Tin tức
Viêm gan B là gì và những lưu ý khi bị bệnh
- 01/10/2023 | Dịch vụ xét nghiệm máu viêm gan B và những thông tin liên quan
- 01/07/2023 | Thuốc điều trị viêm gan B gồm những loại nào?
- 01/11/2023 | Viêm gan B ở thể ngủ là gì? Có nguy hiểm không?
- 01/12/2023 | Thông tin sắp có thuốc chữa khỏi viêm gan B có đúng hay không?
1. Viêm gan B là gì?
Nhiều người đã nghe nói đến bệnh viêm gan B nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ viêm gan B là gì. Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, có thể phá hủy tế bào gan và làm tổn thương gan, đồng thời đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan.
Viêm gan B có thể lây qua đường truyền máu
Một số con đường lây nhiễm viêm gan B:
- Mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc khi chuyển dạ.
- Quan hệ với người bị nhiễm bệnh nhưng không sử dụng bao cao su.
- Dùng chung kim tiêm với người bệnh.
- Dùng chung một số đồ dùng cá nhân với người bệnh.
- Xăm mày, xăm môi, xỏ lỗ tai,....
- Từng được truyền máu hay một số chế phẩm từ máu.
Khi bị viêm gan B, phần lớn người bệnh đều không có biểu hiện rõ ràng và thậm chí cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, có thể sốt hoặc không, nước tiểu có màu đậm, vàng da, vàng mắt, đau khớp, chán ăn,...
2. Phải làm gì nếu bị viêm gan B?
Những trường hợp viêm gan B cấp, cơ thể khó khả năng thải sạch virus và có thể khỏi bệnh. Do đó, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc để dẫn tới những rủi ro sức khỏe không đáng có như suy gan, suy thận,... Những trường hợp mắc viêm gan mạn tính cũng có thể hồi phục và thải sạch virus nếu người bệnh thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho bệnh nhân bị viêm gan B:
- Thường xuyên tái khám để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải.
- Cân bằng chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi.
- Có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bổ sung như mát xa hay các loại thảo dược. Bạn cần lưu ý rằng, thảo dược có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích và những hướng dẫn chi tiết.
- Nếu bạn nhiễm viêm gan B nhưng không bị tăng men gan và không có biểu hiện xơ gan thì bạn có thể ăn uống bình thường, chỉ cần kiêng bia rượu và một số loại đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, cần tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Đối với trường hợp nhiễm virus và tăng men gan thì cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và để cơ thể nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động nặng hay tập luyện quá sức.
3. Người bệnh viêm gan B có thể lập gia đình, sinh con và cho con bú hay không?
Người bị viêm gan B hoàn toàn có thể lập gia đình. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục nên trước khi kết hôn bạn cần cho người vợ hay người chồng của mình tiêm vắc xin phòng bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Mẹ đã được điều trị viêm gan B ổn định thì nguy cơ lây bệnh cho con thường rất thấp
Trường hợp bệnh nhân là nam giới thì hoàn toàn có thể sinh con mà không gây lây nhiễm cho con. Khi con chào đời, hãy cho con tiêm phòng viêm gan B theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
Nếu người bệnh là nữ giới, bạn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con khi mang thai hoặc khi chuyển dạ. Do đó, nếu có kế hoạch sinh con, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ cho lời khuyên hữu ích. Để phòng tránh lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con khi mang thai, bạn cần:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm lượng virus HBV trong máu, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con.
- Trong vòng 24 giờ đầu tiên từ khi chào đời, trẻ cần được tiêm phòng viêm gan B và tiêm huyết thanh miễn dịch kháng viêm gan B. Nếu trẻ là trường hợp sinh thiếu tháng, nhẹ cân, gặp phải tình trạng sặc ối, ngạt,... thì bác sĩ sẽ cân nhắc về vấn đề tiêm vắc xin và tiêm huyết thanh.
Người mẹ bị bệnh vẫn có thể cho con bú nếu trẻ đã được tiêm huyết thanh và tiêm phòng sau sinh. Nếu người mẹ đang uống thuốc điều trị viêm gan B, cần cung cấp thông tin thuốc với bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết có thể cần đổi thuốc điều trị.
4. Phòng ngừa viêm gan B bằng cách nào?
Để hạn chế nguy cơ bị viêm gan B, bạn cần tiêm vắc xin. Đây là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất.
Chị em đã có kế hoạch mang thai thì nên tiêm phòng viêm gan B
- Ngay sau khi chào đời, mọi em bé nên được tiêm vắc xin và huyết thanh kháng viêm gan B. Thời điểm tiêm phù hợp là trong vòng 24 giờ đầu tiên. Những mũi tiêm còn lại sẽ theo lịch của chương trình tiêm chủng quốc gia.
- Bất cứ ai cũng nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra xem mình có nhiễm virus viêm gan B hay không.
- Nếu chưa bị viêm gan B thì nên tiêm phòng bệnh. Sau khi tiêm, chỉ số anti-HBs > 10 IU/mL thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh của bạn sẽ được giảm đi.
MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm viêm gan B đáng tin cậy
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ viêm gan B là gì và giải đáp một số thông tin liên quan đến bệnh. Nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hay đang chuẩn bị kế hoạch sinh con và dương tính với xét nghiệm HBsAg dương tính, bạn nên đi khám để dược điều trị bệnh ổn định và phòng ngừa nguy cơ lây bệnh cho con trong tương lai.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng xin vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!