Tin tức
Xét nghiệm TSH trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh lý tuyến giáp
- 07/02/2020 |Xét nghiệm TG trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp
- 07/02/2020 |Xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp
- 24/02/2020 |Xét nghiệm tuyến giáp và những điều cần biết
- 02/04/2020 |Tìm hiểu ý nghĩa của phương pháp nội soi tuyến giáp
- 03/04/2020 |Tầm quan trọng của xét nghiệm Anti - TPO trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp
1. Xét nghiệm TSH là gì?
TSH hay hoocmon kích thíchtuyến giáplà một glycoprotein do thùy trước tuyến yên tiết ra dưới sự kiểm soát của một hormon vùng dưới đồi là TRH. Khi TRH được tiết ra nó sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản sinh ra TSH và TSH lại kích thích và giải phóng ra T3, T4.
Xét nghiệm TSHđược dùng để chẩn đoán các tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp như: cường giáp,suy giáp. Để chẩn đoán phân biệt nguồn gốc suy giáp là tại tuyến giáp hay ngoài tuyến giáp và để theo dõi đáp ứng điều trị bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp (trong bệnh lý Basedow).
Hình 1: Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể
- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp:
Căng thẳng và run tay chân.
Kém tập trung.
Tăng nhịp tim, đau nhức cơ khớp.
Tăng cân bất thường.
Kinh nguyệt bất thường.
Luôn cảm thấy người lạnh.
2. Quy trình thực hiện xét nghiệm như thế nào?
Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm. Xét nghiệm này thực hiện phân tích trên huyết thanh/huyết tương.
Bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm nhưng nên thông báo với các bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ TSH trong máu. Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng vì TSH thay đổi theo nhịp ngày đêm.
Máu tĩnh mạch sau khi được lấy sẽ được ly tâm lấy huyết thanh/huyết tương và được phân tích trong phòng xét nghiệm. Thực hiện xét nghiệm trong thời gian sớm nhất từ sau khi lấy bệnh phẩm để có được kết quả chính xác nhất. Nếu không thực hiện được sớm, mẫu bệnh phẩm cần được bảo quản trong điều kiện lạnh 2 - 8 độ C để tránh gây sai kết quả.
Hình 2: Lấy máu tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm
3. Kết quả xét nghiệm
Giá trị tham chiếu của xét nghiệm TSH bình thường là: 0.27 - 4.2 mIU/L.
- Nồng độ TSH tăng trong trường hợp:
+ Bệnh nhân suy giáp nguồn gốc bệnh tại tuyến giáp.
+ Sử dụng một số loại thuốc gây suy giáp: Lithium, thuốc kháng giáp trạng như Iot 131,…
+ Có kháng thể kháng TSH hay có tình trạng khánghormon tuyến giáp.
+ Đã cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp.
+ TSH sản xuất không đúng chỗ.
+ Trong các bệnh lý cường tuyến yên, u tế bào biểu mô tuyến yên, ung thư phổi, viêm tuyến giáp,…
+ Trường hợp giảm thân nhiệt.
- Giảm nồng độ TSH gặp trong các trường hợp:
+ Cường giáp nguồn gốc tại tuyến giáp.
+ Suy giáp nguồn gốc tuyến yên, vùng dưới đồi.
+ Tuyến giáp đa nhân.
+ Do dùng thuốc: Amiodaron, chế phẩm chứa iốt,…
+ Giảm chức năng tuyến yên.
Tuy nhiên trong một số trường hợp khi nồng độ TSH thấp chưa đủ để khẳng định bệnh nhân mắc bệnh cường giáp. Cần thực hiện xét nghiệm TSH kết hợp với xét nghiệm TRH.
Đối với bệnh nhân điều trị bằng Amiodaron cần xét nghiệm TSH trước khi dùng thuốc và xét nghiệm kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần.
Đối với phụ nữ mang thai bị suy giáp có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tiền sản giật, sinh non, thiếu máu,…
Hình 3: Bệnh lý tuyến giáp gây ảnh hưởng nghiêm trọng với phụ nữ mang thai
Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả là:
Mẫu xét nghiệm bị vỡ hồng cầu.
Sử dụng các chất đồng vị phóng xạ.
Người bệnh sử dụng các thuốc làm tăng nồng độ TSH: Lithium, kali iodure, amphetamine,… và các thuốc làm giảm nồng độ TSH: aspirin, dopamine,…
4. Ý nghĩa của xét nghiệm TSH
Xét nghiệm TSH có vai trò quan trọng để chẩn đoán các rối loạn chức năng tuyến giáp và nguyên nhân gây ra. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ rối loạn chức năng tuyến giáp thì đây là xét nghiệm đầu tiên được chỉ định.
Xét nghiệm còn dùng để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý tuyến giáp.
Đây là xét nghiệm tốt nhất để phát hiện tình trạng thừa hay thiếu hormon tuyến giáp trong trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng.
5. Cần làm gì để phòng ngừabệnh tuyến giáp?
Để phòng ngừa hạn chế mắc bệnh tuyến giáp bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
- Chế độ ăn bổ sung đầy đủ lượng iod. Một số loại thực phẩm giàu iot như: cá, rong biển, sữa, trứng thịt, rau xanh trái cây, cacao,…
- Không sử dụng quá nhiều đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
- Hạn chế hút thuốc lá, bia rượu.
- Nhận biết sớm các triệu chứng bất thường của cơ thể để khám bệnh kịp thời.
Hình 4: Đăng ký xét nghiệm chức năng tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để phát hiện bệnh kịp thời
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang thực hiện xét nghiệm TSH nhằm chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Bệnh viện cũng có gói khám tổng quát bệnh lý tuyến giáp bao gồm tất cả các xét nghiệm kiểm tra đánh giá chức năng tuyến giáp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đội ngũ y bác sĩ tận tâm với nghề, quy trình trả kết quả được kiểm soát chặt chẽ sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng và yên tâm nhất về kết quả.
Nếu như bạn tham gia bảo hiểm nhân thọ hay một số công ty bảo hiểm khác, có thể bạn sẽ được hưởng chế độ bảo lãnh viện phí tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khi tới khám chữa bệnh. MEDLATEC có liên kết với gần 40 công ty bảo hiểm, thực hiện chế độ bảo lãnh viện phí cho các khách hàng tham gia trong các gói bảo hiểm.
Gọi điện đặt lịch khám cho chúng tôi theo số 1900565656 để được cung cấp thêm các thông tin về gói khám bệnh cũng như các dịch vụ, chế độ khi thăm khám tại bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!