Tin tức
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà có được không?
- 19/09/2022 |Chuyên gia giải đáp: Ăn nhiều đường bị tiểu đường hay không?
- 21/09/2022 |Mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn hay không?
- 22/09/2022 |Gợi ý danh sách những loại trái cây dành cho người tiểu đường
1. Tại sao nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đườnglà bệnh lý nguy hiểm, diễn biến phức tạp, có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn và có thể gây biến chứng thai kỳ nếu không kiểm soát tốt. Trong thời gian đầu, tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện, chỉ có thể kiểm tra bằng xét nghiệm.
Thai phụ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng tiểu đường thai kỳ
Nếu phát hiện muộn, tiểu đường thai kỳ rất khó kiểm soát, hơn nữa có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Biến chứng cho mẹ có thể kể đến như: huyết áp cao, tiền sản giật, rối loạn tuần hoàn, đa ối, sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, tăng tỷ lệ sinh mổ,... Với thai nhi, biến chứng do tiểu đường thai kỳ của mẹ có thể gây ra gồm: thừa cân, thai lưu, dị tật bẩm sinh, suy hô hấp sau sinh, vàng da,...
Để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ và ngăn ngừa biến chứng, xét nghiệm kiểm tra được khuyến cáo nên thực hiện từ khoảng tuần thai thứ 24 - 28. Ngoài ra, những mẹ bầu có nguy cơ cao do đường huyết ở mức cao hoặc chế độ ăn uống không phù hợp có thể cần duy trìxét nghiệm tiểu đườngthai kỳ trong các lần khám thai.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ ăn phù hợp
Những phụ nữ mang thai sau có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn so với người bình thường bao gồm:
Người bị cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, xét nghiệm thấy nồng độ chất béo trung tính triglyceride cao.
Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Mẹ bầu mắc hội chứng đa nang buồng trứng.
Người thừa cân, béo phì.
Người có thói quen tiêu thụ nhiều chất đường bột.
Người hút thuốc lá.
Người bị stress, căng thẳng thần kinh trong thời gian dài.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu có các biểu hiện của tiểu đường thì cũng cần chủ động xét nghiệm kiểm tra bao gồm: thị lực mờ, thường xuyên có cảm giác khát nước, cơ thể mệt mỏi, luôn có cảm giác đói kể cả ngay sau khi ăn, đi tiểu thường xuyên hơn bình thường,...
Mệt mỏi, hay khát nước,... là những triệu chứng điển hình của tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm này thường nằm trong gói kiểm tra sức khỏe thai kỳ định kỳ, ngoài ra mẹ có thể tự theo dõi bằng xét nghiệm tại nhà.
2. Sử dụng máy đo đường huyết - một trong các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà
Với máy đo đường huyết tại nhà, bạn có thể kiểm tra tiểu đường có độ chính xác tương đối cao bất cứ lúc nào. Việc kiểm tra tiểu đường nên thực hiện tại khung giờ nhất định để việc theo dõi chỉ số đường huyết được chính xác.
Các bước xét nghiệm tiểu đường với máy đo đường huyết như sau:
Rửa tay với xà phòng và lau khô, có thể dùng bông gòn thấm cồn để sát khuẩn ngón tay tốt hơn, tránh vi khuẩn hoặc tác nhân lạ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Dùng kim lấy máu vào ống bút.
Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn, sau đó nhỏ giọt máu vào đầu que thử rồi chờ kết quả.
Cách xét nghiệm tiểu đường với máy đo đường huyết tại nhà
Tần suất kiểm tra đường huyết với cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu là khác nhau, cụ thể như sau:
Với mẹ bầu mắc tiểu đường trước khi mang thai: nênxét nghiệm đường huyếttrước, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ: nên xét nghiệm tiểu đường trước bữa ăn sáng và sau các bữa ăn.
Ngoài ra, 1 số trường hợp mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe đặc biệt, bác sĩ sẽ khuyến cáo thời điểm kiểm tra phù hợp để theo dõi đường huyết tốt nhất. Kết quả xét nghiệm nên được ghi lại để bác sĩ tham khảo, đánh giá tình trạng bệnh lý và đưa ra lời khuyên nhằm kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn.
Kết quả xét nghiệm đường huyết hiển thị trên thiết bị được coi là bình thường (theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ) như sau:
Chỉ số đường huyết khi đói: ≦ 92 mg/dl (tương đương với 5.1 mmol/l)
Chỉ số đường huyết sau khi ăn 1 giờ: ≦ 180 mg/dl (tương đương với 10 mmol/l)
Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ: ≦ 153 mg/dl (tương đương với 8.5 mmol/l)
Nếu có nhiều hơn 2 kết quả bất thường, hãy thông báo cho bác sĩ vì bạn đang có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.
3. Có nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà không?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có những loại xét nghiệm sau:
Xét nghiệm glucose.
Xét nghiệm HbA1c.
Xét nghiệm dung nạp đường huyết.
Với xét nghiệm glucose và xét nghiệm HbA1c, thai phụ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ365cacuoc 789 để tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi. Với xét nghiệm dung nạp đường huyết, thai phụ cần thực hiện tại bệnh viện.
Hiện nay, một trong những cơ sở y tế được nhiều mẹ bầu tin tưởng hiện nay để làm xét nghiệm tiểu đường là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện sở hữu Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), có khả năng thực hiện cả 3 loại xét nghiệm trên, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.
Nếu sử dụng dịch vụ xét nghiệm glucose và HbA1c tại nhà, khách hàng chỉ phải chi trả thêm 10.000 đồng cho phí đi lại và lấy mẫu so với khi thực hiện xét nghiệm tại bệnh viện. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả qua email, tin nhắn hoặc trả tận nơi tùy khách hàng lựa chọn.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ định kỳ tại nhà
Khi có kết quả xét nghiệm, khách hàng sẽ được tư vấn tường tận, kỹ càng từ các chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tụy với bệnh nhân. Ngoài được giải thích về kết quả xét nghiệm, bệnh nhân còn được tư vấn các vấn đề liên quan như chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi,... để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn, thai nhi phát triển toàn diện.
Nếu có nhu cầu tư vấn thêm, mẹ bầu có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline1900 56 56 56để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!