Tin tức

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ngày 02/08/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là hình thức chẩn đoán giúp bác sĩ phát hiện ra các bệnh lý về máu mà bệnh nhân đang gặp phải. Dựa vào kết quả có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và xác định phương án điều trị.

1. Những thông tin quan trọng được cung cấp bởi xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ có tên tiếng Anh là Complete Blood Count (CBC), nhiều người vẫn hay gọi tắt là xét nghiệm máu toàn bộ hay huyết đồ. Đây là một trong những hình thức xét nghiệm thường quy giúp đánh giá tình trạng về số lượng và chất lượng các thành phần của máu. Qua đó bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, xác định các vấn đề bệnh lý khác người bệnh đang có nguy cơ gặp phải, bao gồm thiếu máu, rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay nhiễm trùng,...

Trong máu có 3 thành phần chính bao gồm: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.xét nghiệm công thức máutoàn bộ sẽ giúp cung cấp các thông tin về những thành phần này. Cụ thể như sau:

  • Hồng cầu: giữ nhiệm vụ đưa oxy từ phổi tới các cơ quan khác trong cơ thể và đem gửi một phần CO2 từ những cơ quan này trả cho phổi. Trung bình một tế bào hồng cầu có tuổi thọ khoảng 120 ngày.
  • Bạch cầu: là một thành phần của máu nhưng cũng góp mặt trong hệ miễn dịch để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Có 3 dạngbạch cầuđó là: bạch cầu Mono (Monocyte), bạch cầu hạt (Eosinophil, Neutrophil, Basophil) và bạch cầu Lympho (Lymphocyte).
  • Tiểu cầu: vai trò quan trọng nhất của tiểu cầu là tham gia quá trình đông máu ngoại sinh, chữa lành những tổn thương ngoài da. Một tế bào tiểu cầu trung bình có thể sống được khoảng 9 - 11 ngày.

Các thành phần chính của máu và chức năng của mỗi thành phần

Các thành phần chính của máu và chức năng của mỗi thành phần

2. Khi nào cần xét nghiệm công thức máu toàn bộ?

Như đã nêu trước đó thì xét nghiệm công thức máu toàn bộ sẽ giúp phản ánh tình trạng hiện tại của các tế bào máu trong cơ thể. Sau đây là những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm này:

Để đánh giá thể trạng:

Xét nghiệm công thức máu là danh mục thường quy được chỉ định trong công tác thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ.

Để chẩn đoán bệnh:

Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt, mệt mỏi, viêm, bấm tím ngoài da, suy nhược cơ thể, chảy máu,... thì bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh tiến hành xét nghiệm công thức máu toàn bộ để xác định nguyên nhân của những tình trạng này. Trong trường hợp nghi ngờ nguy cơ nhiễm trùng bệnh nhân cũng cần thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Để chỉ định truyền máu:

Cơ thể có nguy cơ bị mất máu cấp tính (xuất huyết ồ ạt) có thể ảnh hưởng đến huyết động. Đó là khi gặp phải những trường hợp bị chấn thương, tai nạn, xuất huyết tiêu hóa,ung thưmáu hay bệnh lý suy tủy,... Khi đó để đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động được bình thường thì bệnh nhân cần phải được cung cấp đủ lượng máu tối thiểu. Chỉ định truyền máu lúc này là rất cần thiết và trước khi truyền máu bệnh nhân cần phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh

Để theo dõi diễn tiến của bệnh lý nào đó:

Nếu bệnh nhân mắc các bệnh về máu (bệnh bạch cầu, thiếu máu hay bệnh đa hồng cầu,...) thì kết quả xét nghiệm công thức máu toàn bộ sẽ giúp bệnh nhân theo dõi được tình trạng diễn biến của bệnh.

Ngoài ra xét nghiệm công thức máu toàn bộ còn được áp dụng để theo dõi và đánh giá khả năng ảnh hưởng một số loại thuốc đối với thành phần tế bào máu trong cơ thể bệnh nhân. Để từ đó bác sĩ sẽ điều chỉnh việc dùng thuốc sao cho phù hợp và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

3. Các bước tiến hành xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm thường áp dụng choxét nghiệm miễn dịchvà xét nghiệm sinh hóa. Còn đối với xét nghiệm công thức máu toàn bộ thì bạn không cần thiết phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu. Tương tự như sau khi lấy máu xong bạn vẫn có thể ăn uống như bình thường.

Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy khoảng 2ml mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay của bệnh nhân. Mẫu máu sau khi thu thập được sẽ chuyển tới phòng xét nghiệm và phân tích. Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, xét nghiệm công thức máu toàn bộ đã được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của các loại máy đếm tự động nên kết quả thường có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng.

4. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Sau đây là một số nguy cơ bệnh lý có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm công thức máu toàn bộ:

Đối với dòng tế bào hồng cầu:

  • Hồng cầu, hematocrit, hemoglobin cao bất thường: cảnh báo bệnh tim, bệnh đa hồng cầu hay tình trạng cô đặc máu;
  • Hồng cầu, hematocrit, hemoglobin thấp hơn mức bình thường: nguy cơ thiếu máu do mất máu, suy dinh dưỡng, bệnh lý tủy xương, bệnh tan máu.

Đối với dòng tế bào bạch cầu:

  • Số lượng bạch cầu giảm: rối loạn tự miễn, vấn đề về tủy xương, ung thư, dùng các thuốc gây giảm bạch cầu;
  • Bạch cầu tăng vượt mức: rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm, bệnh lý tủy xương, phản ứng khi dùng thuốc,...

Đối với dòng tế bào tiểu cầu:

  • Tiểu cầu giảm: là tín hiệu của suy giảm chức năng đông máu khiến bệnh nhân bị chảy máu khó cầm hoặc chảy máu tự phát;
  • Tiểu cầu tăng: xuất phát từ rối loạn nguyên phát trong quá trình tủy xương tạo ra các tế bào máu. Điều này làm tăng nguy cơ tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch, từ đó gây tắc nghẽn mạch máu.

Dựa trên kết quả, xét nghiệm công thức máu toàn bộ sẽ giúp tiết lộ nhiều thông tin bệnh lý quan trọng

Dựa trên kết quả, xét nghiệm công thức máu toàn bộ sẽ giúp tiết lộ nhiều thông tin bệnh lý quan trọng

Có thể nói khi các tế bào tiểu cầu gặp phải các vấn đề bất thường về số lượng thì có khả năng đó là triệu chứng cảnh báo bệnh nhân đang mắc một bệnh lý nào đó, hoặc là do tác dụng phụ của các thuốc điều trị.

Để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn nên thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác nhưxét nghiệm kháng thểHIT hay xét nghiệm chức năng tiểu cầu.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ có thể giúp chẩn đoán và sàng lọc nhiều tình trạng bệnh lý, các hội chứng rối loạn hay nhiễm trùng xảy ra trong cơ thể. Thậm chí loại xét nghiệm này còn có khả năng phát hiện bệnh trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên lâm sàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám và thực hiện hình thức xét nghiệm này nhưng chưa biết nên đăng ký ở đâu thì có thể tham khảo địa chỉ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại được đầu tư đồng bộ; Trung tâm Xét nghiệm được chứng nhận đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, MEDLATEC chính là lựa chọn sáng suốt cho những ai đang muốn tìm kiếm một địa chỉ xét nghiệm, khám chữa bệnh đáng tin cậy.

Quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline1900 56 56 56để cập nhật thêm các thông tin chi tiết về các chương trình ưu đãi, dịch vụ thăm khám và xét nghiệm củaMEDLATECngay hôm nay!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map