Tin tức
Xét nghiệm phát hiện não mô cầu - những thông tin cơ bản nhất
- 17/10/2019 |Tiêm vắc xin não mô cầu và 4 điều cần biết
- 06/05/2020 |Vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis nguy hiểm như thế nào?
- 16/02/2021 |Những điều bạn cần biết về viêm màng não mô cầu trước khi quá muộn
1. Tìm hiểu về vi khuẩn gây bệnh não mô cầu
Vi khuẩn não mô cầucó tên khoa học là Neisseria Meningitidis, chúng âm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và thường cư trú ở hầu họng để phát triển, nhân nhanh số lượng. Sau khi nhiễm khuẩn từ 2 - 4 ngày, viêm niêm mạc hầu họng sẽ bắt đầu xuất hiện, đồng thờivi khuẩnxâm nhập vào máu để di chuyển đến não gây bệnh.
Não mô cầu là vi khuẩn nguy hiểm, hay gâyviêm màng não, không hoặc hiếm khi gây viêm não ở trẻ
Ở nước ta, vi khuẩn não mô cầu ở chủng A, B, C là phổ biến nhất. Xét nghiệm chẩn đoán giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn cũng như định danh. Vi khuẩn não mô cầu có thể xâm nhập gây bệnh ở mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa có kháng thể nhờ tiêm phòng.
Vi khuẩn não mô cầu gây ra nhiều triệu chứng bệnh không điển hình so với các căn nguyên khác, tiến triển nhanh và nguy hiểm như:
Nhiễm trùng
Trẻ có thể sốt lên tới 39 - 40 độ C, đi kèm với các biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hay gặp như: đau đầu, buồn nôn, ho, đau họng, cơ thể mệt mỏi, đau khớp, mỏi cơ, nôn ói,…
Rối loạn ý thức
Khi vi khuẩn não mô cầu tấn công tế bào thần kinh, bệnh nhân thường có dấu hiệu li bì, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê, kích thích quá mức,…
Rối loạn ý thức thường gặp ở bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu nặng
Viêm màng não
Các triệu chứng của tình trạng viêm màng não bao gồm: buồn nôn, đau đầu dữ dội, nôn ói, táo bón, cứng gáy, tiêu chảy,…
Phát ban
Trên da bệnh nhân sẽ xuất hiện sớm các vết ban xuất huyết hoại tử hình sao (tử ban).
Hội chứng sốc nhiễm trùng nhiễm độc
Đây là tình trạng rất nặng của nhiễm vi khuẩn não mô cầu, có biểu hiện nhiễm độc, nhiễm trùng nặng, hạ huyết áp, suy thượng thận, suy đa tạng,…
2. Bác sĩ giải thích chi tiết các xét nghiệm phát hiện não mô cầu
Xét nghiệm phát hiện não mô cầuchủ yếu dựa vào xét nghiệm dịch não tủy vì vi khuẩn này tồn tại và phát triển chủ yếu trong dịch não tủy. Tuy nhiên, sau xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn cho kết quả dương tính, cần thực hiện nhiều xét nghiệm khác để đánh giá và tiên lượng bệnh, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Mặc dù vi khuẩn não mô cầu có mặt trong nhiều dịch tiết của cơ thể, song xét nghiệm có tỷ lệ dương tính cao nhất để phát hiện vi khuẩn này vẫn là xét nghiệm dịch não tủy. Bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật chọc dò tủy sống, sau đó quan sát các đặc điểm về màu sắc, tốc độ chảy của dịch não tủy cũng như thực hiện các xét nghiệm kiểm tra như:
Xét nghiệm sinh hóa
Xét nghiệm này ở bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu sẽ thấy tình trạng giảm nồng độ glucose, tăng nồng độ protein, xét nghiệm đếm tế bào thấy trên 1.000 tế bào/mm3 (đa số là bạch cầu hạt trung tính).
Xét nghiệm nhuộm soi giúp quan sát hình ảnh khuẩn não mô cầu
Xét nghiệm nhuộm soi
Trên mẫu dịch não tủy, bác sĩ sẽ tiến hành nhuộm gram để vi khuẩn mô não cầu dễ dàng được quan sát. Hình ảnh vi khuẩn là các song cầu gram âm, có hình như hạt cà phê nằm trong tế bào. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng giúp kiểm tra số lượng tế bào, tiêu biểu như tế bào bạch cầu.
Xét nghiệm nuôi cấy
Mẫu dịch não tủy được bảo quản trong điều kiện phù hợp để đem đến phòng thí nghiệm nuôi cấy. Nuôi cấy sẽ cần một môi trường đầy đủ dinh dưỡng, vi khuẩn não mô cầu tại đây sẽ phát triển giống như trong môi trường người.
Với lượng vi khuẩn não mô cầu nhân lên ở số lượng nhất định, bác sĩ có thể xác định sự tồn tại cũng như định danh vi khuẩn, xây dựngkháng sinhđồ điều trị.
Xét nghiệm sinh học phân tử khuếch đại gen của vi khuẩn
Xét nghiệm này khuếch đại để xác định gen của khuẩn não mô cầu, từ đó xác định được sự hiện diện của vi khuẩn có trong mẫu dịch não tủy. So với các xét nghiệm khác, xét nghiệm sinh học phân tử này cho kết quả nhanh chóng, chính xác hơn.
3. Những biện pháp giúp phòng ngừa chủ động não mô cầu
Đối tượng thường nhiễm khuẩn não mô cầu là trẻ em dưới 5 tuổi, tiến triển bệnh nhanh có thể gây tử vong hoặc những thương tật vĩnh viễn. Biến chứng nguy hiểm do khuẩn não mô cầu có thể gây ra như: tổn thương não, hoại tử chi,… Hơn nữa, vi khuẩn này lại dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh.
Có thể chủ động phòng ngừa nhiễm não mô cầu bằng các biện pháp sau:
3.1. Dự phòng kháng sinh
Với các đối tượng phải tiếp xúc với người bị viêm màng não do não mô cầu cần phải dùng kháng sinh dự phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm. Các kháng sinh thường dùng là:
Rifampin, Ceftriaxone : dùng cho trẻ em.
Fluoroquinolon, Ciprofloxacin, Levofloxacin: dùng cho người lớn.
3.2. Tiêm vắc xin
Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xinviêm nãomô cầu sớm. Ghi nhớ lịch tiêm nhắc lại để đảm bảo, bổ sung đủ kháng thể kháng bệnh. Ngoài ra, nên lưu ý một số vấn đề sau:
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh não mô cầu tốt nhất
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người có triệu chứng hoặc người bệnh.
Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với trẻ hoặc người khác.
Bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu phải tự cách ly điều trị theo đúng quy định.
Chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức về viêm màng não do não mô cầu để phòng ngừa và xử lý khi mắc bệnh tốt hơn.
Xét nghiệm phát hiện não mô cầusẽ được chỉ định trong các trường hợp có dấu hiệu bệnh nghi ngờ hoặc người từng tiếp xúc gần với người bệnh. Cần thực hiện sớm để cách ly, điều trị cho người bệnh, vừa đạt hiệu quả cao vừa tránh lây lan cho cộng đồng.
Liên hệ với MEDLATEC qua hotline1900 56 56 56để được tư vấn thêm. Chắc chắn, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tếISO15189:2012 và CAP (từ ngày 7/1/2022), đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ đem đến cho bạn những tư vấn hữu ích.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!