Tin tức
Vì sao đổ mồ hôi lưng khi ngủ?
- 09/03/2021 |5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi lạnh
- 17/07/2021 |Đổ mồ hôi có đốt cháy calo không? Đổ mồ hôi nhiều có nguy hiểm?
- 20/08/2021 |Giải đáp thắc mắc: Điều gì xảy ra khi cơ thể không đổ mồ hôi?
- 29/09/2022 |Những điều bạn cần biết về hội chứng đổ mồ hôi tay chân
- 13/04/2022 |Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ nguyên nhân thường do đâu?
1. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi lưng khi ngủ
Để ngăn ngừa tình trạng tăng thân nhiệt, mồ hôi sẽ được bốc hơi từ da và làm mát cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả. Vùng não dưới đồi đảm nhiệm vai trò điều chỉnh hoạt động của hơn 2 triệu tuyến mồ hôi trong cơ thể.
Tình trạngđổ mồ hôi lưng khi ngủcó thể đơn giản chỉ là do phòng ngủ hoặc ga giường khiến bạn quá nóng. Tuy nhiên, nếu thời tiết đang rất mát mẻ mà lưng bạn vẫn đổ quá nhiều mồ hôi vào ban đêm, thậm chí khiến áo và ga giường ướt sũng thì bạn không nên chủ quan. Tình trạng này không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây ra nhiều phiền toái mà còn là dấu hiệu của một số loại bệnh lý.
Trẻ em cũng có thể bị đổ mồ hôi lưng khi ngủ
Tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm có thể gặp ở cả trẻ em và phụ nữ. Thông thường, nguyên nhân khiến chị em bị ướt sũng lưng áo vào ban đêm có thể là do những cơn bốc hỏa của thời kỳ tiền mãn kinh gây ra. Ngoài ra chị em trong độ tuổi này còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như khô âm đạo, đau khi quan hệ, mất ngủ, cáu gắt vô cớ, khả năng tập trung kém,...
Ở nam giới, đổ mồ hôi lưng vào ban đêm có thể là do suy giảm testosterone. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như:
- Hội chứng tăng tiết mồ hôi.
- Tình trạng hạ đường huyết.
- Chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không được khắc phục kịp thời.
- Nhiễm trùng, nhất là những trường hợp người bệnh mắc lao hoặc nhiễm HIV.
- Người bệnhung thư, trong đó bao gồm ung thư hạch, bệnhbạch cầu.
- Suy tim sung huyết.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưthuốc giảm đau, thuốctrầm cảm, thuốc steroid, thuốc chữabệnh tiểu đường,...
- Ngoài ra, đổ mồ hôi ban đêm cũng có thể là do thừa cân, béo phì, lạm dụng nhiều chất kích thích, bao gồm cà phê, thuốc lá,.. Trong một số trường hợp đổ mồ hôi lưng khi ngủ không thể tìm rõ nguyên nhân gây bệnh là gì.
2. Khi nào cần điều trị đổ mồ hôi lưng khi ngủ?
Thông thường, tình trạng đổ mồ hôi lưng khi ngủ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh và không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đây là dấu hiệu bệnh lý và cần được điều trị sớm để tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ khuyên bạn nên đi khám sớm, nếu gặp phải tình trạng dưới đây:
Nên đi khám nếu tình trạng đổ mồ hôi diễn ra thường xuyên
- Thường xuyên bị đổ mồ hôi khi ngủ.
- Tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ khiến bạn thường xuyên tỉnh giấc, chất lượng giấc ngủ giảm sút, cơ thểmệt mỏi.
- Nếu người bệnh quá lo lắng về vấn đề đổ nhiều mồ hôi, hãy đi khám để yên tâm hơn về thể trạng sức khỏe của mình.
- Đổ mồ hôi khi ngủ kèm theo tình trạng thân nhiệt cao.
- Người bệnh cảm thấy nóng và run.
- Gặp phải một số vấn đề bất thường khác, chẳng hạn như sốt cao,ho nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, rối loạn tiểu tiện. Trường hợp bệnh nhân mắc ung thư hay nhiễm HIV cũng nên cẩn trọng với tình trạng đổ mô hôi ban đêm vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo, bệnh đang tiến triển nghiêm trọng hơn.
3. Đổ mồ hôi lưng khi ngủ: Điều trị bằng phương pháp nào?
Để điều trị đổ mồ hôi lưng hiệu quả, cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh:
- Nếu đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là do mãn kinh: Có thể áp dụng điều trị bằng liệu pháp hormone hoặc một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khi áp dụng liệu pháp hormone, chị em còn có thể cải thiện được tình trạng bốc hỏa, ổn định tâm lý và hạn chế nhiều triệu chứng khác.
Phụ nữ mãn kinh có thể điều trị tình trạng đổ mồ hôi bằng liệu pháp hormone
- Đổ mồ hôi đêm do nhiễm trùng: Bác sĩ có thể dùng các loạithuốc kháng sinh,... tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Nguyên nhân là do bệnh ung thư: Bệnh nhân sẽ được điều ung thư theo những phương pháp khác nhau như phẫu thuật,hóa trị,xạ trị,... để kiểm soát khối u và các tế bào ung thư.
- Nếu đổ mồ hôi là do các loại thuốc bạn đang dùng thì có thể tham khảo bác sĩ để thay thế thuốc điều trị nếu cần thiết hoặc sử dụng kết hợp với loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi. Lưu ý, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu nguyên nhân là do lạm dụng chất kích thích thì cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối những chất này.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh thói quen ngủ để cải thiện chứng đổ mồ hôi lưng vào ban đêm, chẳng hạn như:
+ Mặc đồ ngủ có chất liệu thoáng mát.
+ Lựa chọn chăn và ga giường có chất liệu mềm, thoáng mát.
+ Nên mở cửa phòng khi đi ngủ.
+ Dùng điều hòa không khí nếu trời quá nóng.
+ Phòng ngủ đảm bảo sạch sẽ và thoáng mát.
4. Phương pháp phòng ngừa đổ mồ hôi lưng khi ngủ
Để phòng ngừa tình trạng đổ mồ hôi lưng khi ngủ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Phòng ngủ thoáng đãng giúp giảm nguy cơ đổ mồ hôi ban đêm
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê,...
- Chuẩn bị phòng ngủ thoáng đãng.
- Không nên ăn quá sát giờ đi ngủ, đặc biệt là những đồ ăn cay nóng
- Không tập thể dục quá sát giờ ngủ.
- Ăn ít chất béo và đường.
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
- Tập thở thư giãn.
- Nếu có bệnh, cần điều trị bệnh triệt để.
Đổ mồ hôi đêm khi ngủ không đơn giản chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn có thể là nguyên nhân cảnh báo bệnh lý. Chính vì thế, nếu đổ mồ hôi thường xuyên, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe, tìm nguyên nhân và khắc phục bệnh hiệu quả, phòng tránh nguy cơ biến chứng.
Để được giải đáp mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đăng ký đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!