Tin tức
Viêm kết mạc mắt là bệnh như thế nào? Cách điều trị ra sao?
- 07/01/2021 |Tổng hợp những thông tin cần biết về viêm kết mạc mắt
- 29/04/2021 |Viêm kết mạc mùa xuân: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- 11/04/2021 |Những điều bạn nhất định phải biết về viêm kết mạc cấp tính!
- 17/01/2021 |Viêm kết mạc ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
- 15/04/2021 |Viêm kết mạc mãn tính do đâu và cách điều trị hiệu quả
1. Bệnh viêm kết mạc là bệnh gì?
Khi đôi mắt bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng và biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng sưng đỏ mắt, nếu tình trạng viêm nghiêm trọng, người bệnh có thể chảy nước mắt rất nhiều và xuất hiện nhiều rỉ mắt.
Viêm kết mạc còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ
Khoảng 7 - 10 ngày, những triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện và bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, vì thời điểm bị bệnh nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt cũng có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn thêm nghiêm trọng và người bệnh có nguy cơ đối mặt với những rủi ro về sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân chính:
Tình trạng viêm do vi khuẩn, virus:
Đây được cho là nguyên nhân gây bệnh chính. Cụ thể, tình trạng đau mắt đỏ thường do virus adeno và virus herpes gây ra. Trong đó,viêm kết mạcherpes ít gặp hơn viêm kết mạc do adeno. Khi vô tình tiếp xúc với người bị bệnh, bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể do một số loạivi khuẩngây ra, chẳng hạn như vi khuẩn Haemophilus hay vi khuẩn Streptococcus pneumoniae,…
Viêm kết mạc herpes do virus herpes gây ra
Viêm kết mạc do bị dị ứng
Bên cạnh nguyên nhân là do vi khuẩn, virus gây ra thì bệnh còn có thể do dị ứng với một số tác nhân như dị ứng phấn hoa, dị ứng với lông vật nuôi, dị ứng mỹ phẩm hoặc dị ứng với nước clo trong bể bơi,…
Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
2. Những triệu chứng của bệnh viêm kết mạc
Một số triệu chứng bệnh thường gặp:
Người bệnh bị đỏ mắt, không đau mắt.
Không bị ảnh hưởng đến thị lực.
Xuất hiện nhiều rỉ mắt.
Luôn cảm thấy cộm mắt, giống như có dị vật trong mắt.
Một số trường hợp chảy rất nhiều nước mắt.
Một số trường hợp khác có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như ho,viêm mũi dị ứnghay hắt hơi liên tục,…
3. Phương pháp điều trị cho người bệnh viêm kết mạc
Để điều trị hiệu quả, bạn cần phải dựa vào những tác nhân gây viêm:
Nếu viêm kết mạc do virus: Những trường hợp bệnh này có thể tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể chườm lạnh hoặc rửa mặt bằng nước lạnh để cải thiện triệu chứng, giảm bớt sự khó chịu. Một số trường hợp có thể dùng thuốc nhỏ mắt vàthuốc kháng sinhđể phòng bội nhiễm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân có thể uống thuốc theo đơn của bác sĩ
Nếu tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra thì có thể dùng kháng sinh hoặc thuốc mỡ tra mắt, cần lưu ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp viêm kết mạc do dị ứng: Cần tránh tiếp xúc với những yếu tố khiến bạn bị dị ứng. Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng thuốc kháng dị ứng, kháng viêm hay thuốc nhỏ mắt để giảm nhẹ triệu chứng theo đơn thuốc của bác sĩ.
Một số lưu ý:
Người bệnh nên vệ sinh mắt thường xuyên, lau rỉ mắt bằng những khăn giấy ẩm sạch, không nên sử dụng khăn quá khô để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, dùng chung đồ dùng cá nhân với mọi người để tránh lây nhiễm.
Không nên đến những nơi công cộng để tránh lây nhiễm cho mọi người.
Khi tra thuốc nhỏ mắt hoặc vệ sinh mắt, bạn nên vệ sinh tay bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng vi khuẩn trên tay sẽ khiến viêm mắt nặng hơn.
Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, người bệnh cần phải che chắn cho mắt thật cẩn thận để mắt không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời,…
Người bệnh cần được nghỉ ngơi thoải mái để đôi mắt được thư giãn. Lúc này, bạn không nên sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh,…
4. Phương pháp phòng tránh bệnh viêm kết mạc
Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, đặc biệt là khăn mặt hay kính mắt.
- Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt là sau khi ra ngoài đường, hay sau khi tiếp xúc với người bệnh thì lại càng không nên chủ quan.
Không nên dụi mắt để tránh khiến bệnh nặng hơn
- Bỏ thói quen dụi mắt.
- Nên đeo kính mắt khi ra ngoài đường để bảo vệ mắt một cách tốt nhất.
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt như các loại vitamin A, vitamin E,…
- Không nên lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính,…
- Không để mắt phải làm việc quá nhiều. Sau mỗi giờ làm việc, bạn có thể nhắm mắt thư giãn vài phút để mắt được nghỉ ngơi.
Bệnh viêm kết mạc không phải là bệnh nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Nhưng không nên vì thế mà chủ quan, bạn nên chăm sóc cho thật tốt cho đôi mắt của mình để triệu chứng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc, hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chuyên gia khuyên bạn, nếu có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín về khám chữa các bệnh về mắt. Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện đều là những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, từng làm tại nhiều bệnh viện danh tiếng trên cả nước.
Bên cạnh đó, các trang thiết bị của bệnh viện rất hiện đại, được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y học hiện đại hàng đầu thế giới. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả chẩn đoán và chất lượng khám chữa bệnh tại đây.
Nếu bạn còn thắc mắc, có thể gọi đến số hotline1900 56 56 56của bệnh viện để được các chuyên gia tư vấn điều trị bệnh hoặc hỗ trợ đặt lịch khám sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!