Tin tức
Xét nghiệm Ure máu giúp đánh giá chức năng của thận
- 02/08/2019 |Xét nghiệm Ure máu và những điều cần biết
- 30/11/2019 |Tổng hợp những kiến thức cơ bản về xét nghiệm ure máu
1. Xét nghiệm Ure máu là gì?
Quá trình chuyển hóa chất đạm (protein) của cơ thể tạo ra sản phẩm cuối cùng là Ure máu được đào thải ra ngoài qua thận.
Ure luôn tồn tại trong cơ thể và được bổ sung thường xuyên thông qua các chất đạm. Đây là các protein ngoại sinh được chuyển hóa thành axit amin nhờ các protease của đường tiêu hóa. Sau đó được chuyển hóa tiếp và cuối cùng thành CO2 và NH3.
Trong đó, NH3 là một chất độc cần được đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ của gan là chuyển hóa NH3 thành Ure và chuyển đến thận qua đường máu. Khi đó thận sẽ lọc Ure và các chất khác để đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Chính vì vậy mà quá trình chuyển hóa NH3 và lọc Ure có thể bị ảnh hưởng khi chức năng gan, thận gặp rối loạn.
Xét nghiệm Ure máugiúp đánh giá tình trạng chức năng của thận
Xét nghiệm Ure máu(hay xét nghiệm BUN - Blood Urea Nitrogen) thực chất làxét nghiệm máuđể định lượng nồng độ Urea Nitrogen có trong máu. Chỉ số Ure máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận. Chỉ số Ure máu rơi vào khoảng 2,5 - 7,5 mmol/l thì được coi là bình thường.
- Nếu chỉ số này càng cao thì có nghĩa là chức năng thận càng kém, hàm lượng protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thế thiếu nước dẫn đến quá trình lưu thông kém.
- Ngược lại, nếu chỉ số Ure máu thấp hơn so với mức trung bình thì có thể bạn đang bị suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý về gan.
2. Ure máu thay đổi trong những trường hợp nào?
Như đã nói ở trên, chỉ số bình thường của Ure máu là 2,5 - 7,5mmol/l. Trong một số trường hợp nhất định, chỉ số này sẽ có sự thay đổi ít nhiều.
2.1. Trường hợp Ure tăng cao
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có nhiều protein.
- Người bịsuy thận, tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,...
- Người bị ngộ độc thủy ngân.
- Các trường hợp tăng dị hóa protein: suy dinh dưỡng, bỏng, sốt,...
- Nhiễm trùng nặng,xuất huyết tiêu hóa,...
Chế độ ăn quá nhiều protein có thể khiến Ure máu tăng cao
2.2. Trường hợp Ure giảm
- Phụ nữ có thai.
- Người có chế độ ăn kiêng, chế độ ăn nghèo protein.
- Xơ gan, suy gan, viêm gan mạn tính hoặc cấp tính.
- Hội chứng thận hư, giảm hấp thu.
- Người mắc hội chứng tiết ADH không phù hợp.
3. Ure máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Bất kỳ sự tăng giảm Ure máu nào cũng đều có những tác động nhất định đến sức khỏe con người. Cụ thể:
3.1. Ảnh hưởng tim mạch
Sự thay đổi bất thường của nồng độ Ure máu có thể làm tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh, nhỏ. Đặc biệt có thể gây ra trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt đối với người bị suy thận giai đoạn cuối.
3.2. Ảnh hưởng tiêu hóa
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon. Khi ở mức độ nặng hơn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng và họng, có dấu hiệu đen lưỡi. Trường hợp ure máu tăng quá cao người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa.
3.3. Ảnh hưởng hô hấp
Người bệnh thường xuyên bị rối loạn nhịp thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi NH3 (amoniac), thậm chí có thể gây hôn mê.
Sự tăng giảm bất thường của Ure máu có thể dẫn đến rối loạn nhịp thở
3.4. Ảnh hưởng thần kinh
Tăng giảm Ure máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh ở 3 mức độ tăng dần, người bệnh có thể đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở mức độ nhẹ; nặng hơn thì rơi vào trạng thái mơ màng, nói mê, vật vã. Khi Ure máu tăng cao ở mức độ nặng nhất có thể dẫn đến co giật, đồng tử co lại, hôn mê và phản ứng kém với ánh sáng.
3.5. Ảnh hưởng huyết học
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mức độ ảnh hướng có thể khác nhau, thường tăng Ure máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
3.6. Ảnh hưởng thân nhiệt
Sự thay đổi Ure trong máu khiến nhiệt độ cơ thể giảm.
4. Quy trình xét nghiệm Ure máu
Tuy là xét nghiệm máu nhưng người bệnh không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm mà chỉ cần hạn chế không ăn các loại thực phẩm có chứa quá nhiều protein. Thời điểm làm xét nghiệm thích hợp nhất là vào buổi sáng. Quy trình xét nghiệm có thể kéo dài trong khoảng 1 giờ.
Để hạn chế máu lưu thông, nhân viên y tế sẽ quấn băng cố định quanh bắp tay sau đó sử dụng cồn y tế để sát trùng vị trí lấy máu. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Ure máu thường là máu tĩnh mạch. Nhân viên y tế sử dụng kim tiêm và lấy một lượng máu vừa đủ (khoảng 2ml) và cho vào ống nghiệm vô trùng để bảo quản.
Sau khi hoàn tất quá trình lấy máu, băng quấn quanh tay sẽ được tháo, vị trí tiêm sẽ được thoa bông gòn tẩm cồn và băng lại giúp cầm máu. Người bệnh nên lưu ý tránh cử động mạnh sau khi lấy mẫu.
Mẫu máu sẽ được gửi ngay đến phòng xét nghiệm để tiến hành đo lường và phân tích.
Trong quá trình thực hiện nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào thì người bệnh nên tham khảo ý kiến và xin tư vấn của bác sĩ để được thông tin sớm, chính xác nhất.
5. Địa chỉ uy tín làm xét nghiệm Ure máu
Hiện nay, rất nhiều người chủ quan khi cơ thể có những triệu chứng bất thường mà không hề hay biết đó lại chính là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.
Khi làm các xét nghiệm tổng quát định kỳ, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm Ure máu để theo dõi chức năng hoạt động của gan và thận.
Một trong những địa chỉ làm xét nghiệm Ure máu uy tin hiện nay chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đến với MEDLATEC, người bệnh sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng và đáng tin cậy nhất với mức giá thành phù hợp.
Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bên cạnh đó, thấu hiểu được nỗi lòng của khách hàng ở xa khi phải đến sớm và xếp hàng dài chờ đợi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm Ure máu ngay tại nhà. Sau khi có kết quả, bạn sẽ nhận được sự tư vấn cụ thể từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa.
Tất cả những gì bạn cần làm là gọi ngay đến tổng đài hoặc đăng ký trên website chính thức của bệnh viện để đăng ký. Nhân viên y tế sẽ đến tận nơi để lấy mẫu và kết quả được trả sau 2 giờ.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!