lớn gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch hoặc phẫu thuật cắt bỏ để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Khối u ở chân có thể là dấu hiệu bệnh lý nên bạn không được chủ quan
Gout
Nếu thấy xuất hiện các khối u ở chân hoặc tay bất thường đi kèm với những cơn đau cấp tính, xảy ra đột ngột và thường vào ban đêm thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh Gout. Khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao dẫn đến tích tụ tinh thể sắc nhọn trong khớp xương. Ngoài nổi u thì người bệnh còn gặp những triệu chứng như sau:
- Đau dữ dội các khớp xương, sưng đỏ, cảm giác nóng, khó chịu.
- Các vận động, sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế.
- Sốt nhẹ, chán ăn, thường xuyên thấy ớn lạnh.
U mỡ
U mỡ ở chân hầu hết là lành tính, nhiều trường hợp không cần điều trị nhưng nếu khối u có kích thước lớn, chảy dịch, mủ, gây đau nhức và hạn chế vận động chân thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Thông thường, u mỡ xuất hiện ở các vị trí như mắt cá chân, bắp chân, đùi,… Phổ biến nhất là sự hình thành khối u đơn độc, ngoài ra còn có u mỡ lan tỏa hoặc đối xứng lành tính.
U mỡ ở chân hầu hết là ở dạng lành tính và ít gây ảnh hưởng sức khỏe
U nang hoạt dịch khoeo chân
U nang hoạt dịch khoeo chân hay u nang baker mô tả sự hình thành của khối u lành tính phía sau gối do dịch khớp tích tụ quá nhiều. Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gãy xương, gout, đứt dây chằng, viêm cơ,… thường có nguy cơ cao bị bệnh. Những triệu chứng khi bị u nang baker mà bạn cần lưu ý là:
- Tê cứng khớp xương, hạn chế khả năng vận động của đầu gối.
- Khi sờ nắn có thể cảm nhận được khối u mềm, tròn, nhỏ ở phía sau đầu gối.
- Đau, cảm giác căng tức vùng khoeo chân phía sau gối.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch xảy ra có thể do nhiễm trùng, chấn thương hoặc các bao hoạt dịch chịu áp lực lớn trong thời gian dài. Khi đó, dịch sẽ tràn ra bên ngoài dẫn đến hình thành khối u ở chân. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khu vực gần bao hoạt dịch bị viêm.
Tình trạng này cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm để khắc phục các cơn đau và phòng ngừa biến chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động gây căng tức để giảm đau. Nếu cần thiết có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.
Chân nổi khối u bất thường có thể do viêm bao hoạt dịch
U sợi bì
Dermatofibroma hay u sợi bì là khối u nổi dưới da có đường kính nhỏ, sờ cứng như đá, không di chuyển do các tế bào dư thừa tích tụ. Đây là những khối u lành tính, thường thấy nhất là ở chân. Các khối u này không gây đau, một số trường hợp bị ngứa hoặc có hiện tượng viêm nhiễm.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng nhiều khớp trong cơ thể bị viêm. Căn bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nổi u cục ở các khớp bị viêm, phổ biến nhất là các khớp ở chân và tay. Bệnh gây đau nhức từ nhẹ đến nặng theo mức độ tăng dần, nhiều trường hợp, các khớp trở nên cứng khiến người bệnh không thể cử động làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện phổ biến nhất là các cơn đau khớp, cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc là sau khi người bệnh không hoạt động trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng cứng khớp có thể giảm dần nếu được vận động nhiều.
2. Nên làm gì khi thấy khối u ở chân?
Ngoài bệnh lý thì khối u ở chân hình thành có thể do tích tụ hoạt chất, tế bào dư thừa, tổn thương, tai nạn, va đập, áp xe, nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm việc trong môi trường ô nhiễm,… trong thời gian dài. Tùy theo từng trường hợp mà biện pháp xử lý khối u ở chân sẽ khác nhau.
Điều mà bạn cần làm nhất khi thấy chân nổi khối u bất thường là tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám từ đó lên phương án điều trị hiệu quả nếu cần thiết. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tự ý xử lý khối u bằng bất cứ phương pháp nào theo kinh nghiệm dân gian hay truyền miệng. Điều này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng sức khỏe.
Sự hình thành khối u ở chân hay ở các vị trí khác trên cơ thể một cách bất thường đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Để phát hiện sớm những khối u hình thành trong cơ thể, bạn nên thực hiệntầm soát ung thưkể cả khi cơ thể không có biểu hiện bất thường.
Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn để kiểm tra khối u ở chân hay tầm soátung thư. MEDLATEC có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại, thường xuyên được cập nhất mới theo công nghệ tiên tiến trên thế giới, Trung tâm Xét nghiệm vận hành, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ). Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cũng như tầm soát ung thư tại MEDLATEC.
Khách hàng thăm khám tại MEDLATEC
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng gọi về tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATECđể được giải đáp thắc mắc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!