Tin tức

Viêm hô hấp trên ở trẻ - Bệnh thường gặp nhưng không thể chủ quan

Ngày 24/04/2024
Tham vấn y khoa:Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Viêm hô hấp ở trẻ có nguyên nhân liên quan đến các loại virus, vi khuẩn. Những tác nhân này dễ xâm nhập khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Mặc dù là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhưng cha mẹ không thể xem thường. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu trẻ bị viêm hô hấp, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra để được tư vấn điều trị kịp thời.

1. Thế nào là viêm hô hấp trên ở trẻ?

Viêm hô hấp trên ở trẻ là thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, xuất phát chủ yếu từ thanh quản đến mũi họng. Cụ thể là vùng thanh quản, vùng xoang, vùng hầu, vùng họng và vùng mũi. Đây là những cơ quan tiếp nhận không khí. Tiếp theo, không khí lại tiếp tục được làm ấm, làm ẩm, loại bỏ tạp chất, sau đó mới được chuyển đến phổi.

Viêm hô hấp trên ở trẻ là bệnh lý khá thường gặp

Viêm hô hấp trên ở trẻ là bệnh lý khá thường gặp

Chính bởi thường xuyên phải tiếp xúc với yếu tố gây bệnh trong không khí ngoài môi trường nên hệ cơ quan hô hấp phía trên thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng bị viêm. Bệnh lý này rất hay gặp ở trẻ nhỏ, miễn dịch còn non nớt.

2. Tác nhân làm tăng nguy cơ viêm hô hấp trên ở trẻ

Trẻ bị viêm hô hấp trên chủ yếu là do nhiễm một số loại vi khuẩn, virus. Trong đó:

  • Virus: Phổ biến nhất là virus sởi, virus cúm,... chúng dễ lây lan nhưng không gây triệu chứng nghiêm trọng.
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn Bordetella, tụ cầu khuẩn,... cũng là tác nhân gây bệnh thường gặp.

Virus cúm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm hô hấp trên

Virus cúm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm hô hấp trên

Bên cạnh đó, thể trạng sức khỏe và yếu tố từ ngoài môi trường có thể khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên hơn. Cụ thể:

  • Thể trạng sức khỏe yếu: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có hệ miễn nhiễm kém.
  • Yếu tố từ ngoài môi trường: Khói, bụi, nhiệt độ thấp,... là những tác nhân ngoài môi trường dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên.

3. Biểu hiện của trẻ khi bị viêm hô hấp trên

Triệu chứng cho thấy trẻ bị viêm hô hấp trên không khó để nhận biết. Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng nhất:

  • Trẻ bị sốt.
  • Ho, cơn ho xuất hiện theo từng cơn (có thể có đờm hoặc không đờm).
  • Chảy dịch mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Trẻ bị đau rát họng, khó nuốt.
  • Trẻ chán ăn hoặc bỏ bú.
  • Nếu đã biết nói, tiếng nói của trẻ thường bị khàn.
  • Trẻ bị ngứa mắt kèm biểu hiện chảy nước mắt.

Sốt là biểu hiện dễ gặp nhất của bệnh

Sốt là biểu hiện dễ gặp nhất của bệnh

Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng chưa thực sự rõ rệt nên thường phát hiện muộn rồi dẫn đến tình trạngviêm phổi. Do vậy, ba mẹ nên chú ý theo dõi biểu hiện bất thường, cho trẻ đi khám sớm, tránh biến chứng không mong muốn.

4. Biến chứng khi trẻ bị viêm hô hấp trên

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị viêm hô hấp trên dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác, thường gặp nhất là viêm phổi, viêm phế quản hoặc tiểu phế quản.

Thậm chí, trẻ còn có thể bị viêm màng não, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu,... nguy hiểm đến tính mạng.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm hô hấp trên

5.1. Chẩn đoán

Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên ở trẻ hay bị nhầm lẫn với bệnh hen, cúm,... Do đó, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Để chẩn đoán chứng viêm hô hấp trên, bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện lâm sàng kết hợp một số phương pháp xét nghiệm.

