Tin tức
Viêm đường tiết niệu ở nữ: triệu chứng và cách điều trị
- 22/04/2021 |4 nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu điển hình, thường gặp nhất
- 03/06/2021 |6 cách đơn giản phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em
- 11/06/2021 |Chuyên gia tư vấn: nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào cần đến bác sĩ?
1. Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ
Hệ tiết niệu là một hệ cơ quan thực hiện vai trò lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu ra ngoài cùng các chất độc, sản phẩm chuyển hóa dư thừa. Hoạt động của đường tiết niệu giúp duy trì nồng độ các chất thích hợp trong máu, bảo vệ sức khỏe con người. Cụ thể, đường tiết niệu bao gồm: 2 quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Tỷ lệviêm đường tiết niệuở nữ giới trưởng thành có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới
Nếu đường tiết niệu khỏe mạnh, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng, sự xuất hiện của vi khuẩn có thể dẫn tới viêm nhiễm. Nữ giới có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới, đặc biệt là lứa tuổi trưởng thành đang trong giai đoạn quan hệ tình dục.
Viêm đường tiết niệu tại các vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm và biến chứng khác nhau, chia thành 2 nhóm chính là:
Viêm niệu trên: viêm thận, viêm bể thận, áp xe thận, thận ứ mủ, viêm thận ngược chiều.
Viêm niệu dưới: viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
Viêm niệu dưới thường gặp và ít biến chứng hơn
Không những phổ biến màviêm đường tiết niệu ở nữ giớirất dễ tái phát nếu không loại bỏ được nguyên nhân và hạn chế các yếu tố nguy cơ.
2. Viêm đường tiết niệu gây ra những triệu chứng gì cho nữ giới?
Viêm đường tiết niệu không phải là hiếm gặp ở nữ giới song không nhiều chị em hiểu rõ về căn bệnh này cũng như tự kiểm tra, phát hiện bản thân có đang mắc bệnh hay không. Thực tế, không ít chị em mắc viêm đường tiết niệu nhưng bệnh nhẹ hoặc thể kín đáo nên triệu chứng cũng mờ nhạt, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe phụ khoa. Đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu nhưng ít hoặc không có triệu chứng thương là người bị tiểu đường, phụ nữ mang thai, phụ nữ ở độ tuổi hoạt động tình dục cao,…
Nếu có triệu chứng, người bệnh viêm đường tiết niệu sẽ có những biểu hiện sau:
2.1. Triệu chứng viêm đường tiết niệu tại chỗ
Triệu chứng khó chịu trên hệ tiết niệu khi đi tiểu là thường gặp nhất bao gồm: tiểu lắt nhắt, tiểu gây cảm giác buốt rát, muốn đi tiểu nhiều lần, cảm giác tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu trong bàng quang,…
Viêm đường tiết niệu nghiêm trọng hơn sẽ gây triệu chứng tiểu ra mủ, nước tiểu đục, nặng mùi hoặc thậm chí là nước tiểu có lẫn máu. Nếu viêm bàng quang, người bệnh sẽ có thêm triệu chứng đau vùng hạ vị, còn viêm tại thận thường gây đau vùng hông lưng.
Viêm thận thường gây triệu chứng nặng nhất nhưng thời gian đầu khá kín đáo nên khó phát hiện và điều trị từ sớm.
Nước tiểu của người viêm đường tiết niệu có chứa vi khuẩn
2.2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu toàn thân
Thận là cơ quan quan trọng của đường tiết niệu, cũng là nơi tiếp nhận lượng lớn máu hàng ngày để thực hiện lọc thải chuyển thành nước tiểu. Vì thế, nếu viêm đường tiết niệu xâm nhập ở thận thì nhiễm trùng có thể lan sang máu gây nhiễm trùng máu và người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng toàn thân như: sốt cao, môi khô, rét run từng cơn, mặt hốc hác, lưỡi dơ,… Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc càng thể hiện rõ thì khả năng nhiễm trùng nặng càng cao, càng nguy hiểm cho sức khỏe của chị em.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu khá giống và thường bị nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa, song triệu chứng đường tiểu thường rõ ràng hơn. Tốt nhất khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, chị em nên sớm đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả.
3. Làm gì khi có triệu chứng viêm đường tiết niệu?
Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn, do đó phương pháp điều trị chính là dùngkháng sinhvới liều lượng tùy theo triệu chứng và mức độ bệnh. Tuy nhiên không tự ý dùng kháng sinh tại nhà không có hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng sai liều lượng có thể gây nhờn thuốc, gây khó khăn cho điều trị và nguy cơ biến chứng cao.
3.1. Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu ở nữ giớicần sử dụng đúng kháng sinh và đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả tốt. Với bệnh nhân mới chỉ xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu khu trú, thường là viêm niệu đạo thì thường chỉ định kháng sinh đường uống từ 5 - 7 ngày.
Viêm đường tiết niệu chủ yếu điều trị bằng kháng sinh
Nếu triệu chứng viêm đường tiết niệu nặng như lạnh run, nhiễm trùng huyết, xuất hiện ổ viêm thì cần nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Nếu dùng kháng sinh nhưng không hiệu quả hoặc bệnh tái phát nhiều lần, cần kiểm tra có dị dạng đường tiểu hay không để đặt ống tiểu. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do dùng kháng sinh không phù hợp, lúc này bác sĩ cần nuôi cấyvi khuẩnđể lựa chọn đúng kháng sinh điều trị.
3.2. Dùng thuốc sát trùng
Bên cạnh thuốc kháng sinh thì viêm đường tiết niệu ở nữ giới cũng được điều trị bằng thuốc uống có tính sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên do nghiên cứu về hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc chưa nhiều nên chưa có nhiều nơi áp dụng điều trị.
3.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu viêm đường tiết niệu không thể khống chế bằng thuốc hoặc có xuất hiện biến chứng nặng tại thận. Ngoài ra, nếuviêm đường tiết niệu ở nữlà do dị dạng hệ niệu thì cũng cần phẫu thuật chỉnh sửa, tránh bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe.
Viêm đường tiết niệu gây biến chứng nặng cần phẫu thuật
Do cấu tạo nên nữ giới có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu và tái phát bệnh cao hơn, vì thế bên cạnh điều trị thì chị em cần lưu ý chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng ngừa bệnh bằng cách: Uống đủ nước để bài tiết nước tiểu hiệu quả, vệ sinh cơ quan sinh dục - tiết niệu đúng cách, thăm khám khi có dấu hiệu bệnh.
Viêm đường tiết niệu nữ giới nếu hiểu rõ về bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!