Tin tức
Viêm họng nhiễm khuẩn: triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
- 04/03/2021 |Viêm họng liên cầu và những thông tin liên quan ai cũng cần biết
- 10/05/2021 |Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị viêm họng sốt bao lâu thì nên đưa đi viện?
- 14/05/2021 |Viêm họng do liên cầu khuẩn nguy hiểm không và triệu chứng bệnh
1. Viêm họng nhiễm khuẩn có triệu chứng gì?
Tác nhân gâyviêm họng nhiễm khuẩnhay gặp nhất là do vi khuẩn liên cầu nhóm A, chúng có thể xâm nhập vào họng gây bệnh qua đường không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh.
Viêm họngnhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em và người hệ miễn dịch kém
Vi khuẩn tấn công thường gây nhiễm khuẩn ở niêm mạc họng hoặc amidan và gây ra những triệu chứng điển hình như:
1.1. Sốt
Vi khuẩn liên cầu gây viêm họng thường khiến bệnh nhân sốt cao, đặc biệt là trẻ em có thể sốt trên 38 độ C. Nhưng ở một số bệnh nhân, viêm họng nhiễm khuẩn có thể không sốt hoặc sốt nhẹ.
1.2. Sưng hạch cổ
Vi khuẩn không chỉ tấn công vào niêm mạc họng và amidan mà còn di chuyển xa, gây sưng đau hạch bạch huyết ở cổ. Hạch bạch huyết là nơi chứa tế bào bạch cầu - tế bào có nhiệm vụ tiêu diệtvi khuẩn. Tình trạng này khiến người bệnh có thể sờ thấy rõ hạch cổ sưng, cứng, nổi rõ trên da.
1.3. Xuất hiện đốm trắng trong họng
Sự phát triển và nhân lên số lượng nhanh chóng của vi khuẩn liên cầu trong họng gây hình thành các vết đốm hoặc vệt trắng trong họng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, ngứa họng khó chịu. Những đốm trắng này có thể lan rộng, xuất hiện khắp niêm mạc họng và amidan.
Phát ban là triệu chứng nặng của viêm họng nhiễm khuẩn
1.4. Phát ban
Nhiều người viêm họng nhiễm khuẩn, nhất là trẻ em có hiện tượng phát ban ở vùng cổ hoặc ngực. Phát ban toàn thân thường báo hiệu tình trạng viêm họng nhiễm khuẩn nặng, bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị y tế chặt chẽ.
1.5. Đau họng
Đặc điểm đau họng do nhiễm khuẩn là cơn đau có tính chất dữ dội và dai dẳng, nặng hơn rất nhiều so với viêm họng do virus. Nhiều bệnh nhân còn đau họng khiến họ khó nuốt, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa mỗi khi ăn.
1.6. Triệu chứng khác
Tùy theo tiến triển bệnh màviêm họng nhiễm khuẩncó thể gây một số triệu chứng toàn thân khác nhưng không điển hình như: khó thở, đau cứng cơ, đau dạ dày, nước tiểu đậm màu,… Đặc biệt nếu có triệu chứng nước tiểu đậm màu, cần đưa bệnh nhân đi thăm khám, kiểm tra có bị biến chứng viêm thận do liên cầu khuẩn hay không.
Viêm họng nhiễm khuẩn là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng, nhưng trẻ nhỏ từ 5 - 15 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng nguy cơ nhất.
2. Thuốc nào dùng trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn?
Với viêm họng nhiễm khuẩn, điều trị bằngkháng sinhvẫn là biện pháp chủ yếu bên cạnh những biện pháp chăm sóc và cải thiện khác. Trong một số trường hợp viêm họng nhiễm khuẩn không điều trị hoặc không dùng kháng sinh, triệu chứng vẫn tự giới hạn nhưng nguy cơ kéo dài dai dẳng và gây biến chứng khó lường.
Kháng sinh vẫn là thuốc chủ yếu trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn
Điều trị sớm và triệt để viêm họng nhiễm khuẩn không những giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân mà còn ngăn ngừa nguy cơ gây lây nhiễm bệnh lan rộng. Cụ thể, dưới đây là các nhóm thuốc điều trị viêm họng nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng sinh
Những thuốc kháng sinh có thể dụng bao gồm: Penicillin, Macrolid, cephalosporin,… Để chỉ định kháng sinh điều trị, cần có sự thăm khám và đánh giá của bác sĩ, từ đó sẽ có phác đồ điều trị cụ thể, đúng thuốc, đúng liều, đúng đủ thời gian.
Thuốc hỗ trợ
Những triệu chứng của viêm họng nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, có thể cải thiện bằng thuốc:
Thuốc hạ sốt như paracetamol, thường dùng trong các trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C.
Thuốc kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin để cải thiện tình trạng viêm họng, đau họng,…
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung Vitamin C từ chế phẩm hoặc hoa quả để tăng cường sức đề kháng, bệnh viêm họng nhiễm khuẩn sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Paracetamol giúp giảm sốt, giảm đau do viêm họng nhiễm khuẩn
3. Phòng ngừa viêm họng nhiễm khuẩn như thế nào?
Tác nhân gây viêm họng nhiễm khuẩn hay gặp là vi khuẩn liên cầu nhóm A, chúng rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua đường không khí. Khi người bệnh hắt hơi, ho, vi khuẩn dễ theo dịch tiết bắn ra ngoài không khí và tổn tại trong thời gian khá lâu. Nếu người lành tiếp xúc hoặc vô tình dùng tay dính dịch vi khuẩn đưa lên mũi, miệng, nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Do đó, để phòng ngừa viêm họng nhiễm khuẩn, nên thực hiện các biện pháp sau:
Rửa tay thường xuyên
Tay là bộ phận tiếp xúc với rất nhiều vật dụng, trong đó có thể chứa vi khuẩn liên cầu nhóm A gây viêm họng nhiễm khuẩn. Vì thế nên chủ động rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với dịch tiết của người nghi mắc bệnh, đưa tay lên miệng, mũi thường xuyên.
Che miệng khi ho
Nếu bạn đang mắcviêm họng nhiễm khuẩn, khi ho hoặc hắt hơi nên tránh xa nơi đông người, che miệng để ngăn ngừa vi khuẩn phát tán xa.
Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
Vật dụng cá nhân của người bệnh cũng mang theo nguồn bệnh, khi bạn sử dụng chung, tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội tấn công và gây bệnh.
Súc miệng và làm sạch họng bằng nước muối
Có thể dùng nước muối hoặc nước ấm để làm sạch vùng họng miệng. Chườm ấm vùng họng bằng túi chườm hoặc khăn thấm sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng đau họng.
Súc miệng bằng nước muối giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm họng nhiễm khuẩn
Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả
Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung ít nhất 1,5 - 2 lít nước để đảm bảo cho hoạt động trao đổi chất, làm mát cơ thể cũng như thải bỏ chất độc. Ngoài ra, ăn nhiều hoa quả, nhất là hoa quả chứa Vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và bệnh lý.
Viêm họng nhiễm khuẩn nếu được điều trị tốt sẽ nhanh chóng được cải thiện, bệnh nhân không nên chủ quan vì bệnh có thể gây biến chứng nặng khó lường.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!