5.2. Điều trị

Phác đồ điều trị cho trẻ bị viêm hô hấp trên phụ thuộc theo tình trạng bệnh cụ thể. Trong đó:

  • Viêm hô hấp trên ở mức độ nhẹ: Trẻ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Viêm hô hấp trên ở mức độ vừa: Trường hợp trẻ có dấu hiệu bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ kèm triệu chứng sốt cao, ho, thở nhanh (hơn 50 nhịp mỗi phút), ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Viêm hô hấp trên ở mức độ nặng: Trẻ đã chuyển sang viêm phổi, dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Lúc này, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Viêm hô hấp trên ở mức độ rất nặng: Trẻ cần được điều trị tích cực, theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Trẻ có có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trẻ có có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, ba mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng. Liều lượng và thời gian dùng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ sốt, kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề,... là một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho trẻ bị viêm hô hấp trên.

6. Cách phòng ngừa viêm hô hấp trên cho trẻ

Để phòng ngừa viêm hô hấp trên cho trẻ, ba mẹ nên phối hợp thực hiện các phương pháp dưới đây.

  • Ngăn chặn không cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh: Ba mẹ không cho trẻ đến vùng dịch, hạn chế tiếp xúc với người lạ, tránh đưa trẻ đến nơi đông người. Nếu đưa trẻ đến nơi công cộng, bạn hãy đeo khẩu trang cho trẻ, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: Cho trẻ bổ sung đủ chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng. Trường hợp trẻ chưa cai sữa, trẻ cần được bú sữa mẹ thường xuyên.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Hàng ngày, bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ. Đặc biệt là vệ sinh đường mũi họng, rửa tay khử khuẩn đúng phương pháp, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh nơi ở cho trẻ: Khu vực trẻ hay sinh hoạt cần được vệ sinh, loại bỏ phần nào tác nhân gây bệnh.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao hàng ngày: Đây là biện pháp đơn giản giúp trẻ tăng cường sức khỏe, củng cố khả năng đề kháng.
  • Cho trẻ đi tiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế: Ba mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ba mẹ hãy vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ

Ba mẹ hãy vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ

7. Lưu ý chăm sóc trẻ bị viêm hô hấp trên

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm hô hấp trên, bạn hãy tham khảo một vài kinh nghiệm sau.

  • Chăm sóc trẻ bị chảy nước mũi,nghẹt mũi: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Đồng thời, bạn nên cho trẻ kê cao đầu, lau nước mũi bằng khăn bông mềm hoặc khăn giấy.
  • Chăm sóc trẻ bị sốt: Giúp trẻ hạ sốt những biện pháp đơn giản như chườm khăn ấm, để trẻ uống nhiều nước, cho trẻ mặc quần áo thông thoáng. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chăm sóctrẻ bị ho:Nếu nhận thấy trẻ bị ho, bạn hãy cho trẻ súc họng bằng nước muối sinh lý, có thể uống thêm nước chanhmật ong.
  • Chăm sóc trẻ bị nôn: Bạn hãy để trẻ nằm nghiêng sang một bên, ưu tiên thức ăn dễ nuốt như cháo, cho trẻ uống một chút nước sau khi ăn. Nếu trẻ chưa cai sữa mẹ, bạn hãy cho trẻ bú thành nhiều lần.

Nói chung, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ, bạn tốt nhất nên cho trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị đúng phương pháp. Trong đó, chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với kinh nghiệm gần 30 năm hoạt động là địa chỉ tin cậy ba mẹ có thể lựa chọn.

Mong rằng từ phần tổng hợp kiến thức y khoa trên đây, bạn sẽ phần nào hiểu hơn về bệnh lýviêm hô hấp trên ở trẻ. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi vào số1900 56 56 56củaMEDLATECđể được tư vấn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map