Tin tức
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh - cha mẹ không được chủ quan
- 16/07/2022 |Viêm da cơ địa trẻ em - những điều cha mẹ nên biết
- 09/08/2022 |Tất tần tật mọi điều cần biết về bệnh viêm da quanh miệng
- 05/11/2023 |Điểm danh những loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả
1. Nguyên nhân gây viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Viêm da mủ là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu gây ra với khả năng bội nhiễm cao và rất nguy hiểm nếu không được điều trị tích cực. Viêm da mủ ởtrẻ sơ sinhthường xảy ra với các bé từ 0 - 12 tháng tuổi do các nguyên nhân sau.
- Làn da của bé mỏng manh và cực kỳ nhạy cảm. Nếu bố mẹ vệ sinh cơ thể không đúng cách, các tác nhân bụi bẩn vàvi khuẩnkhông được làm sạch sẽ tích tụ dưới da, gây viêm da mủ.
- Bé mặc quần áo chật hoặc quần áo được may từ chất liệu thô cứng, nhiều lông, không thấm hút mồ hôi tốt. Điều này dễ gây ra các tổn thương trên da như ngứa ngáy, mẩn đỏ, viêm da,…
- Bé không được thay tã thường xuyên hoặc thay tã sau khi đi vệ sinh. Đây là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn từ nước tiểu và phân tấn công, xâm nhập khiến làn da bị viêm mủ.
- Môi trường sống, đặc biệt là không gian ngủ của bé không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn và luôn trong tình trạng ẩm ướt, ẩm thấp.
- Bé bị suy giảm miễn dịch và sức đề kháng do bú ít, thiếu sữa, thiếu dưỡng chất,… cũng có nguy cơ bị viêm da mủ cao.
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ có thể do bố mẹ vệ sinh cơ thể không đúng cách
2. Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có nhiều biểu hiện lâm sàng rất dễ nhận biết, bao gồm:
- Các mụn nước, bọng nước có kích thước bằng hạt đậu xanh hoặc hạt đậu phộng xuất hiện trên da, có thể là ở đầu, tay chân hoặc bất cứ vùng nào trên cơ thể.
- Lúc mới hình thành thì bọng nước màu trắng trong, nhưng sau 12 - 24 giờ thì chuyển sang màu trắng đục do có mủ bên trong.
- Sau 3 - 4 ngày, bọng nước vỡ và gây ngứa rát, tạo thành các mảng tổn thương rộng trên vùng cơ thể. Sau đó đóng vảy tiết vàng và khi vảy khô thì bong ra, có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ.
- Đi cùng với các bọng nước, trẻ sơ sinh có thể bị sốt,mệt mỏi, nếu không được điều trị tích cực sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu hay thậm chí là tử vong.
3. Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh cần được điều trị tích cực để tránh gây cảm giác khó chịu cho bé và phòng tránh được biến chứng.
Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian
Có một số mẹo dân gian giúp hỗ trợ điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh. Lưu ý, những biện pháp này không có tác dụng điều trị dứt điểm, chỉ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm giảm triệu chứng ngứa rát trên da và hạn chế sự lan rộng của các tổn thương.
Những loại lá bạn có thể rửa sạch với nước muối, đun với nước rồi pha loãng và tắm cho bé để điều trị viêm da mủ có thể kể đến như lá trầu không, lá trà xanh, lá tía tô, lá đơn đỏ,… Tắm cho bé 2 - 3 lần/ tuần sẽ thấy triệu chứng được cải thiện. Nhưng bạn cần lưu ý lựa chọn các lá sạch, không bị sâu và không nhiễm hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn. Phương pháp dân gian này nên được thực hiện bởi những người đã có kinh nghiệm, tránh tình trạng viêm da mủ của trẻ bội nhiễm và tiến triển nặng hơn.
Nấu nước lá trà xanh để tắm có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng Tây y
Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực thì viêm da mủ ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do khi thấy bé có các triệu chứng lâm sàng nói trên, bạn cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. Sau khi thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau.
- Sử dụng dung dịch Jarish, Million để vệ sinh, làm sạch và khử trùng những tổn thương,vết thươngtrên bề mặt làn da.
- Sử dụng thuốc kháng viêm vàkháng sinhdạng bôi như Fucidin, Bactroban, Eosine,... để tiêu diệt vi khuẩn cũng như ngăn chặn, ức chế mức độ gây viêm của vi khuẩn.
- Thoa kem dưỡng ẩm để giúp da mềm mại, mịn màng, phòng tránh hiện tượng da bị khô nứt, bong tróc.
- Bổ sung vitamin để gia tăng sức đề kháng, giúp cơ thể bé chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Dùng các loại sữa tắm chiết xuất từ thành phần nguyên liệu tự nhiên, độ pH chuẩn như A Derina, Cetaphil, Saforelle,… để vệ sinh, tắm rửa cho bé.
Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng cách bôi thuốc và kem dưỡng ẩm
4. Biện pháp phòng ngừa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Nắm bắt được nguyên nhân gây viêm da mủ ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày cho bé bằng các sản phẩm sữa tắm phù hợp với cơ địa làn da hoặc ưu tiên cho các loại sữa tắm lành tính từ các thành phần tự nhiên.
- Thay tã thường xuyên cho bé, nhất là sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Sử dụng tã mềm mại, co giãn tốt, có kích thước phù hợp với chỉ số cơ thể của bé.
- Mặc đồ rộng rãi, thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt cho bé, nhất là vào mùa hè nắng nóng.
- Khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ cần chú ý trong khâu lựa chọn thực phẩm, chế biến. Tuy nhiên, cũng không cần quá kiêng khem để tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất.
- Chú ý vệ sinh môi trường sống và không gian ngủ của bé, đặc biệt là thay giặt chăn ga gối nệm thường xuyên.
Bố mẹ cần giữ cho phòng ngủ của bé luôn gọn gàng, sạch sẽ
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về viêm da mủ ở trẻ sơ sinh. Nếu bé yêu nhà bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da nghi viêm da mủ hoặc các bệnh lý da liễu khác, đừng quên đưa bé đến Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và điều trị.
Để đặt lịch thăm khám,, quý khách có thể liên hệ tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATEC. Tổng đài viên sẽ hỗ trợ khách hàng đặt lịch cũng như giải đáp mọi thắc mắc và yêu cầu của quý khách.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!